TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO KÌ THI THPTQG – ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO BẠN – Wattpad
Đề bài:
"Thanh niên đừng nên đòi hỏi Tổ quốc đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc". Hãy bàn luận ý kiến trên.
Nói về nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên, có ý kiến cho rằng: "Thanh niên đừng nên đòi hỏi Tổ quốc đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc".
Bài tham khảo
Càng suy ngẫm câu nói trên, ta càng thấm thía.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Tổ quốc và nhân dân đã để lại cho mỗi công dân, cho mỗi thanh niên một giang sơn gấm vóc, bao truyền thống tốt đẹp, cao quý của giống nòi. Tổ quốc và nhân dân, tổ tiên và ông cha đã bao đời nay đem mồ hôi và xương máu xây dựng và bảo vệ nền "một dải đất rừng vàng biển bạc" cho con cháu hôm nay và muôn đời mai sau. Được sinh ra và lớn lên trên đất nước muôn quý nghìn yêu ấy, cho nên đâu chỉ riêng thanh niên mà bất cứ một công dân nào cũng không nên, không đựợc "đòi hỏi Tổ quốc đã cho mình những gì. Sự đòi hỏi ấy là một biểu hiện của sự vong ân bội nghĩa rất đáng chê! Con người có đạo u không thể nào chấp nhận được sự đòi hỏi vô nghĩa lý đó. Ngay trong gia đình cũng vậy, nuôi dưỡng, dạy bảo cho con cái được ấm no, hạnh phúc, được học hành giỏi dang là nghĩa vụ của cha mẹ, nhưng con cái không nên, đừng nên đòi hỏi cha mẹ đã cho mình những gì. Chỉ những đứa con bất hiếu mới có sự đòi hỏi kì quặc đó!
Hợp đạo lí nhất, hợp tình nghĩa nhất là thanh niên phải "phải tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc". Nghĩa là mỗi thanh niên, mỗi công dân đã đóng góp gì vào côns cuộc lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày xưa thời phong kiến, nam nhi tự hỏi mình về nợ công danh: báo ơn vua đền nợ nước. Cụ Phan Bội Châu (1867 – 1940) trong "Bài ca chúc Tết thanh niên" đã viết:
"Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi,
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa
Xối máu móng rửa vết nhơ nô lệ!..."
Lúc bấy giờ (1927) nước ta bị thực dàn Pháp thống trị, dân ta là vong quốc nô, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu, nên nhà chí sĩ cách mạng mới kêu gọi thanh niên nâng cao lòng yêu nước. "Xối máu móng rửa vết nhơ nô lệ!" Thanh niên phải là lớp người tiên phong làm cách mạng để cứu nước. Chứ không phải lo học hành thi cử, đỗ đạt để làm quan, làm ông thông, thầy ký, làm bồi bếp cho ông Tây mụ đầm, sống vinh thân phì gia, "tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" (Thơ Tú Xương).
Tố Hữu có câu thơ rất rung động nói về nghĩa vụ của thanh niên, qua một chữ
"vay" và một chữ "trả":
"Đỡ vay dòng máu thơm thiên cổ,
Hãy trả cho ta mạch giống nòi".
Tháng 8-1945, nước ta đã giành được độc lập, từ 1946-1975, suốt 30 năm trời khói lửa. Hàng triệu thanh niên đã đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quổc: ''Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", cầm vũ khí anh dũng đứng lên. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống trên khắp các chiến trường với lời thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!"
Thế hệ ông bà, cha mẹ, anh chị của chúng ta ngày nay, dù ở tiền tuyến hay ở hậu phương, đều ngẩng cao đầu, tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc. Các câu khẩu hiệu, các phong trào như: "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên" đã thể hiện một cách tuyệt vời chí khí và nhiệt tình cách mạng của thanh niên Việt Nam.
Ngày nay, đất nước đang đổi mới và phát triển. Thanh niên đang đi đầu trong các phong trào như tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật, tham gia các đội quân tình nguyện làm xanh, sạch, đẹp môi trường, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt,...
Hàng triệu thanh niên rất tự hào vì được góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình ảnh giáo sư, tiến sĩ Ngô Bảo Châu đã trở thành biểu tượng tuyệt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam, là tấm gương sáng cho thanh, thiếu nhi nước ta noi theo.
Câu nói trên đây lúc nào cũng mới mẻ và thấm thía. Bài học về nghĩa vụ và quyền lợi, về phục vụ và hiến dâng, về ý thức trách nhiệm và niềm tự hào của thanh niên đã và đang trở thành phong cách sống của hàng triệu tuổi trẻ Việt Nam, hôm nay và ngày mai.