THỐNG KÊ QUỐC GIA VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Giới thiệu

Tin tức

Văn bản pháp quy

Đăng nhập

Tài liệu điều tra

Kết quả điều tra


Giới thiệu Điều tra thống kê quốc gia thương mại điện tử

02/05/2019 10:45:45 (GTM +7)

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

Điều tra thống kê quốc gia thương mại điện tử (TMĐT) được tiến hành trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin thống kê đáp ứng các mục tiêu chủ yếu sau:

– Tổng hợp chỉ tiêu “Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử” trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.

– Đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp;

– Đánh giá trình độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp;

– Đánh giá hiệu quả ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp;

– Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển TMĐT ngắn hạn và dài hạn.

Việc điều tra đáp ứng các yêu cầu sau:

– Cơ sở dữ liệu điều tra phải đảm bảo tính chính xác, đáp ứng yêu cầu về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương;

– Việc điều tra thống kê phải được tiến hành phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về điều tra thống kê.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA

2.1. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp.

Cụ thể:

(1). Khu vực doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước.

– Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.

– Công ty nhà nước.

(2). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm:

– Công ty cổ phần; công ty TNHH có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%.

– Doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty hợp danh.

– Công ty TNHH tư nhân.

– Công ty cổ phần không có vốn nhà nước.

(3). Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

2.2. Phạm vi điều tra

Cuộc điều tra được thực hiện trên phạm vi toàn quốc ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các đối tượng điều tra trên.

3. THỜI ĐIỂM, THỜI KỲ VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA

– Thời điểm, thời gian điều tra: 06 tháng cuối năm 2019.

– Thời kỳ điều tra: Theo quy định tại Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia.

4.  NỘI DUNG ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA

4.1. Nội dung điều tra

4.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

– Tên doanh nghiệp;

– Địa chỉ; điện thoại; fax;

– Loại hình doanh nghiệp;

– Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ yếu.

4.1.2. Các chỉ tiêu thống kê chủ yếu

(1). Chỉ tiêu về giao dịch TMĐT

(2). Chỉ tiêu về kết nối Internet

(3). Chỉ tiêu về triển khai ứng dụng phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động TMĐT

(4). Chỉ tiêu về áp dụng các biện pháp bảo mật CNTT và TMĐT

(5). Chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT

(6). Chỉ tiêu tỷ lệ % chi phí ứng dụng CNTT và TMĐT

(7). Chỉ tiêu về sử dụng e-mail thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh

(8). Chỉ tiêu về doanh nghiệp có website TMĐT

(9). Chỉ tiêu về doanh nghiệp tham gia giao dịch trên websiter cung cấp dịch vụ TMĐT

(10. Chỉ tiêu về doanh nghiệp đặt hàng trực tuyến

(11). Chỉ tiêu về doanh nghiệp đơn đặt hàng trực tuyến

(12). Chỉ tiêu về doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động

(13). Chỉ tiêu về doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(14). Chỉ tiêu tỷ lệ % doanh thu thương mại điện tử trên tổng doanh thu thương mại của đơn vị

4.2. Phiếu điều tra

Có 01 loại phiếu điều tra:

Phiếu thu thập thông tin về tình hình ứng dụng và giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp năm 2019.

5.  CÁC BẢNG DANH MỤC ÁP DỤNG TRONG CUỘC ĐIỀU TRA

– Danh mục Đơn vị hành chính: Áp dụng theo Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và cập nhật đến 31 tháng 12 năm 2018;

– Bảng phân ngành kinh tế: Áp dụng theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

6. LOẠI ĐIỀU TRA, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

6.1. Loại điều tra

Cuộc điều tra thống kê quốc gia về TMĐT được tiến hành theo phương pháp điều tra toàn bộ

6.2. Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:

– Điều tra thu thập trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp đến các đơn vị điều tra gặp cán bộ được phân công của các đơn vị, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung và cùng với cán bộ của đơn vị thu thập, tính toán số liệu để ghi vào phiếu điều tra.

– Điều tra gián tiếp:

+ Tổ chức hội nghị tập huấn giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung cách ghi phiếu và yêu cầu đơn vị điều tra gửi phiếu điều tra về cơ quan điều tra theo đúng nội dung và thời gian quy định của Phương án điều tra.

+ Doanh nghiệp có điều kiện về công nghệ thông tin (máy tính, kết nối Internet,…): Doanh nghiệp vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương về điều tra thống kê quốc gia thương mại điện tử, link liên kết http://thongketmdt.dvctt.gov.vn/; sau đó (1) tải mẫu Phiếu điều tra, ghi thông tin trực tiếp vào Phiếu điều tra và gửi cho cơ quan điều tra, hoặc (2) tạo tài khoản bằng cách khai thông tin doanh nghiệp, điền trực tiếp thông tin điều tra thống kê và gửi cho đơn vị điều tra qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, TỔNG HỢP THÔNG TIN VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA

7.1. Phương pháp xử lý thông tin

– Nhập tin kết quả điều tra bằng bàn phím.

– Xây dựng phần mềm xử lý kết quả điều tra.

– Xử lý dữ liệu điều tra bằng phần mềm điều tra.

7.2. Quy trình tổng hợp thông tin

– Tiếp nhận và làm sạch thông tin.

– Đánh mã, nhập tin kết quả điều tra.

– Tổng hợp kết quả điều tra.

– Kết xuất thông tin theo biểu đầu ra.

– Đánh giá, bình luận, diễn giải số liệu.

7.3. Biểu đầu ra của điều tra

Biểu đầu ra của điều tra được thiết kế theo các phân tổ chủ yếu và theo yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ Công Thương.