|TOP 1| Cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngon bổ rẻ
Home » Bếp – Nấu ăn
|TOP 1| Cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngon bổ rẻ
Bếp – Nấu ăn
Nội Dung Chính
|TOP 1| Cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngon bổ rẻ
0
Save
Saved
Removed
0
Trà sữa là một trong những loại thức uống rất được đông đảo các bạn trẻ yêu thích. Với hương vị thơm ngon, vị thơm và chát nhẹ của trà quyện trong cái béo ngọt của sữa tươi, dễ dàng chinh phục bất kỳ ai. Hãy cùng kiwixanh tìm hiểu về cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngon bổ rẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngon bổ dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Để nấu được món trà sữa hấp dẫn và thơm ngon, thì bạn cần chỉnh chu hơn trong việc lựa chọn các nguyên liệu để nấu trà sữa. Nguyên liệu nấu trà sữa ngon thì hương vị trà sữa mới thực sự thơm ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu trà
Các loại trà mà bạn nên lựa chọn đó là trà ô long, lục trà, hồng trà hoặc là trà thiết quan âm. Bên cạnh đó bạn không nên lựa chọn loại trà túi mà nên lựa chọn những loại trà khô và trà tươi. Nguyên nhân là bởi trà túi lọc không thể chiết xuất hết các thành phần bên trong của lá trà.
Tips lựa chọn trà ngon:
- Đối với trà tươi: nên chọn lá nhỏ và có màu xanh thẫm.
- Với trà khô: Nên chọn trà búp nhỏ, lá sấy khô và cong, không bị ẩm mốc hoặc dập nát và phải thơm mùi trà.
Nguyên liệu sữa
Trong cách nấu trà sữa truyền thống để bán thì sữa là nguyên liệu không thể bỏ qua được. Tuy nhiên để thức uống trà sữa cân bằng về mặt hương vị thì bạn nên chọn sữa bột thay vì sữa đặc hoặc sữa tươi. Bởi sữa bột có hương vị thơm ngậy nhưng không làm lấn át đi vị thơm của trà.
Gợi ý các loại bột sữa để pha trà sữa: bột sữa Kingsun, bột sữa Kone Thái Lan, bột kem sữa super Lion, bột sữa frima Hàn Quốc.
⇒Có thể bạn quan tâm: Bật mí 5 món ăn ngày hè bổ dưỡng
Nguyên liệu topping – cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Cách nấu trà sữa truyền thống để bán thường phải có topping đó là trân châu đen. Tuy nhiên các bạn có thể thêm nhiều hương vị và màu sắc phong phú cho món trà sữa của mình với :
- Trân châu trắng
- Trân châu đường đen
- Thạch nhiều màu (thạch trứng, thạch cá)
- Bánh pudding thơm ngậy
- Khúc bạch
Các loại bột
Bên cạnh bột sữa thì bột ca cao và bột năng sẽ là những nguyên liệu cần thiết để bạn kết hợp để nhào bột trân châu.
Một số hương liệu cần thiết cho cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Các bạn chuẩn bị thêm vani, đường cát hoặc vị nước dừa. Những hương liệu này có thể sẽ giúp cho món trà sữa của bạn thêm thơm ngon và hấp dẫn hơn rất nhiều nhé!
⇒Xem thêm: Chè chuối nướng
Các bước pha chế trà sữa truyền thống
Bước 1: Làm trân châu
- Trộn đều bột năng, đường trắng cùng các loại trân châu và đã được chuẩn bị sẵn.
- Cho nước sôi thì cho hỗn hợp bột trên cho đến khi hỗn hợp bột keo lại.
- Sử dụng tay để nhào bột và nhào mạnh cho đến khi bạn cảm thấy không còn dính ở tay.
- Nặn trân châu thành từng viên nhỏ để đến khi chúng nở lên vừa tầm là đủ.
- Sau khi hoàn thành việc nặn thì các bạn chuẩn bị phần nước để luộc trân châu. Luộc trong khoảng thời gian khoảng tầm 5 phút. Khi trân châu chín là khi chúng nổi lên hết.
- Để trân châu có độ bóng và độ ngọt các bạn luộc cùng với nước đường nhé!
Bước 2: Pha sữa + trà chuẩn theo tỷ lệ cho cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Các bạn cho trà vào bình pha cùng nước sôi rồi lắc nhẹ và chắt bỏ nước. Đây là công đoạn rửa trà nhằm thanh lọc phấn trà và những tạp chấy
Pha khoảng tầm 2 lít nước nóng ở nhiệt độ 90 độ C vào bình trà và đậy nắp. Để thời gian ủ trà từ khoảng 20 – 30 phút rồi chiết lấy phần nước cốt. Tiếp đó lược bỏ phần bã trà qua túi vải mỏng.
Cho nước cốt trà vào nồi. Tiếp đến thêm bột sữa vào khuấy đều tay để tránh làm cục bị vón cục. Sau đó cho thêm đường và khuấy tan.
Bước 3: Thành phẩm – Cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Các bạn cho trà ra ly và lắc đều. Sau đó cho thêm trân châu và đá vào ly.
Cách bảo quản hạt trân châu và trà sữa
Cách bảo quản hạt trân châu
Đối với loại topping và trân châu trà sữa này rất khó bảo quản vì chúng thường bị chai và cứng nếu cho vào ở ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản trân châu ở qua đêm đó là: bạn luộc trân châu theo bí quyết ở trên, sau khi xả với nước lạnh thì bạn cho vào hộp nhựa, thêm các loại nước đường hoặc đường cát sao cho đường phủ đều ở từng hạt trân châu.
Đường nhiều thì trân châu không bị nở quá và bảo quản càng lâu hơn. Nên đậy kín nắp hộp trân châu sau mỗi lần sử dụng và đặt ở chỗ thoáng mát, thời gian bảo quản là 1 ngày đêm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nồi ủ để bảo quản trân châu. Trân châu sau khi luộc chín, thêm nước đường vào sau đó cho vào nồi ủ để trân châu sẽ dẻo mềm cả ngày.
Cách bảo quản trà sữa
Cách bảo quản trà sữa đó là: cho trà sữa vào bình thủy tinh có nắp đậy kín và đặt trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 – 6 độ C. Bạn lưu ý là không dùng dụng cụ từ kim loại để bảo quản và pha trà sữa vì các hợp chất trong trà có tác dụng kim loại làm ảnh hưởng đến hương vị của trà sữa và tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe.
Kết bài
Như vậy chỉ với vài bước đơn giản các bạn đã hoàn thành xong cách nấu trà sữa truyền thống để bán ngon bổ rẻ và dễ dàng. Đảm bảo với những bí quyết ở trên đây các bạn có thể tự tin mở quán trà sữa với việc sáng tạo công thức riêng của bản thân. Ly trà sữa có hương thơm đặc trưng của trà, có vị ngọt của đường nhưng không quá sắc, trân châu vừa dai vừa ngon. Chúc các bạn thành công với thức uống này nhé!
Liên hệ chúng tôi tại
Email: [email protected]
Website: Kiwixanh.com
Facebook: Kiwixanh