[TỔNG HỢP] Những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10

Phương án tuyển thi tuyển sinh lớp 10 năm nay được dự đoán chủ yếu là sẽ rơi vào 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Bài viết sau sẽ tổng hợp những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10, cùng với đó là những mẹo ôn thi hiệu quả để các em tham khảo cho quá trình ôn tập của mình.  

1.Kiến thức cần ghi nhớ cho môn Toán

Tuy đề thi môn Toán của mỗi địa phương khác nhau nhưng nhìn chung đều chú trọng vào một số kiến thức nhất định, với hai phần Đại số và Hình học. Bảng dưới đây chỉ ra 7 nhóm kiến thức các em cần ghi nhớ, cùng với đó là một số kỹ năng giúp các em ôn tập hiệu quả.

Chuyên đề

Kiến thức cần ghi nhớ

Kỹ năng ôn tập 

Đại số

  • Rút gọn và tính giá trị biểu thức

  • Phương trình và hệ phương trình, bao gồm: 

  • Phương trình bậc nhất, bậc hai 

  • Hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, hệ phương trình đưa về phương trình bậc hai, định lý Viét

  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình

  • Hàm số và đồ thị: Vẽ đồ thị hàm số, lập phương trình đường thẳng với điều kiện cho trước, xác định giao điểm hai đồ thị hàm số.

  • Lập phương trình: Áp dụng trong  dạng bài tập về chuyển động, hình học, xác suất, vật lý, hoá học, bài toán thực tế

  • Ôn tập theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề cần hệ thống lại kiến thức cơ bản, các công thức, các dạng bài thường gặp.

  • Giải các đề tổng hợp theo cấu trúc đúng thời gian như thi thật.

  • Mỗi khi làm bài sai, cần ghi chú lại rõ ràng để những lần sau không lặp lại.

  • Nên thuần thục và nắm chắc các bài dễ, cơ bản rồi mới bắt đầu đi giải các bài toán nâng cao.

  • Khi làm các bài tập nâng cao, hãy cố gắng suy nghĩ, tìm ra cách giải. Nếu đã cố gắng hết cách mà chưa giải được thì mới nên xem sách giải tham khảo, hoặc tìm hỏi thầy cô giáo, bạn bè,…

  • Luyện tập kỹ năng bấm máy tính, vẽ hình để tập phản xạ nhanh.

  • Tham khảo đề của các năm thi trước và thử giải để có kinh nghiệm với đề thi thực tế. 

Hình học

  • Hệ thức lượng trong tam giác vuông

  • Tứ giác nội tiếp, hình vuông, hình thoi, hình bình hành

  • Góc và đường tròn: Tiếp tuyến đường tròn, góc nội tiếp, độ dài cung tròn, diện tích hình quạt, liên hệ giữa đường kính và dây cung.

2.Kiến thức cần ghi nhớ cho môn văn

Đề thi Văn vào lớp 10 bao gồm phần đọc hiểu và làm văn (nghị luận văn học, nghị luận xã hội). Mỗi phần đều có những kiến thức trọng tâm các em cần nắm vững để làm hành trang khi đi thi. Dưới đây là bảng tổng hợp những vấn đề các em cần chú trọng và các phương pháp ôn tập hiệu quả.

Chuyên đề

Kiến thức cần ghi nhớ

Kỹ năng ôn tập

Đọc hiểu

  • Tác giả văn học: Năm sinh, năm mất, phong cách nghệ thuật, một số tác phẩm tiêu biểu,…

  • Tác phẩm văn học: Ý nghĩa nhan đề, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, chi tiết và biện pháp nghệ thuật đặc sắc. 

  • Văn bản: Thuộc lòng văn bản thơ, thuộc lòng một số đoạn trích, câu văn tiêu biểu trong văn bản văn xuôi. 

  • Từ vựng: Thành ngữ, trường từ vựng, từ đơn, từ phức, khởi ngữ,…

  • Ngữ pháp: Phương thức biểu đạt, giá trị của biện pháp tu từ, các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập, cách thức trình bày đoạn văn,…

  • Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách khoa học, trực quan để dễ dàng ghi nhớ.

  • Tham khảo, luyện tập nhiều dạng đề khác nhau để tránh bỡ ngỡ khi tiếp cận một dạng đề mới.

Nghị luận xã hội

  • Phân biệt được dạng bài và cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hay nghị luận xã hội về hiện tượng xã hội

  • Thuộc lòng một số dẫn chứng mới mang tính thời sự về các vấn đề đời sống. 

  • Rèn luyện khả năng đọc đề:: Xác định những câu, từ ngữ chứa yêu cầu về nội dung và cách thức làm bài

  • Tạo thói quen lập dàn ý trước khi khi viết, cho dù đó là đoạn văn ngắn.

  • Xây dựng kho dẫn chứng phong phú và tập vận dụng chúng thuần thục, bằng cách

    thường xuyên đọc sách báo, theo dõi và cập nhật tin tức thời sự.

Nghị luận văn học

  • Phần tác giả: Nội dung cần ghi nhớ bao gồm năm sinh, năm mất,  đề tài, phong cách nghệ thuật nổi bật, tên các tác phẩm chính … 

  • Phần tác phẩm: 

  • Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

  • Đối với văn xuôi, các em cần ghi nhớ hệ thống nhân vật, cốt truyện, nội dung cơ bản. 

  • Đối với thơ, cần đọc thuộc và nắm được mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm của tác giả

  • Giá trị hiện thực, nhân đạo, các chi tiết và đoạn trích đặc sắc, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, tư tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm…

  • Hệ thống kiến thức chi tiết, đầy đủ, có thể sử dụng sơ đồ tư duy.

  • Không nên “ôn tủ” mà hãy ôn tập kỹ càng, đẩy đủ đối với tất cả tác giả, tác phẩm

  • Học cách lập dàn ý, vach ra các ý chính để bài viết được logic và đảm bảo không sót ý.

  • Thường xuyên rèn luyện cách hành văn, khả năng cảm nhận, phân tích và diễn đạt bằng cách luyện đề mỗi ngày, đọc thêm sách bổ trợ nâng cao,…

3.Kiến thức cần ghi nhớ cho môn tiếng Anh

Các câu hỏi trong đề thi môn Anh lên cấp 3 xoay quanh 3 chuyên đề chính gồm ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Mỗi chuyên đề có ít nhất 2 nhóm kiến thức tiêu biểu cần ghi nhớ kèm một vài mẹo ôn tập mà sĩ tử có thể tham khảo. 

Chuyên đề

Kiến thức cần ghi nhớ

Kỹ năng ôn tập

Ngữ pháp

  • Thì (Tense):

    Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn.

  • Các dạng thức của động từ

  • Động từ khiếm khuyết

  • So sánh trong tiếng Anh

  • Các loại câu: Câu bị động, câu gián tiếp, câu giả định (câu điều kiện, câu ước,…)

  • Đảo ngữ

  • Mệnh đề: Mệnh đề quan hệ, mệnh đề chỉ kết quả, mệnh đề chỉ nguyên nhân, mệnh đề chỉ mục đích, mệnh đề chỉ tương phản

  • Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức

  • Hệ thống lại cấu trúc tương ứng với từng dạng bài

  • Lấy ví dụ cụ thể cho từng cấu trúc

  • Thường xuyên luyện đề chứa các kiến thức đã đề cập

Từ vựng

    • 5 loại từ chính: Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ

  • 4 loại từ phụ: Từ hạn định, đại từ, liên từ và thán từ

  • Rà lại lý thuyết trong sách giáo khoa, sách nâng cao bổ trợ và từ điển để phân biệt, biết cách dùng các loại từ

  • Lên danh sách từ mới theo các nhóm chủ đề cơ bản trong đời sống (ngoại hình, tính cách, cơ thể, thói quen của con người, học tập, máy móc, sức khỏe,…)

Phát âm

  • Quy tắc phát âm đúng: Cách phát âm đuôi ED, S, ES

  • Trọng âm của từ

  • Tổng hợp và học thuộc quy tắc phát âm, trọng âm từ sách giáo khoa  và sách bổ trợ nâng cao.

  • Không ngừng luyện đề và áp dụng quy tắc đó vào các câu hỏi trọng âm, phát âm.

 

Trường THCS và THPT FPT Hải Phòng là một trong những đơn vị linh hoạt áp dụng phương thức xét tuyển đối với lớp 10. Ngoài căn cứ trên điểm thi vào lớp 10 do Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức, trường còn đề ra 2 phương án xét tuyển khác bao gồm xét điểm học bạ THCS và xét thành tích học tập. Với quy chế tuyển sinh này, cánh cửa lên cấp 3 sẽ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn đối với các em. 

Trường THCS và THPT FPT Hải Phòng đã linh hoạt áp dụng phương thức xét tuyển đề giảm gánh nặng thi cử cho các em học sinh.

Các em học sinh có thể theo dõi đối tượng và hình thức tuyển sinh của khối THPT trường THCS và THPT FPT Hải Phòng dưới đây: 

  • Đối tượng tuyển sinh:

    Toàn bộ học sinh Việt Nam có đủ sức khỏe, tốt nghiệp Trung học Cơ sở (THCS) nằm trong độ tuổi được cho phép nhập học tương ứng với từng khối lớp đăng ký.

  • Phương thức xét tuyển: 

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN LỚP 10 TRƯỜNG THPT FPT HẢI PHÒNG

Xét học bạ THCS

Về học lực

Tổng điểm trung bình học kỳ môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ của 03 học kỳ liên tiếp trong năm lớp 8 và lớp 9 đạt từ 55 điểm trở lên.

Về hạnh kiểm

Xếp loại hạnh kiểm tất cả các năm học bậc THCS đạt từ loại Khá trở lên.

Xét thành tích học tập

Về thành tích

  • Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên năm học lớp 9 về văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, cụ thể như sau:

  • Đạt giải cấp quốc gia trở lên về cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đồng tổ chức, ví dụ: Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT…

  • Cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ Thông tin – Truyền thông chủ trì.

  • Đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn nghệ, thể dục thể thao do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đồng tổ chức.

  • Học sinh đạt giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương năm học lớp 9 các môn văn hoá, Tiếng Pháp, Khoa học kỹ thuật, Máy tính cầm tay, Giải Toán bằng tiếng Anh/tiếng Pháp, Tin học trẻ, Hùng biện tiếng anh, Thí nghiệm thực hành (Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học).

  • Học sinh đạt giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quận/Huyện/Thành phố trực thuộc tỉnh năm học lớp 9 các môn văn hoá, Tiếng Pháp, Khoa học kỹ thuật, Máy tính cầm tay, Giải Toán bằng tiếng Anh/tiếng Pháp, Tin học trẻ, Hùng biện tiếng anh, Thí nghiệm thực hành (Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học).

Về hạnh kiểm

Xếp loại hạnh kiểm tất cả các năm học bậc THCS đạt từ loại Khá trở lên.

Mỗi môn thi sẽ bao gồm các mảng kiến thức không giống nhau nhưng bí kíp ôn luyện hiệu quả nhất chính là các em học sinh phải hệ thống kiến thức đầy đủ và giải đề thường xuyên. Hy vọng những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10 do trường THCS & THPT FPT Hải Phòng tổng hợp ở trên đã giúp ích cho các em phần nào cho cột mốc quan trọng sắp tới.