THỰC TẬP NGÀNH CNTT CẦN CHUẨN BỊ KIẾN THỨC NÀO?

Kiến thức bạn đã học ở trường sẽ là nền tảng giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình tìm các công việc thực tập phù hợp với kỹ năng và cũng như ngôn ngữ mà mình học.

Tuy chỉ là thực tập sinh những các nhà tuyển dụng vẫn có yếu cầu cơ bản về  kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản của bạn về CNTT. Vậy thực tập ngành CNTT cần chuẩn bị kiến thức nào? Giờ muốn đi thực tập hay làm fresher thôi thì ít nhất các bạn phải có những kiến thức nền tảng sau đây:

  • HTML chắc chắn rồi, một phần không thể thiếu phải có nó để code cái sườn cho trang web của các bạn chứ

  • CSS dĩ nhiên luôn không có nó sao mà làm giao diện đẹp được

  • Javascript phải có luôn để code các chức năng giao diện, tương tác, xử lý logic,….

  • Javascript thuần(Vanilla Javascript) làm vẫn được hết nhưng thiếu nhiều thứ, nhiều vấn đề chưa được tối ưu cho nên lúc này những Javascript Frameworks, Libraries sinh ra để cứu rỗi, như React, Vue hay Angular thần thánh và vì thế hiện nay đa số các nhà tuyển dụng khi nào cũng yêu cầu 4 thứ này là HTML, CSS, JS và ít nhất 1 framework hoặc lib

1. Thực trạng nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT hiện nay

Đặc biệt hơn, những năm gần đây ngành CNTT rất hot và nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao. Với đặc thù của ngành nên dù chỉ là thực tập sinh những các công ty vẫn yêu cầu các bạn sinh viên phải hiểu biết căn bản rất nhiều kiến thức để dễ dàng hơn trong quá trình học tập. Hơn nữa tỉ lệ cạnh tranh cũng rất cao khi số lượng sinh viên ngành CNTT ngày càng đông. Do đó đòi hỏi các bạn ngoài việc học ở trường thì phải cần tìm hiểu để trau dồi thêm kiến thức.

2. Sinh viên ngành CNTT cần?

Tự học, mày mò hoặc bạn có thể tham gia các khóa học online/offline và hiện nay cũng có rất nhiều khóa học miễn phí trên các diễn đàn.  

Các bạn không cần phải “Master” mà hãy nắm chắc nền tảng là có thể đi thực tập, thử việc, rồi va chạm thực tế vì va chạm thực tế sẽ giúp bạn lên trình rất nhanh, biết làm việc nhóm, biết bản thân còn thiếu cái gì để bổ sung, biết deadline, áp lực ra sao khi đi làm….

4 điều trên thì HTML CSS học có thể sẽ nhanh rồi từ từ luyện thành thạo sau, đến JS thì phải nắm tốt để qua Framework học cho dễ hơn và lúc đó sẽ hiểu tại sao lại cần học cái này, cái nọ…

Sẽ là một điểm cộng nếu các bạn nên làm các dự án cá nhân như cắt một giao diện nào đó với HTML CSS và JS, đỉnh hơn thì làm bằng Framework hoặc Library mà các bạn theo đuổi như React chẳng hạn. Làm nhiều dự án cá nhân rồi bỏ vào CV thì khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng bạn hơn là bạn không có cái gì ngoài thông tin của bạn.

Ví dụ như: Làm một trang web xem phim, đọc truyện, nghe nhạc… Áp dụng toàn bộ kiến thức đã học vào, HTML CSS làm giao diện siêu đẹp, Javascript tương tác xử lý cực hay, rồi React tối ưu routing, components… làm ít mà chất lượng còn hơn làm nhiều mà không đảm bảo chất lượng. Nhưng phải biết và hiểu những thứ mình làm để lúc phỏng vấn mà tự tin trình bày.

Rồi tìm hiểu các cách đưa lên mạng như  Vercel, Github Pages để có 1 đường dẫn hẳn hoi cho người dùng truy cập vào xem và đánh giá…

Các bạn cứ mạnh dạn tự tin đi phỏng vấn, không đậu công ty này thì mình thử ở công ty khác. Đi phỏng vấn đúc kết được nhiều kinh nghiệm phỏng vấn luôn, và biết mình thiếu sót những gì để về bổ sung rất chi là hay. Có rất nhiều người chọn trải nghiệm bằng cách đi phỏng vấn để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình để cải thiện.