TOÁN.VN | TOÁN 7

Toán 7

Trong mạch kiến thức toán THCS, kiến thức ở lớp học nào cũng đều quan trọng và chương trình Toán 7 là một mắt xích không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng, các em học sinh cần được rèn giũa từ những kĩ năng cơ bản để có thể học tốt hơn ở những lớp trên.Theo phương pháp của TOÁN.VN, các em được rèn luyện từng kĩ năng nhỏ, trên nền tảng đó để  vận dụng làm các bài tập tổng hợp.  Các thầy cô luôn mong muốn khơi dậy ở các em niềm yêu thích tự khám phá, tự hoàn thiện và ngày càng yêu thích môn học.

1.      Giới thiệu chung:
Khóa học dành cho học sinh lớp 7”
Trong chương trình lớp 7, mạch kiến thức về hệ thống số tiếp tục được hoàn thiện , học sinh đã được học tập hợp số tự nhiên, số nguyên, phân số. Phát triển từ khái niệm phân số đã được làm quen  ở lớp dưới, lớp 7 học sinh được biết đến tập hợp số hữu tỉ và các phép toán trên tập hợp số hữu tỉ; tiếp đó, bổ sung thêm tập hợp số vô tỉ và số thực. Trên cơ sở nền tảng là đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịchở tiểu học, các em dần tiếp cận với khái niệm hàm số. Kiến thức về hàm số, tiếp tục được nghiên cứu sâu ở chương trình lớp 9. Hệ thống số được hoàn thiện, các em tiếp tục làm quen với đại số, tiếp cận với những khái niệm hoàn toàn mới như đa thức, đơn thức, biểu thức đại số. Để tăng cường tính ứng dụng thực tế của toán học, chương thống kê được đưa vào, kiến thức này giúp các em có thể nhận thức sâu sắc ứng dụng của toán học trong thực tiễn.
 
Chương trình hình học lớp 7 được mở đầu bằng các quan hệ song song, vuông góc giữa hai đường thẳng. Lần đầu tiên, học sinh được tiếp cận với khái niệm định lí; hình thành kĩ năng vẽ hình và viết giả thiết, kết luận. Thông qua những bước đầu tập suy luận để chứng minh định lí. Đây là nền tảng cơ bản để học sinh có được kĩ năng chứng minh các bài hình học trong chương trình THCS nói riêng và THPT nói riêng. Tiếp đó, học sinh được khám phá sâu hơn những khái niệm về các  trường hợp bằng nhau của tam giác; các loại tam giác đặc biệt (tam giác vuông, tam giác cân, tam giác vuông cân,  tam giác đều ), tính chất và dấu hiệu nhận biết các tam giác đặc biệt đó. Hơn nữa, lần đầu tiên học sinh được biết đến các đường đồng quy trong tam giác và vận dụng vào các bài tập chứng minh ba đường thẳng đồng quy. Kiến thức học sinh tiếp cận dựa trên nền tảng các kiến thức đã biết, các em được khám phá kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
 
Trong mạch kiến thức toán THCS, kiến thức ở lớp học nào cũng đều quan trọng và chương trình Toán 7 là một mắt xích không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng, các em học sinh cần được rèn giũa từ những kĩ năng cơ bản để có thể học tốt hơn ở những lớp trên.Theo phương pháp của TOÁN.VN, các em được rèn luyện từng kĩ năng nhỏ, trên nền tảng đó để  vận dụng làm các bài tập tổng hợp.  Các thầy cô luôn mong muốn khơi dậy ở các em niềm yêu thích tự khám phá, tự hoàn thiện và ngày càng yêu thích môn học.
 
2. Mục tiêu khoá học:
Tham gia khóa học, các em sẽ nắm bắt được đầy đủ hệ thống kiến thức, cũng như được rèn  luyện kỹ năng làm bài một cách khoa học nhất.
 2.1. Về kiến thức 
·         Phần Đại số:
Một số nội dung của chương trình Đại số 7:
*) Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập số hữu tỉ
*) Các phép tính với số hữu tỉ: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ. Lũy thừa của một số hữu tỉ
*) Căn bậc hai số học
*) Số vô tỉ. Số thực
*) Tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau
*) Giải toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
*) Biểu thức đại số
*) Đa thức một biến. Cộng, trừ, nhân, chia đa thức một biến
*) Một số yếu tố thống kê và xác suất:
+) Thu thập, phân loại, biểu diễn dữ liệu theo các tiêu chí cho trước; Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ.
+) Phân tích và xử lí dữ liệu từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có (Biểu đồ hình tròn; Biểu đồ đoạn thẳng)
+) Làm quen với biến cố ngẫu nhiên. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản.
 
·         Phần Hình học:
*) HÌNH HỌC TRỰC QUAN
+) Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
+) Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
*) HÌNH HỌC PHẲNG
+) Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc
+) Hai đường thẳng song song
+) Khái niệm định lí, chứng minh một định lí
+) Tổng ba góc trong một tam giác
+) Hai tam giác bằng nhau
+) Các trường hợp bằng nhau của tam giác thường và tam giác vuông
+) Tam giác cân
+) Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
+) Các đường đồng quy của tam giác (Đường trung trực; Đường trung tuyến; Đường cao; Đường phân giác)
 

2

.2. Về kỹ năng

+) Trình A: Thành thạo các kỹ năng tính toán. Áp dụng tốt kiến thức vào tự làm các bài tập. Trình bày rõ ràng logic. Tốc độ làm bài nhanh. Tính chính xác cao. Giúp HS tự phân tích và giải quyết vấn đề; rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng tư duy phản biện; kỹ năng tự tìm ra lỗi sai và sửa chữa.
+) Trình B: Thành thạo các kỹ năng tính toán, trình bày ngắn gọn, rõ ràng và logic. Rèn luyện cho HS kỹ năng tự phân tích và giải quyết vấn đề; rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập; kỹ năng tư duy phản biện; kỹ năng tự tìm ra lỗi sai và sửa chữa.
+) Trình C: HS tính toán cẩn thận và chính xác. Trình bày rõ ràng, vẩn thận. HS vận dụng được kiến thức để làm được bài tập tương tự.

 

2.3. Về thái độ

+) Trình A: Giúp HS rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập trên lớp cũng như ở nhà; rèn luyện khả năng giao tiếp; niềm yêu thích học toán; sự say mê cầu thị. Tích cực, chủ động trao đổi khi gặp bài toán khó.
+) Trình B: Giúp HS rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập ở nhà và trên lớp. Kiên trì suy nghĩ tìm hướng giải cho bài toán. Chủ động trao đổi với GV khi gặp khó khăn trong học tập.
+) Trình C: Giúp HS rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập ở nhà và trên lớp. giúp HS tự tin, yêu thích môn toán, giúp HS biết lắng nghe, trao đổi với GV

 

2.4. Về tư duy

+) Trình A:  Học sinh tự kết nối được các kiến thức cũ và kiến thức mới, sáng tạo khi gặp kiến thức khó, phức tạp. Đánh giá được đúng, sai, có tư duy phản biện và khả năng tư duy độc lập.
+) Trình B: Giúp HS tự đọc hiểu kiến thức và vận dụng được kiến thức đó vào bài tập. HS tự sâu chuỗi được kiến thức cũ đã học liên quan đến bài mới.
+) Trình C: Giúp HS đọc hiểu kiến thức và vận dụng vào bài tập dưới sự dẫn dắt của GV. HS tự tư duy thuật toán để làm những bài tương tự.

3. Thời lượng và lịch học:
Khóa học lớp 7 –10 được phân thành 2 kì, lần lượt ứng với 3 trình độ A, B, C.

Trình độ học sinh

Thời lượng đại số      (90 phút/1ca)

Thời lượng hình học
(90 phút/1ca)
Lịch học trong tuần
(90 phút/1ca)
I
II
I
II

A
31
17
27
21
1 ca hình + 1 ca đại

B
31
17
27
21
1 ca hình + 1 ca đại

C
31
17
50
37
1 ca đại + 2 ca hình

 
 

 

 

 

 

4. Học phí:
 Liên hệ bộ phận tư vấn tuyển sinh tại Trung tâm gần nhất để được tư vấn chi tiết.