TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRÀ CHO NGƯỜI MỚI
TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRÀ CHO NGƯỜI MỚI
Tìm hiểu và phân biệt các loại trà là bước đầu khám phá thế giới của loại thức uống truyền thống này. Trà được xem là món đồ uống thanh tao và đẳng cấp. Người thưởng thức cần có sự nhạy bén của các giác quan mới cảm nhận được hương vị tinh tế của trà. Hãy cùng Vinaly tổng hợp kiến thức cơ bản về trà cho người mới qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu và phân biệt các loại trà hiện nay
Trà là gì?
Sau nước, trà là thức uống được sử dụng rộng rãi thứ 2 thế giới. Tất cả chủng loại trà đều có nguồn gốc từ cây trà, loại cây mọc trên các cao nguyên nhiệt đới. Mặc dù là cây thân gỗ, nhưng người dân thường trồng trà thành luống và liên tục cắt tỉa cây chỉ để giữ ngang tầm bụng. Điều này nhằm thuận tiện cho việc thu hoạch búp, đồng thời cho năng suất cao.
Cây trà còn có tên khoa học là Camellia sinensis
Một số các thức uống có chữ trà trong tên như: trà vối, trà atiso, trà cung đình Huế, trà vằng,… không thuộc cây họ trà vì chúng không thu hái từ cây trà.
Các quốc gia trồng trà lớn và nổi tiếng trên thế giới
Trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, có lịch sử hàng ngàn năm ghi đậm dấu ấn trong văn hóa các nước châu Á. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền sẽ có một loại trà phổ biến nhất định. Nhờ vậy, ta có thể phân biệt các loại trà dựa vào quốc gia sản xuất ra chúng.
Nhật Bản: Trà xanh Sencha;
Trung Quốc: Hồng trà và trà Phổ Nhĩ;
Ấn Độ: Trà đen;
Đài Loan: Trà Ô Long Cao Sơn;
Việt Nam: Trà xanh, trà Thái Nguyên;
Châu Âu và Bắc Mỹ: Trà đen.
Mỗi quốc gia sẽ có một loại trà phổ biến nhất định
Phân biệt các loại trà thế giới
Dựa vào hình dạng, mùi thơm, hương vị và độ oxy hóa mà chúng ta phân biệt các loại trà trên thế giới. Dưới đây là các loại trà nổi tiếng được đánh giá dựa trên mức độ oxy hóa trong chúng.
Trà trắng: Mức độ oxy hóa gần bằng 0%;
Trà vàng: Mức độ oxy hóa tương đương trà trắng;
Trà xanh: Mức độ oxy hóa nhỏ hơn 15%;
Trà Ô Long: Mức độ oxy hóa từ 15-80%;
Hồng trà: Mức độ oxy hóa từ 80-95%;
Trà đen: Mức độ oxy hóa 100%;
Trà Phổ Nhĩ: phải trải qua quá trình lên men;
Trà hoa thảo mộc: không được làm từ cây trà mà có xuất xứ từ các loại cây, hoa, thảo mộc có lợi cho sức khỏe.
Quy trình làm trà như thế nào?
Để tạo thành trà khô đến tay người tiêu dùng, trà phải trải qua 5 bước thu hoạch và chế biến sau.
Thu hái
Khi thu hoạch, trà sẽ được hái từ các búp nón của cây trà, bao gồm 1 lá non còn đang cuộn tròn và 2 lá trà liền kề. Người dân địa phương còn gọi là 1 tôm 2 lá.
Búp trà 1 tôm 2 lá
Làm héo
Sau quá trình thu hái, búp trà sẽ trải qua giai đoạn làm héo để trở nên mềm hơn. Tùy loại trà khô thành phẩm muốn chế biến mà cách làm héo sẽ khác nhau. Các cách làm héo trà phổ biến là héo dưới nắng, xào trà trên chảo, mang trà đi luộc,…
Làm dập
Búp trà đã mềm sẽ được làm dập, phá vỡ cấu trúc các tế bào để giải phóng các hợp chất trong trà. Có thể làm dập bằng vê trên tay, vò, cán, ép trà,… Sau đó, thành phẩm trà có các hình thù đặc trưng như sợi móc câu, dẹt, viên tròn,…
Oxy hóa
Đây là quá trình quan trọng khi chế biến trà. Kiểm soát mức độ oxy hóa phù hợp sẽ tạo ra các loại trà có hương vị đặc trưng và riêng biệt. Oxy hóa diễn ra do các enzyme trong lá trà phản ứng với oxy từ khi búp trà được thu hái và trong giai đoạn làm héo. Quá trình này sẽ dừng lại khi các enzyme bị phá hủy bằng nhiệt như sấy, xào, luộc trà.
Sấy trà
Sấy trà sẽ làm lá trà mất nước và ngưng hoàn toàn sự oxy hóa tự nhiên. Quá trình này còn giúp định hình thành phẩm trà khô. Trong công nghiệp chế biến trà, xưởng sản xuất thường dùng phương pháp CTC để làm ra trà đen túi lọc.
Sấy trà làm triệt tiêu nước và dừng hoàn toàn quá trình oxy hóa trong lá trà
Trà cụ cơ bản khi thực hành pha trà
Ấm trà
Ấm pha trà có kích thước và hình dáng phụ thuộc vào số lượng người cùng tham gia thưởng thức trà. Các loại ấm pha trà phổ biến như: ấm trà tử sa đất nung, ấm trà sứ trắng,..
Bộ ấm trà đất nung hoa sen
>> Giá thành sản phẩm tùy số lượng: 522.500 đồng – 950.000 đồng
>> Link sản phẩm: https://vinaly.vn/san-pham/bo-am-tra-hoa-sen-dat-nung-nau/
Chén trà
Số lượng chén trà phụ thuộc vào người tham gia thưởng thức trà. Thông thường, một bộ chén bao gồm chén uống trà và khay lót chén bên dưới.
Bộ ấm trà đất nung đỏ son
>> Giá thành sản phẩm tùy số lượng: 275.000 đồng – 500.000 đồng
>> Link sản phẩm: https://vinaly.vn/san-pham/bo-tach-tra-qua-tang-dat-nung-do-son/
Tống
Hay còn có tên gọi khác là Chuyên Trà hay Trà Hài. Tống là chén lớn có dung tích gần bằng ấm trà, có miệng rót, không có nắp. Giới sành trà thường sử dụng tống để đựng nước pha trà từ ấm trước khi rót vào các chén trà mời khách.
Tống trà được dùng để đựng nước trước khi rót vào chén mời khách
Khay trà
Bàn trà thường có hộc chứa nước hay ống thoát nước trà sau khi tráng ấm, tráng chén trà, hay khi pha trà.
Khay trà có hệ thống thoát nước riêng sau khi pha trà
Thông qua bài viết trên, Vinaly đã chia sẻ tổng hợp kiến thức cơ bản về trà cho người mới để bạn đọc dễ dàng tìm hiểu và phân biệt các loại trà. Để khám phá rõ hơn về văn hóa thưởng thức trà, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm từ Vinaly. Chúng tôi không chỉ cam kết mang đến sản phẩm chất lượng tốt nhất mà còn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục trà.
LIÊN HỆ NGAY