THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO BÉ 7 TUỔI MẸ CẦN BIẾT

Bé 7 tuổi đã bắt đầu tập làm “người lớn” với hành trang đi học chăm ngoan từ sáng đến chiều. Đồng thời, bé còn học ngoại khóa, kỹ năng khá nhiều nên cần chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất. Mamamy bật mí cho Mẹ thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tuổi.

1. Chiều cao cân nặng của bé 7 tuổi

Chiều cao cân nặng của bé 7 tuổi

Với trẻ  từ 2 – 10 tuổi, Mẹ nên đo cân nặng và chiều cao cho bé 6 tháng một lần để có thể nắm được tình trạng phát triển và kịp thời xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập cân bằng để phù hợp với cơ thể bé nhất.

1.1. Chiều cao

  • Giai đoạn 7 tuổi: Trung bình, bé trai 7 tuổi sẽ cao khoảng 121.7cm và tương tự 120.8cm với bé gái.
  • Giai đoạn 7,5 tuổi: Bé 7 tuổi sẽ cao khoảng 124.5cm đối với con trai và 123.7cm đối với con gái.

1.2. Cân nặng

  • Giai đoạn 7 tuổi: Một bé trai 7 tuổi tròn sẽ có cân nặng khoảng 22.9kg và sẽ là 22.4kg với một bé gái.
  • Giai đoạn 7,5 tuổi: Sau nửa năm, các bé sẽ dao động tăng hơn 1kg. Như vậy là bé trai sẽ khoảng 24.1kg và bé gái đạt khoảng 23.6kg.

Cân nặng và chiều cao trung bình không là thước đo chính xác 100% cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên đây là một kênh tham khảo hữu ích và khoa học để Mẹ nắm bắt được tình trạng của con, từ đó tham khảo lời khuyên của bác sỹ và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.

2. Thực phẩm cần thiết cho bé 7 tuổi

Thực phẩm cần thiết cho bé 7 tuổi

2.1. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột đứng đầu trong những nguồn cấp năng lượng cho cơ thể bé. Tinh bột có ở cơm, bánh mì, các loại khoai,…

Truyền thống trong căn bếp của người Việt, cơm là thực phẩm không thể thiếu. Các Mẹ thường quan niệm bé ăn càng nhiều cơm càng tốt, tuy nhiên không phải vậy. Mẹ nên cho bé ăn lượng cơm hợp lý, đủ no và đủ năng lượng hoạt động. Việc dư thừa tinh bột có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ và béo phì về lâu dài.

2.2. Nhóm thực phẩm giàu đạm

Đạm là dưỡng chất nhằm chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong quá trình vận động. Ngoài ra, đạm còn quan trọng trong quá trình ghi nhớ và sáng tạo của bé.

Nhóm thực phẩm giàu đạm là thịt, cá và trứng. Với bé 7 tuổi, Mẹ lưu ý mỗi tuần không nên cho bé ăn quá 500gr thịt nạc và 3 quả trứng. Để không bị dư thừa chất, Mẹ có thể cho bé ăn đa dạng như bổ sung hải sản trong bữa ăn. Ngoài ra, đậu phộng, hạnh nhân cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu đạm Mẹ nên biết.

Sữa là thành phẩm thuộc nhóm đạm. Sữa có nhiều loại, như sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa bột, váng sữa,… Mẹ nên cho bé uống 200 – 250 ml sữa sau mỗi bữa sáng hoặc tối.

2.3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Nhóm chất béo có trong các loại bánh. Lượng béo này cần được cung cấp vừa đủ cho cơ thể, vì dễ gây ra tình trạng béo phì.

Nhiều Mẹ cắt triệt để đồ ngọt trong thực đơn của bé. Đây là kiến thức sai lầm đối với dinh dưỡng cho bé. Trong chất béo có Omega3 bổ sung và bảo vệ màng chế bào thần kinh, não bộ và giúp não bộ hoạt động hiệu quả.

Ngoài bánh, nhóm chất béo còn có ở trong dầu thực vật, hạt óc chó, quả bơ,…

2.4 Nhóm Vitamin và khoáng chất

Ngoài ra, Mẹ nên cho bé ăn các loại hoa quả, rau xanh để bổ sung xơ và vitamin tăng sức đề kháng, hoạt động hiệu quả.

3. Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tuổi còi xương

Còi xương thường do trẻ thiếu Vitamin D3, biếng ăn và ít vận động ngoài trời, hấp thụ ánh nắng mặt trời

Còi xương thường do trẻ thiếu Vitamin D3, biếng ăn và ít vận động ngoài trời, hấp thụ ánh nắng mặt trời. Với những bé có dấu hiệu còi xương, Mẹ nên:

  • Cho bé chơi ngoài trời nhiều hơn, đặc biệt là khung thời gian 7 giờ – 9 giờ 30 phút buổi sáng. Ánh nắng buổi sáng rất tốt cho con vì bổ sung Vitamin D giúp bé cao lớn, chắc khỏe và trạng thái tích cực, vui vẻ;
  • Xây dựng thực đơn khoa học và hấp dẫn, bổ sung các dưỡng chất cho bé;
  • Cho bé ngủ đủ giấc và đúng giờ để bổ sung hooc môn tăng trưởng.

4. Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tuổi béo phì

Nếu bé 7 tuổi có dấu hiệu béo phì hoặc béo phì, Mẹ nên:

  • Kiểm soát số bữa ăn và hàm lượng thức ăn bé nạp vào cơ thể mỗi ngày. Mẹ tránh cho bé ăn quá nhiều cơm và hạn chế chất béo;
  • Cho bé ăn đúng giờ, không nên vừa ăn vừa xem tivi, điện thọai, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ;
  • Sau 21 giờ chỉ nên cho bé ăn nhẹ hoặc uống sữa. Hạn chế cho bé ăn nhiều vì gây ra táo bón, khó tiêu ở bé;
  • Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả;
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán. Đồ ăn chiên rán không chỉ gây béo phì ở trẻ, mà còn là nguồn cơn của các bệnh mỡ máu, tiểu đường sớm;
  • Khuyến khích và dành thời gian tập luyện thể chất cùng bé.

Điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tuổi béo phì

5. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 7 tuổi

Bé 7 tuổi của Mẹ vẫn chưa có nhiều ý thức trong việc tự giác ăn uống. Mẹ nên quan tâm đến bữa ăn của bé nhiều hơn.

  • Lựa chọn thực phẩm và chế biến đa dạng để kích thích thị giác và vị giác cho bé;
  • Chia ra thành nhiều bữa khoa học trong ngày, bao gồm bữa chính và bữa phụ;
  • Bổ sung thêm sữa và sữa chua, men tiêu hóa phù hợp với bé 7 tuổi;

Bé 7 tuổi vận động cơ thể và trí óc nhiều nên rất cần chế độ dinh dưỡng bổ dưỡng, cân đối và chỉnh chu để bổ sung năng lượng và dưỡng chất phát triển. Mẹ tham khảo và quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng cho bé 7 tuổi nhà mình hơn nhé!

Tham khảo: https://www.who.int/childgrowth/standards/Technical_report.pdf

Xem thêm:

8 Món ăn vặt hấp dẫn khiến bé thích mê

7 lưu ý quan trọng để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ