THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP – Luật Nam Thái
Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa về thương mại điện tử được đặt ra. Theo định nghĩa của tổ chứ WTO thì “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Còn tại Việt Nam cũng đã có nghị định của Chính Phủ về thương mại điện tử. Trong đó có định nghĩa giới thiệu về thương mại điện tử là:
“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”
Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử EDI, các hệ thông quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.
CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀY NAY
B2C: Doanh nghiệp tới người tiêu dùng
Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày từ một nhà bán lẻ giày trực tuyến, đó là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Thương mại điện tử B2B liên quan đến doanh số được thực hiện giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với nhà buôn hoặc nhà bán lẻ. Thông thường, bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được đóng gói hoặc kết hợp trước khi bán cho khách hàng.
C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Một trong những hình thức thương mại điện tử sớm nhất là mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví dụ như trên eBay hoặc Amazon.
C2B: Người tiêu dùng đến doanh nghiệp
C2B đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống (và là những gì chúng ta thường thấy trong các dự án gây quỹ cộng đồng). C2B có nghĩa là người tiêu dùng cá nhân làm sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sẽ là người mua nó. Một ví dụ về điều này sẽ là một mô hình kinh doanh như iStockPhoto, trong đó ảnh stock có sẵn trực tuyến để mua trực tiếp từ các nhiếp ảnh gia khác nhau.
LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
Khách hàng được mua sắm nhanh hơn
Thương mại điện tử có thể giúp cho bạn mua sắm bất cứ ở nơi đâu và mua sắm bất cứ khi nào có thể. Điều đó đồng nghĩa với việc người mua hàng có thể mua những sản phẩm họ muốn nhanh chóng và tiện lợi hơn, không bị hạn chế bởi giờ đóng mở cửa của các cửa hàng truyền thống.
Các công ty có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mới
Thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận những khách hàng mới trên toàn cầu. Với lợi ích của các quảng cáo trên mạng xã hội, các thương hiệu có khả năng kết nối với các khách hàng tiềm năng.
Chi phí hoạt động thấp hơn
Không cần mất tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên, các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể ra mắt các cửa hàng với chi phí vận hành tối thiểu.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Với sự trợ giúp của tự động hóa và hồ sơ khách hàng phong phú, bạn có thể cung cấp trải nghiệm trực tuyến được cá nhân hóa cao cho khách hàng thương mại điện tử của bạn.
Những năm gần đây, ứng dụng thương mại điện tử chính là dấu ấn của nền kinh tế số (kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số) trong đời sống của người dân Việt Nam. Theo một nghiên cứu của trung tâm kinh doanh toàn cầu Đại học Tufts (Mỹ) thì Việt Nam xếp hạng thứ 48 trên 60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, xếp hạnh thứ 22 về tốc độ phát triển số hóa. Việc Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa là cơ hội để lĩnh vực thương mại điện tử có thể phát triển, tiến xa hơn.