THÁI ĐỘ VÀ TRÌNH ĐỘ, CÁI NÀO QUAN TRỌNG HƠN
Nội Dung Chính
THÁI ĐỘ VÀ TRÌNH ĐỘ, CÁI NÀO QUAN TRỌNG HƠN
Vì sao rất nhiều nhà tuyển dụng lớn không chú tâm quá nhiều vào bằng cấp. Mà đánh giá ứng viên qua cách ứng xử và xử lý tình huống? Bởi vì trình độ có thể đào tạo được. Nhưng phẩm chất, tính cách và thái độ chuẩn mực không phải ai cũng có. Nó là cả một quá trình cấu thành từ nhiều yếu tố không chỉ ngày một ngày hai.
Hầu hết tất cả ứng viên sau khi trải qua màn phỏng vấn gắt gao về trình độ đến đâu. Kinh nghiệm ra sao thì khi vào làm, mỗi công ty sẽ có một khuôn khổ riêng. Một cách vận hành riêng buộc phải đào tạo lại. Vậy nên chọn người có thái độ hay trình độ?
1. Vì sao nói thái độ hơn trình độ?
Có thể nói trình độ là phần ngọn được thể hiện ra bởi gốc rễ. Còn thái độ nằm về phần đạo đức, nhân cách của một người. Thái độ phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh, yếu tố cấu tạo nên như nền giáo dục, kiến thức, học hỏi, tư duy, kinh nghiệm, nhận thức…
Trình độ chuyên môn có thể dễ dàng học và tiếp nhận một cách bị động. Nhưng nền tảng văn hóa. Tính cách lại khó thấy và cần có sự chủ động tiếp thu, trau dồi. Một người giỏi có thể do thời thế buộc họ phải thế. Nhưng một người tốt thì không ai ép họ làm thế. Vậy nên nếu chỉ có chuyên môn mà không có nền tảng văn hóa thì dù có tài năng cỡ nào cũng khó mà tiến xa và đứng vững được.
Để có một thái độ tốt luôn tích cực, thân thiện, hòa nhã và cầu tiến… Mỗi người, mỗi cá nhân phải luôn tự nhìn nhận lại bản thân. Phải sai lầm, phải trả giá, phải nỗ lực để rút kết cho mình kinh nghiệm trở nên tốt hơn. Còn chỉ để giỏi, bạn chỉ cần cố gắng học theo những người đã đi trước.
2. Thái độ quyết định sự thăng tiến
Nếu bạn ỷ mình giỏi, có kiến thức, có học vấn cao mà chỉ ngồi rung đùi tại một vị trí, coi thường tất cả, không nỗ lực cố gắng thì vĩnh viễn bạn chỉ ở tại chỗ đó mà thôi.
Vì sao cùng vào một thời gian, là người giỏi hơn nhưng bạn bè cùng trang lứa đã đứng ở những thứ hạng có giá trị cao hơn? Chính là nằm ở thái độ làm việc, nhìn nhận và cố gắng về những điều cao hơn.
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng kiến thức chỉ chiếm 4%. Kỹ năng 26% còn thái độ chiếm tới 70% trong biểu đồ nhân sự. Cho nên hầu hết người ta chỉ sử dụng lao động có kiến thức chuyên ngành tốt ở những vị trí thấp. Ở vị trí càng cao hơn thì các yếu tố kỹ năng. Thái độ lại càng trở nên quan trọng hơn.
3. Thái độ quyết định cuộc sống của bạn
Cách bạn đối mặt với khó khăn, cách bạn nhận lời khuyên, cách bạn cố gắng, cách bạn lắng nghe chia sẻ, cảm thông… Tất cả đều quyết định sự thành bại trong tương lai của bạn. Vốn dĩ, trình độ không giải quyết được những vấn đề trên.
Nếu chỉ biết than vãn. Chỉ chăm chăm vào công lao bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội và sự trưởng thành. Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân. Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, đã ung dung tự tại thì tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
Tất cả những thái độ tốt trên sẽ quyết định bạn là giai cấp nào, tầng lớp nào, giá trị như nào. Nếu thay vì phàn nàn và đòi hỏi. Mà thay vào đó là nỗ lực vì giá trị bản thân. Thì thành công của bạn sẽ vững vàng hơn và bạn có thể đi lâu hơn.
4. Thái độ như thế nào là tốt?
4.1 Có trách nhiệm
Bạn biết vì sao người ta luôn khâm phục cách làm việc, thái độ làm việc của người Nhật không? Bởi dù là trẻ em hay người lớn, mỗi người đều tự ý thức được lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Họ sống cho họ nhưng cũng là vì xã hội. Họ có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng dù là bất cứ việc nhỏ hay lớn.
Đừng bao giờ làm việc theo kiểu đối phó. Làm cho xong và không quan tâm đến chất lượng. Nó không những ảnh hưởng đến năng suất, công ty. Mà về lâu dài bạn trong mắt những vị lãnh đạo sẽ không còn uy tín nữa. Không ai dám giao trọng trách hay đề xuất vị trí cao hơn cho bạn cả. Hãy cố gắng hết khả năng của mình để xứng đáng với khoản thù lao mà bạn được nhận hàng tháng.
4.2 Tôn trọng mọi người
Việc tôn trọng bạn bè, người thân, người lớn tuổi, đồng nghiệp hay thậm chí là người nhỏ tuổi, nhân viên của mình là cần thiết. Hãy học cách đối xử đúng mực, có giáo dục hơn.
Hãy luôn nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ và xin lỗi khi làm sai. Đừng bỏ qua lời khuyên nhủ của người khác. Kể cả những người không có vị trí bằng bạn. Hãy đối xử tốt với mọi người bằng một thái độ tích cực nhất có thể.
Những điều này dù không đem lại tiền bạc hay giá trị hữu hình. Nhưng nó sẽ giúp bạn khẳng định được giá trị. Có cái nhìn khác hơn và tiếp cận được nhiều mối quan hệ, nhiều cơ hội hơn.
4.3 Suy nghĩ tích cực
Thái độ tốt còn là cái cách bạn đối diện với mọi việc xung quanh. Đặc biệt là sai lầm và thử thách. Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy bất lực trước công việc. Nhưng cách bạn làm thế nào đối mặt với cảm giác đó chính là thể hiện thái độ của bạn.
Hãy học cách đối mặt, vực dậy, xem xét, thay đổi và vượt qua nó. Đừng để những sai lầm kéo ta lùi lại và dừng bước. Khi làm việc sai, khi bị sếp mắng nếu ta chỉ biết hậm hực, chán ghét thì công việc của bạn khi sửa chữa sai lầm chỉ là đối phó.
Nhưng khi bạn suy nghĩ tích cực. Thái độ tốt đó chính là cách bạn làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn và rút được nhiều kinh nghiệm hơn. Hãy vui vẻ coi đó là lời khuyên. Cố gắng vượt qua như một bài kiểm tra nhỏ và cảm ơn những người chỉ ra lỗi sai của ta.
Hãy linh động trong suy nghĩ. Luôn biết cách định hướng để cải thiện vấn đề, lật ngược tình thế mà bạn đang đối mặt. Khi một thách thức bất ngờ ập đến, một người thành công sẽ biết cách linh hoạt ứng phó hợp lý.
4.4 Nhiệt tình
Nhiệt tình là một thái độ tốt tích cực bạn cần có. Một người nhiệt tình thể hiện bằng việc họ sẵn sàng làm những việc mà người khác ngại làm. Họ luôn hăng hái thử sức với mọi công việc, điều này giúp họ tìm ra được sở thích và sở trường của bản thân.
4.5 Kỷ luật
Tự kỷ luật bản thân là một loại thái độ cao không phải ai cũng có thể dễ dàng rèn luyện được. Kỷ luật là từ bỏ những niềm vui ngắn hạn trước mắt để hướng tới kết quả lâu dài. Một người có thái độ kỷ luật là sẽ tự hà khắc với bản thân hướng tới sự hoàn thiện mà không mù quáng.
Kỷ luật thể hiện ở việc tuân thủ các cam kết về mặt thời gian. Nhất quán trong quan điểm, hành động và tập trung vào công việc với năng lượng cao nhất đem lại hiệu quả cao.
4.6 Luôn ham học hỏi
Thái độ tốt là việc bạn luôn ham học hỏi, luôn cố gắng và nhìn nhận mọi thứ xung quanh với thái độ hồ hởi để tìm hiểu và phát triển thêm. Điều này giúp hình thành các kỹ năng, kiến thức còn thiếu rất nhanh cho bản thân.
Một nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển một người chưa có kinh nghiệm gì vào làm nếu anh ta có khả năng học hỏi thay vì chọn người có trình độ cao và cho mình là trên hết.
4.7 Luôn biết ơn
Thái độ biết ơn không chỉ đem lại giá trị cho bản thân mà còn là mấu chốt duy trì các mối quan hệ. Là thái độ được đánh giá rất cao tạo nên thiện cảm và hài lòng ở mọi người đối với bạn bằng cách này hay cách khác.
Người ta chỉ thường biết ơn người khác khi đã làm gì đó cho mình, khi mình thực sự nhận được điều gì đó giá trị. Hoặc cái họ được nhận là đương nhiên như đi ăn quán bạn trả tiền nên không cần biết ơn? Sinh ra trong gia đình giàu có nên bạn có điều kiện là dĩ nhiên mà không cần biết ơn?
Chẳng có thứ gì trên đời này là cho không bạn cả. Hãy tỏ thái độ biết ơn ngay khi có thể, cái bạn nhận lại là giá trị, là lợi ích cho chính bạn nên đừng phớt lờ nó. Dù không có lợi ích gì, không giúp bạn giàu có thì việc biết ơn chắc chắn sẽ cho bạn một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Hãy nhớ thái độ đối với công việc của bạn như thế nào nó sẽ phản ánh trực tiếp con đường thăng tiến của bạn. Chính vì thế, thái độ luôn được xếp cao hơn trình độ. Nếu bạn có thể rèn luyện và kiêm nhiệm đủ những thái độ tốt với công việc, cuộc sống thì không có lý gì bạn không thành công dù theo hướng này hay hướng khác.
OBOX GROUP
Theo INEDU
Ảnh INTERNET