THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1/ Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
-
Thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
2/ Mục đích áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm:
-
Tạo cho nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung
-
Bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
-
Thông qua ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam.
-
Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay.
Luật Hoàng Tân Minh tổng hợp, cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư về Thuế thu nhập doanh nghiệp, tra cứu các văn bản pháp luật về Thuế thu nhập doanh nghiệp.
4/ Các tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý là khoản thuế phát sinh trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp. Theo quy định mới nhất hiện hành, Doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.
5/ Cách tính Thuế thu nhập nhập tạm tính quý Theo thông tư 78/2014/TT-BTC:
Tính Thu nhập chịu thuế
-
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
-
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
-
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Chú ý : Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng
Trong đó:
Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
-
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
-
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Chi phí được trừ: là những Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Mặc dù vậy nhưng có có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
6/ Xác định phần thu nhập tính thuế
-
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
-
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
-
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo q/định )
-
Tính số thuế TNDN phải nộp
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
-
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất thuế TNDN
-
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
-
Thuế TNDN phải nộp =(Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) X Thuế suất thuế TNDN
-
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
7/ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2017
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và thông tư 96/2015/TT-BTC của bộ Tài Chính.
-
Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (trừ 1 số loại hình doanh nghiệp bên dưới)
-
Thuế suất 32% – 50% áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động tìm kiêm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam.
-
Thuế suất 50% sẽ áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc. wonfram, antimoan, đá quý, đát hiếm. Căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ. Thủ tướng Chính Phủ quyết định mức thuế suất phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.