TÌM HIỂU VỀ THÉP VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

TÌM HIỂU VỀ THÉP VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

     Thép là một ngành quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Thép không những có tính ứng dụng cao, len lỏi vào đời sống của mỗi người, mà còn là nguồn nguyên liệu quý giá biểu trưng cho sự phát triển về công nghệ, khoa học kỹ thuật của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

 

     Ngành công nghiệp thép phát triển kéo theo sự phát triển công nghiệp hóa của đất nước, từ đó có thể giải quyết được nhu cầu việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể và bổ trợ sự phát triển cho các ngành nghề có liên quan khác. 

 

     Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành công nghiệp này, Tôn Nam Kim sẽ điểm qua một số thông tin quan trọng về thép và ngành thép để các bạn hiểu rõ hơn về ngành mũi nhọn này. 

Khái niệm về thép

     Thép (tiếng Anh là Steel) là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe) được nung chảy với cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác (Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…). Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng, độ đàn hồi, tính dẻo/dễ uốn, khả năng chống oxy hóa và sức bền của thép. Vì sự đa dạng này nên trên thế giới có đến hơn 3,000 loại thép. 

Đặc tính của thép
     Trong quá trình luyện thép, việc phân chia tỉ lệ cacbon và sắt có thể tạo ra rất nhiều cấu trúc thép với đặc tính khác nhau. Vì vậy, việc luyện thép sẽ không chỉ trả ra một sản phẩm cùng loại, còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để luyện ra loại thép cho phù hợp. 

     Hàm lượng cacbon có trong thép chiếm không quá 2.14% theo trọng lượng.

  • Nếu hàm lượng cacbon càng cao thì sản phẩm thép sẽ có độ cứng cao, tăng độ bền nhưng lại giòn và dễ gãy hơn, khó uốn. 

  • Hàm lượng cacbon càng thấp thì độ dẻo càng tăng 

 

Ứng dụng của thép vào cuộc sống của chúng ta
     Ngày nay, thép có cực kỳ nhiều ứng dụng, gần như chúng ta không thể sống thiếu thép trong đời sống hàng ngày.

Trong ngành xây dựng
     Ứng dụng quan trọng nhất của thép trong ngành xây dựng đó là được sử dụng để làm bê tông cốt thép. Sử dụng thép trong xây dựng sẽ gia tăng sự kiên cố, chắc chắn cho ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, thép còn được sử dụng để xây dựng các hạ tầng cơ sở, công trình giao thông để phục vụ nhu cầu của người dân.

Trong ngành công nghiệp đóng tàu
     Một trong những ứng dụng của thép mà các bạn không thể bỏ qua chính là sử dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu. Nhờ độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, mài mòn tốt lại dễ dát mỏng, người ta thường sử dụng thép để đóng tàu thuyền. Đặc biệt phần vỏ tàu là nơi sử dụng nhiều thép nhất để tăng thời gian sử dụng của tàu.

Ngành công nghiệp thép đã phát triển như thế nào?
     Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng. 

     Ngành thép thường được coi là một chỉ số của sự tiến bộ kinh tế, vì vai trò quan trọng của thép trong phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế tổng thể. Năm 1980, có hơn 500.000 công nhân luyện thép của Hoa Kỳ. Đến năm 2000, số lượng công nhân luyện thép giảm xuống còn 224.000 người.

     Sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến nhu cầu thép tăng mạnh. Từ năm 2000 đến 2005, nhu cầu thép thế giới tăng 6%. Kể từ năm 2000, một số công ty thép của Ấn Độ và Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng, chẳng hạn như Tata Steel (đã mua lại Tập đoàn Corus vào năm 2007), Tập đoàn Baosteel và Tập đoàn Shagang. 

     Tuy nhiên, tính đến năm 2017, ArcelorMittal là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Năm 2005, Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh tuyên bố Trung Quốc là nhà sản xuất thép hàng đầu với khoảng 1/3 thị phần thế giới; Nhật Bản, Nga và Mỹ theo sau lần lượt.

 

 

 

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẮT THÉP TTNT HƯNG PHÁT

Văn phòng : 67 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TP.HCM

Nhà máy : 53A Dương Công Khi, X. Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0283 5951 728 – 0283 5951 710 – 0939 146 146 (Ms. Nguyệt)

Email: [email protected]

Website:  https://thephungphat.com/