TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC, VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI NHẬT BẢN

Nội Dung Chính

Tổng quan về nước Nhật                     

Tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Nhật BảnTìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia nằm ở vùng Đông Á với tổng diện tích là 379.954 km². Nhật Bản nằm ở rìa phía Đông của Lục Địa Châu Á tiếp giáp với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Đài Loan.

Khí
hậu nơi đây là khí hậu ôn đới nên có 4 mùa rõ rệt, nhưng dọc theo chiều dài đất
nước mỗi vùng lại có khí hậu khác nhau. Nước Nhật hiện nay có khoảng 6.852 đảo
và 186 núi lửa vẫn còn đang hoạt động nên được biết đến như một quần đảo núi
lửa.

Dân
số Nhật Bản đứng thứ mười trên thế giới với khoảng 126.9 triệu người. Thủ đô
Tokyo với hơn 35 triệu dân, là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD với
nền kinh tế đô thị phát triển nhất thế giới.         

Nhật Bản là điểm đến hấp dẫn du lịch và du học

Nên chọn Nhật Bản là nơi để du lịch và du họcNên chọn Nhật Bản là nơi để du lịch và du học

Nhật Bản là điểm đến du lịch hấp dẫn số 1 của mọi du khách trên thế giới. Nhật Bản nằm trong top 10 quốc gia đẹp nhất trên thế giới vì mang những vẻ đẹp hoàn mỹ như tranh vẽ. Ngoài ra du học Nhật Bản đã trở thành còn đường phát triển tương lai rất nhiều sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.

Đến với Nhật Bản bạn không thể bỏ qua thủ đô Tokyo vì đây là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại với rất nhiều điểm đến hấp dẫn bạn có thể trải nghiệm như: Tháp truyền hình Tokyo, Cung điện hoàng gia, Quảng trường Shibuya…      

Cung điện hoàng gia Tokyo

Cung điện có diện tích rộng
khoảng 7.5 km2 là dinh thự của gia đình hoàng gia Nhật gồm nhiều tòa nhà hành
chính, cơ quan lưu trữ nhà nước, viện bảo tàng và các khu vườn xinh xắn. Cung
điện hoàng gia được xây dựng ở phía Tây và phía Đông gọi là Vườn phía Đông. Đây
giống như một công viên rộng lớn với những thảm cỏ xanh trải rộng mênh mông. Có
thể nói đây chính là một điểm dừng chân lý tưởng để bạn có thể cảm nhận được
trọn vẹn sự bình yên giữa cuộc sống xô bồ, náo nhiệt ngoài kia.

Quảng trường Shibuya

Quảng trường Shibuya là một biểu tượng
cho cuộc sống công nghiệp ở Tokyo, vào giờ cao điểm khi đèn giao thông dành cho
người đi bộ chuyển xanh thì có hàng trăm hàng ngàn người cùng nhau tấp nập qua
đường, họ bước đi vội vã để bắt kịp guồng quay của công việc.  

Đền senso jii

Đền Senso jii là ngôi đền cổ đại
nhất tại Tokyo và Kaminarimon và là biểu tượng của thành phố. Con đường dẫn vào
đền dài khoảng 200m là nơi du khách có thể tham quan mua sắm mọi thứ. Đền
Asakusa và một ngôi chùa 5 tầng nằm gần đền thờ chính. Theo lịch sử, vào thế kỷ
thứ 7 có hai ngư dân đánh bắt cá đã vô tình tìm thấy bức tượng Kannon. Sau đó
vị trưởng thôn của họ đã quyết định dùng ngôi nhà riêng của mình để xây dựng
ngôi đền sau khi nhận được những lời nhắn gửi từ các thần linh.

Tháp truyền hình Tokyo      

Tháp truyền hình Tokyo có hình dáng tương đồng với tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp, và nó đang là điểm đến du lịch hấp dẫn với mọi khách du lịch tới thăm thành phố này. Tháp Tokyo là hai kiến trúc nhân tạo cao nhất tại Nhật với chiều cao 634m, hoàn thành vào năm 2012. Nếu bạn chiêm ngưỡng tháp Tokyo vào buổi tối thì đây là khoảng thời gian cực kỳ đẹp vì tháp sẽ được bao phủ bởi ánh đèn trang hoàng rực rỡ.

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng nhờ những kiến trúc độc đáo mà đây cũng chính là một quốc gia có những bãi biển rất đẹp mà bạn có thể ghé qua như: Bãi biển Yonaha Maehama, đảo Miyako, Bãi biển Nishibama, đảo Aka, Bãi biển Minna,đảo Minna-jima, Bãi biển Nishihama, đảo Hateruma, Vịnh Kabira, đảo Ishigaki, Bãi biển Kondoi, đảo Taketomi, Bãi biển Aharen, đảo Tokashiki, Bãi biển Hatenohama, đảo Kume.

Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến một đất nước có nền văn hóa lâu đời vô cùng đặc sắc và độc đáo mang nét văn hóa phương Đông.Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về các lễ hội độc đáo ở đây   

Các Lễ hội
ở Nhật Bản

Nhật Bản có nhiều lễ hội đặc sắcNhật Bản có nhiều lễ hội đặc sắc

Lễ hội
Oshougatsu

Nhật Bản là một
đất nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển lớn mạnh. Đặc biệt, văn
hóa Nhật Bản mang một giá trị truyền thống lan rộng không chỉ trong nước mà cả
ngoài cộng đồng quốc tế. Nhật Bản từ lâu đã không còn đón tết âm lịch như các
nước Châu Á khác do quá trình hội nhập, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mang lại
không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản. Mặc dù vậy, những sắc thái văn hóa đặc trưng
của phương Đông vẫn luôn được giữ gìn trong ngày tết truyền thống tại nơi đây. Tuy nhiên cũng có những nét đặc sắc về phong
tục tập quán, về các nghi thức khác biệt mang đậm bản chất của một nền văn hóa truyền
thống lâu đời.

>>xem thêm:

Treo Shimenawa trước cửa nhà

Người Nhật quan niệm rằng cây thông mang đến sự may mắn và trường thọ, còn tre chính là chiếc thang đón thần năm mới đến. Nên vào ngày này các gia đình Nhật Bản sẽ đặt cây nêu hoặc cây Kadomatsus trước cổng nhà hoặc công ty gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo.. Hoặc dùng các dải giấy trắng, dây thừng bện bằng cỏ khô để trang trí, tượng trưng cho những ước nguyện trong năm mới của người Nhật.

Các hoạt động truyền thống trong ngày Oshogatsu

Ở Nhật Bản, người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết thiệp, lì xì năm mới cho trẻ em và đi lễ chùa đầu năm,.. Họ cũng trang trí, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón mừng ngày Oshogatsu. Bữa ăn tất niên cuối năm của người Nhật được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng với các món ăn truyền thống làm từ cá, hải sản và ngũ cốc. Đây sẽ là dịp để mọi thành viên trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm và trò chuyện vui vẻ trong không khí đầm ấm, hạnh phúc.      

Osechi ryori – món ăn truyền thống vào dịp tết

Osechi Ryori là một bữa ăn đặc biệt bao
gồm nhiều loại thực phẩm trong bữa gồm: rau thái mỏng, hải sản, đậu luộc
và một số món khác. Từng món ăn sẽ được bày biện vào từng hộp gọi
là Jubako được chuẩn bị trước khi kết thúc năm cũ và dùng trong năm
mới.

Những chiếc hộp này được sử dụng để bày thức ăn trông đẹp mắt hơn. Mỗi món ăn được tượng trưng cho một điều may mắn trong tương lai như mùa màng bội thu, sức khỏe, hạnh phúc, trường thọ và may mắn trong cuộc sống.   
 
Otoso là một loại rượu thảo dược làm từ rượu gạo của Nhật được dùng trong bữa ăn osechi. Người Nhật quan niệm nếu uống Otoso thì họ thoát được khỏi những cám dỗ của quỷ dữ. Thông thường, trước khi dùng bữa osechi, người Nhật sẽ uống loại rượu này.

Ăn bánh dày Ozoni vào mùng 1 tết

Tập tục ăn bánh dày Ozoni vào mùng 1 được bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa. Tương truyền vị thần Toshidon đã xuất hiện vào ngày mùng 1 tết và ban tặng cho các em bé ngoan ngoãn loại bánh dày Ozoni. Từ đó, người Nhật thường ăn bánh Ozoni vào mùng 1 tết với mong muốn được hưởng những món quà từ các vị thần.

Lì xì đầu năm

Người Nhật thường có truyền thống viết thiệp để gửi những lời chúc thân thương, thể hiện tình cảm chân thành của mình đến những người mà họ yêu quý trong dịp Tết. Văn hóa “cảm ơn” của người Nhật cũng được thể hiện rõ trong phong tục này.

Trẻ em Nhật Bản cũng được nhận lì xì từ ông bà, bố mẹ và người thân trong những ngày đầu năm mới. Tiền mừng tuổi được người lớn lì xì cho trẻ con với hi vọng năm mới thêm một tuổi mới, ngoan ngoãn và học hành giỏi hơn.   

Thờ cúng tổ tiên và các vị thần

Năm mới là dịp thờ cúng ông bà, tổ tiên và các vị thần. Người Nhật sẽ đặt các loại bánh Tokonoma, bánh dày lên bàn thờ nhằm tỏ lòng thành kính với những người đã khuất và mong được các thần linh, gia tiên phù hộ.

Trò chơi dân gian

Vào dịp năm mới, tại Nhật Bản có trò thả diều Takoage khá phổ biến. Những chiếc diều có hình thù, họa tiết trang trí khác nhau. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi truyền thống khác như trò chơi quay Komamawashi, đánh cầu lông Hanetsuki,… thu hút được nhiều người tham gia và hưởng ứng.

Đi lễ chùa đầu năm

Những ngôi chùa luôn là nơi thu hút đông khách nhất.Người Nhật thường đi lễ chùa đầu năm để cầu mong may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Họ thường mua lá bùa, rút quẻ và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm.            

Lễ hội Hanami (Lễ hội Hoa anh đào)

Nguồn gốc, thời gian diễn ra Lễ hội

Lễ hội Hoa anh đào được diễn ra hàng năm vào cuối tháng 3 và đầu
tháng 4 là lúc mùa hoa anh đào nở rộ. Đây là một ngày lễ lớn tại Nhật và thu
hút rất nhiều khách tham quan du lịch đến để thưởng thức vẻ đẹp lay động lòng
người của loài hoa này.

Vào dịp lễ hội, mọi người cùng nhau quây quần ăn uống, ca hát, nói chuyện vui vẻ dưới gốc cây anh đào khiến không khí trở nên vô cùng ấm cúng. Lễ hội hanami trở thành một ngày lễ lớn mang đậm nét văn hóacủa người dân Nhật Bản.  

Vào đầu tháng 4 hằng năm, tại thủ đô Tokyo khi mùa hoa anh đào
nở rộ, chính phủ sẽ tổ chức lễ hội và đích thân Thủ tướng Nhật sẽ là người chủ
trì lễ hội này. Có thể thấy loài hoa anh đào có sức ảnh hưởng to lớn đối với
đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. 

 Những hoạt động được
diễn ra trong ngày hội

Hoạt động chính của lễ hội này là ngắm hoa đúng như tên gọi của
nó. Mọi người có thể thưởng lãm hoa bằng việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống cùng
các thành viên trong nhóm ngồi dưới tán cây ăn uống, trò chuyện và ngắm hoa. Lễ
hội này diễn ra cả ngày và đêm. Đây là lễ hội lớn của toàn dân nên bạn phải đến
sớm để chọn chỗ nếu bạn muốn có một chỗ ngồi lý tưởng.

Ngoài ra, bạn có thể đi tản bộ dưới tán cây hoa anh đào để thưởng thức vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa này. Hương hoa thơm dịu nhẹ, thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm những cánh hoa anh đào mỏng manh bay bay trong gió, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng đẹp đến xao xuyến lòng người.  

Chèo thuyền cùng bạn bè, người thân để trò chuyện và ngắm hoa trên những dòng sông, công viên có hoa anh đào là hình thức được nhiều bạn trẻ ưa chuông. Du khách chắc chắn sẽ cảm thấy thú vị nếu tham gia hoạt động này.

Lễ hội Tanabata (Lễ hội ngưu lang chức nữ)

Lễ hội ngắm sao Tanabata của Nhật Bản.  

Ở đất nước Mặt trời mọc, lễ hội Tanabata là một lễ hội lãng mạn nhất. Lễ hội này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cứ vào ngày 7/7 hằng năm tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội ngắm sao hay còn gọi tên khác là lễ Thất Tịch.       

Tương truyền, Ngọc Hoàng Thượng Đế có
một người con gái tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Nàng đem lòng
si mê một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi khi đi ngang qua. Khi được
cha đồng ý gả cho chàng chăn bò, họ suốt ngày chỉ mải mê rong chơi, nàng
Orihime quên cả khung cửu còn chàng Hikoboshi cũng chẳng đoái hoài gì đến con
bò của mình.

Các vị thần thấy vậy liền bắt phạt họ phải sống ở hai đầu của dải Ngân Hà. Và họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày bảy tháng bảy hàng năm. Vì vậy, lễ hội Tanabata này là kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Hikoboshi và Orihime.

Vào ngày lễ hội Tanabata, người dân Nhật Bản thường viết vào một mảnh giấy những lời cầu nguyện và treo chúng lên cành tre. Sau khi lễ hội này kết thúc người ta sẽ đem cây tre và đồ trang trí lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc đốt đi.  Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre gồm 5 màu: hồng, trắng, xanh lục, vàng,  đen. Ngoài ra nhiều cặp đôi đang yêu cũng đến các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.               

Ở Việt Nam có sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ vào rằm tháng bảy và lễ hội Tanabata ở Nhật cũng có nguồn gốc gần giống như vậy.   

Lễ hội Tanabata là lễ
hội kỷ niệm, lễ hội cầu chúc phước lành cho toàn dân Nhật Bản. Vào ngày này, trên
đường phố lúc nào cũng bắt gặp những cây tre có treo những chiếc bùa và người dân
khoác lên mình trang phục truyền thống. Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức biểu
diễn pháo hoa, hoạt động âm nhạc truyền thống, …    

Lễ hội Domatsuri ( Lễ hội mùa hạ)

Lễ hội mùa hạ được tổ chức nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Vào ngày hội, người dân địa phương sẽ diễu hành thành từng đoàn trên những chiếc thuyền được trang trí rực rỡ. Thuyền sẽ đưa họ đi dọc các con sông, các nhóm thuyền hộ tống sẽ nối theo sau đoàn thuyền đi đầu.  

Nếu bạn quyết định đi du học hoặc du lịch Nhật Bản vào mùa hè thì Domatsuri chính là ngày hội văn hóa tuyệt vời bạn không thể bỏ qua.

Sự kiện Domatsuri lớn và hấp dẫn khách tham quan nhất tại Nhật Bản là lễ hội
Nebuta được tổ chức vào tháng 8 tại vùng Aomori.    

Văn hóa Trà đạo nổi tiếng tại Nhật Bản

Phương pháp pha trà Nhật BảnPhương pháp pha trà Nhật Bản

Trà được bắt nguồn từ Trung Quốc. Thế nhưng văn hoá trà đạo tại Nhật lại được cả thế giới biết đến. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những kiến ​​thức cơ bản về trà đạo Nhật Bản. Các cách thưởng thức trà, những địa điểm trải nghiệm văn hóa này chắc chắn sẽ không làm cho bạn phải thất vọng.  

Trà đạo không chỉ đơn giản là uống trà mà là cả một nghệ thuật     

Thú vui tao nhã uống trà đã
trở thành một nền văn hoá với hơn 400 năm tuổi. Qua những nghi thức độc
đáo về cách pha trà và thưởng trà đã thể hiện một nét nghệ thuật đặc sắc, bộ
pha trà và phòng thưởng trà được trang trí cẩn thận và đẹp mắt. Trong phòng sẽ treo
những bức tranh và thư pháp thể hiện sự thanh lịch. Một số bộ trà có giá
khá đắt do có nguồn gốc lịch sử lâu đời hoặc đó là những thiết kế của các bậc
thầy nghệ nhân.

Ở Nhật, nhiều trường cao đẳng và đại học có khoa trà đạo và sinh viên theo học đa số là nữ. Hầu hết phụ nữ sống ở Kyoto đều học trà đạo. Vào giữa tháng 10 hàng năm, Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc thi “Văn hóa trà” từ cấp 1 đến 4 trong cả nước.   

Phòng trà

Phòng trà là nơi dùng để
thưởng thức và trải nghiệm trà đạo. Trên tường sẽ treo thư pháp và tranh Trong phòng
được trang bị bếp lò, các hốc, và dụng cụ pha trà như nước đun sôi, trà. Những
chiếc bình được dùng để sắp xếp và cắm hoa. Những vật dụng làm sạch được đặt
trong một túp lều gọi là nhà nước. Các cửa sổ trong phòng được làm bằng
giấy.   

Phương pháp, nghi thức thưởng trà tại Nhật Bản   

Trà đạo Nhật
Bản được thưởng thức theo đúng cách hòa mình vào thiên nhiên nhằm làm sạch tâm
hồn, tâm tính để đạt được giác ngộ. Trà đạo bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản Hòa,
Kính, Thanh, Tịch.

“Hòa” nghĩa là con người với thiên nhiên hòa quyện vào nhau, sự
hài hòa giữa người pha trà với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng tôn kính,
kính trọng đối với mọi người. “Thanh” thể hiện sự thanh tịnh, tấm lòng trở nên
yên tĩnh, thanh thản. “Tịch” có nghĩa là sự tĩnh lặng, mang đến cho con người cảm
giác bình yên, vắng lặng.                            

Lưu ý trước khi uống trà

  • Không đeo các vật dụng, trang sức kim loại và đồng hồ. Hầu hết
    bộ trà đều có giá trị. Sẽ thật thô lỗ nếu bạn đeo đồng hồ để uống và pha trà.
  • Đàn ông nên đi tất màu trắng, phụ nữ không nên mặc váy ngắn.  
  • Không nên dùng nước hoa có mùi quá thơm tại vì matcha mang
    một mùi hương độc đáo được dùng chủ yếu trong trà đạo. Bạn sẽ bị coi là bất
    lịch sự nếu dùng nước hoa quá nặng.  

Nghi thức pha trà

Đặt matcha vào bát đựng trà

Nghệ nhân sẽ lấy trà từ
bình và đặt vào bát pha trà. Nếu bạn muốn vị trà nhạt thì có thể cho 2g táo tàu
vào trà hoặc muốn dùng đậm hơn thì cho 4g.

Đổ nước nóng vào trà

Nghệ nhân sẽ dùng một
chiếc thìa bằng tre lớn để múc nước nóng từ bếp đổ vào bát trà. Nhiệt độ nước
dung để pha trà khoảng 80 độ.        

Khuấy matcha

Bạn sẽ mất khoảng 1 phút
để khuấy matcha bằng bàn chải tre. Bàn chải tre được gọi là samovar có hình trụ
và là vật dụng quan trọng nhất dùng để pha trà. 

Jingcha

Quá trình “trà điểm” chính
là phương pháp từ 1 đến 3 ở trên. Tiếp theo đó, bát trà được đặt lên trên bàn
tay phải. Mặt trước của bát được xoay về hướng của khách. Lòng bàn tay trái đặt
nhẹ dưới đáy bát, tay phải nhẹ nhàng vuốt ve bát để thể hiện sự tôn trọng đối
với trà.    

Nghi thức uống trà   

Khi uống trà

Khi uống trà xoay bát theo
chiều kim đồng hồ. Lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát, tay phải vuốt ve bát
trà. Khi uống trà bạn phải tập trung vào bát trà. Khi uống xong bạn xoay mặt
trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha
trà. Sau đó, bạn có thể thoải mái nói chuyện với người nghệ nhân ấy.

Sau khi uống trà

Bạn nên dùng hết trà và
phải lau cạnh bát khi uống xong nếu bạn đang dùng trà loãng. Nếu đó là trà
mạnh, bạn không cần phải uống hết. Tuy nhiên, khi uống xong trà bạn phải
dùng ngón tay cái và ngón trỏ để lau cạnh bát. 

Bạn có thể
trải nghiệm trà đạo tại một số địa điểm nổi tiếng như: Hội trường Kitayama
Kyoto, Bảo Tàng nghệ thuật Tokyo SUNTORY, Bảo tàng nghệ thuật Tokyo Genjin
– NEZUCAFE, Vườn cung điện hoàng gia Tokyo Hamaiya – Nhà trà Nakajima.

Văn hóa
truyền thống Sumo

Văn hóa Sumo là gì?Văn hóa Sumo là gì?

Tại Nhật
Bản, Sumo là văn hóa truyền thống nổi tiếng. Trên sàn đấu người xem sẽ nhìn
thấy hai người đàn ông to cao vạm vỡ va chạm vào nhau khiến cho nhiều
khách du lịch nước ngoài rất thích thú.      

Ở Nhật Bản, Sumo có lịch sử từ
1500 năm trước và cũng là cuộc thi đấu đầu tiên tại nước này. Các trận đấu Sumo
được tổ chức trong lễ hội mùa thu hoạch.  
    

Quy tắc trong văn hoá Sumo   

Những lưu ý quan trọng

  • Muối biển: Người Nhật quan niệm rằng muối biển có thể xua đuổi tà ma. Trước mỗi trận đấu Li Shi sẽ rắc muối. Việc làm này được xem là để trừ tà, cầu nguyện với Chúa để được ban phước lành cho bản thân không bị thương.
  • Bụi: cho thấy người đấu sumo không mang theo vũ khí.            
  • Bốn phần: Cơ thể của người đàn ông vạm vỡ chiến đấu với những linh hồn xấu xa tiềm ẩn trong lòng đất. Ý nghĩa tôn giáo trong phong trào này tương đối mạnh mẽ. Nhiều người cho rằng đó là phong trào khởi động trước khi bắt đầu trận đấu.
  • Tư thế chuẩn bị: Bàn chân nằm trên mặt đất, đầu gối duỗi, eo chỉnh ổn định và vai được thư giãn, tay đặt lên đầu gối. Đây là một trong những hành động cơ bản để duy trì sự cân bằng, phần thân trên thẳng để duy trì trọng tâm cũng là thể hiện sự tôn trọng đối thủ.
  • Shichee: Chân cong xuống, hai cùi chỏ để lên trên đùi, cằm hơi nhấc lên, ánh mắt nhìn vào đối thủ chằm chằm để chú ý đến tâm linh. Hành động này được sumo lặp đi lặp lại nhiều lần và luôn sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.   

Tuyển chọn sumo

Việc tuyển chọn sumo bắt đầu từ
độ tuổi thiếu niên. Những người được tuyển chọn sẽ tham gia vào các trường
sumo và được đào tạo về kiến ​​thức, kỹ năng của sumo. Các trinh sát của
đội sumo chuyên nghiệp sẽ đến các trường để tìm kiếm những người mới tiềm
năng. Các đô vật sumo có trọng lượng lên tới 280 kg và là tiêu chí chính
để được lựa chọn. Sumo phải chịu sự huấn luyện rất khắt khe.      

Các đô vật sumo đòi hỏi phải có
sức khỏe cao và họ phải luyện tập thể thao hàng ngày. Đừng nghĩ họ rất béo
phì vì thực tế đó đều là cơ bắp và tỷ lệ mỡ cơ thể vẫn thấp hơn bạn.  

Nếu bạn
muốn trở thành các đô vật Sumo thì có thể đăng kí đào tạo tại một số nơi như:
Nhà hình bát giác, Nhà biển Yumei, Nhà phía đông.  

Trang phục
truyền thống Kimono

Trang phục truyền thống Nhật BảnTrang phục truyền thống Nhật Bản

Kimono là trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản. Người Nhật thường mặc kimono trong các mùa lễ hôi. Trang phục kimino có thể được làm từ nhiều chất liệu vải khác nhau.

Nguồn gốc lịch sử

Thời kỳ Jomon

Thời kỳ này, quần áo không có ý
nghĩa trang trí, kimono được sử dụng nhằm chống lạnh, nóng và bảo vệ bản thân
khỏi kẻ thù hay thời tiết gió, mưa. Sau khi làm nông nghiệp, loại sợi cây gai
dầu ra đời và được người dân sử dụng để dệt quần áo.  

Age Thời đại Yayoi

Vải bắt đầu được nhuộm trong thời
kỳ Yayoi. Tuy nhiên trang phục vẫn còn thô sơ chỉ kèm theo một chiếc thắt lưng.
Nó khá giống với sare của Ấn Độ.   

Thời kỳ Kofun

Trong thời kỳ này, ống tay áo của
trang phục khá giống với trang phục của Trung Quốc do ảnh hưởng lớn từ nước này.

Thời kỳ Heian

Trang phục kimono Nhật Bản vào
thời kì này có nhiều thay đổi.Do sự phát triển của văn hóa triều đình và khí
hậu ở Kyoto nên những bộ trang phục này bị ảnh hưởng tương đối lớn.

Thời đại Kamakura / Muromachi

Trang phục mang tính chất chiến
đấu trong thời kì này do đây là thời kì đỉnh cao của Samurai. Vì vậy, tay áo
ngắn hơn và trang phục không phải đồ lót.

Thời kỳ Azuchi-Momoyama

Công nghệ dệt và nhuộm đã phát
triển vượt bậc trong thời kỳ này. nhiều mặt hàng được làm thủ công như lá thêu,
lá trượt….  

Thời đại Meiji

Đây là thời đại mở cửa của đất
nước và phong cách ăn mặc bị tây hóa.   

Thời Showa Heisei đến hiện tại

Trong thời đại hiện nay thì trang
phục kimono mặc hằng ngày giảm và chỉ sử dụng trong lễ hội, lễ cưới, ngày tết, tang
lễ…diễn ra trong suốt bốn mùa. Ngày nay, chúng ta sẽ bắt gặp người dân khoác
trên mình bộ kimono trong nhiều sự kiện như lễ tốt nghiệp, lễ khai giảng, lễ
hội mùa hè, lễ hội Tanabata, trà đạo, mua sắm, các bài học như khiêu vũ, hoa, …

Cách mặc kimono Nhật Bản

Một bộ kimono hoàn chỉnh bao gồm: Kimono,
Obi, Hiramugi, Dây Lapse, Thắt lưng quấn dưới vành đai, Tất, Guốc và dép..

Bước 1: Trước khi mặc kimono,
trang điểm nhẹ nhàng, bới tóc cao lộ gáy sau đó mang vớ và khoác bộ Juban (chú
ý vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải). Sau đó quấn Koshi-Himo và Date-jime để
cố định Juban. 

Bước 2: Tiếp theo khoác áo
kimono, vạt trái nằm trên vạt phải, chỉnh độ dài vừa qua mắt cá thì cố định
bằng dây Koshi-himo.

Bước 3: Thả vạt áo dư sau khi căn
chỉnh, kéo vạt áo sao cho phẳng phiu, kéo thẳng lưng áo và cố định bằng dây
Koshi-himo. Kéo cổ áo về phía sau để lộ gáy.

Bước 4: Cổ áo Juban và kimono
chồng khít lên nhau, không để kẽ hở.

Bước 5: Lót tấm Obi ở bụng trước
khi quấn khăn. Tuổi càng lớn vị trí thắt Obi càng thấp.

Bước 6: Thắt Obi sao cho phù hợp
với từng kiểu loại. Có thể lựa chọn hoa văn của Obi theo sở thích để khi thắt
nên trông sẽ hài hòa với trang phục và đẹp mắt hơn.

Bước 7: Quấn Obi-age để trang trí
cũng như quyết định vẻ đẹp khác biệt giữa những bộ trang phục kimono.

Bước 8: Cuối cùng, thắt dây
Obi-jime để tạo điểm nhấn cho trang phục.

Kimono là một loại trang phục hết
sức độc đáo và đẹp mắt. Vì vậy, nếu bạn đến Nhật Bản, hãy thử trang phục kimono
nhé.        

Cảm nhận của du học sinh Việt về đất nước Nhật Bản   

Tại sao nên du học Nhật Bản?Tại sao nên du học Nhật Bản?

So với các nước trên thế giới, Nhật Bản mang những nét bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo. Ở “xứ sở Phù Tang” có 3 nét văn hóa nổi bật khiến du học sinh tại Nhật Bản cảm thấy ấn tượng nhất là: sạch sẽ, lịch sự và sống vội.

Nước Nhật là một đất nước sạch sẽ

Theo những chia sẻ của du học sinh, so với Việt Nam, ở Nhật chỗ nào cũng sạch đẹp. Đường phố sạch sẽ, thậm chí nước ở đây cũng rất sạch. Cảm tưởng có thể uống nước trực tiếp ngay tại vòi.    

Người Nhật luôn lịch sự và tôn trọng người khác

Văn hóa giao tiếp, văn hóa cảm ơn hay văn hóa cúi chào của người Nhật đều rất được chú trọng đề cao. Người Nhật luôn tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng đối với người khác. Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó bao giờ họ cũng nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi. Tuy nhiên, đối với những du học sinh mới sang đây du học điều này có thể khiến họ thấy khách sáo và xa cách với người bản xứ.

Nhật Bản có nhịp sống hối hả

Bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp với nhịp sống của người dân Nhật Bản khi mới sang đây. Người Nhật luôn vội vã với công việc cũng như trong cuộc sống vì họ rất quý trọng thời gian. Họ chỉ chú tâm và hăng say làm công việc của mình.

Những đặc sản du lịch nổi bật tại Nhật Bản

Đi ngắm hoa  

Nhật Bản là xứ sở hoa anh đào. Nếu đặt chân đến đây bạn nhất định phải một lần tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào thì mới thấy hết được vẻ đẹp đến mê hồn của nước Nhật. Ngoài ra ở Nhật cũng có muôn ngàn loài hoa đặc sắc khác như: hoa thiếu nữ, tử đằng, chi anh, Higanbana, … mà bạn không thể bỏ qua. Bạn nên tìm hiểu về các loài hoa và thử trải nghiệm mỗi loài nhé.  

Tham gia các lễ hội  

Ở Nhật lễ hội được tổ chức hằng năm với quy mô rất lớn. Lễ hội ở đây không những sôi động mà chúng còn mang đậm nét văn hóa lịch sử của từng địa phương. Ngoài ra bạn có thể cảm nhận những nét văn hóa khác như trang phục truyền thống, ẩm thực, trà đạo, võ đạo và Cosplay.    

Cảm nhận về nền giáo dục Nhật Bản  

Nền giáo dục của Nhật rất tiên tiến nhưng cũng rất hà khắc. Dưới đây là 2 điểm nổi bật theo chia sẻ của du học sinh Việt tại Nhật.

Nền giáo dục lấy đạo đức làm cốt lõi, chú trọng tính kỷ luật và thực hành

Nền giáo dục Nhật Bản đề cao tính độc lập và bạn phải có tinh thần kỷ luật cao. Họ được học nhiều kỹ năng, giáo viên thì nhiệt tình, dạy thực hành nhiều hơn là dạy lý thuyết. Giáo viên sẽ dạy bạn cách học dễ hiểu nhất nếu bạn chưa thành thạo ngôn ngữ. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ bị kỷ luật nghiêm nếu bạn không học hoặc nghỉ học quá nhiều.

Có nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh

Việc học và việc làm thêm

Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế đó là du học nhật bản hệ vừa học vừa làm. Du học sinh tại Nhật Bản có thể vừa đi học và vừa làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt. Việc cân bằng giữa việc học và làm thêm là vấn đề khó khăn. Để tìm được công việc tốt ở Nhật thì cần có trình độ. Để giúp đỡ gia đình, nhiều bạn đôi khi lơ là việc học mà dành hết thời gian đi làm.

Rào cản về ngôn ngữ

Việc sử dụng tiếng Anh ở Nhật hầu như vô dụng. Vì vậy, nếu bạn không học tốt tiếng Nhật thì khi sang đây du học bạn sẽ gặp rất nhiều khó khắn, bất tiện.

Cảm nhận về du học Nhật Bản

So với nhiều nước, chi phí du học Nhật Bản rẻ hơn nhiều. Khi du học ở đây bạn có thể rèn luyện cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Bạn sẽ rèn luyện được sự tự lập và ý thức kỷ luật đồng thời thấy mình trưởng thành hơn nhiều khi du học tại đất nước này.  

Mỗi người khi đến Nhật đều có những định hướng riêng cho mình. Nếu bạn muốn sang để kiếm tiền thì chăm chỉ là yếu tố cần thiết và bạn phải có sức khỏe thật tốt. Còn nếu bạn sang để du học thì bạn phải học tiếng Nhật thật tốt từ khi ở Việt Nam.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản. Hy vọng đó cũng là những thông tin hữu ích để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về đất nước “Mặt trời mọc” này.