TẾT CAMPUCHIA – DỊP LỄ ĐẶC SẮC “NÍU CHÂN” DU KHÁCH ĐẾN VỚI XỨ CHÙA THÁP

TẾT CAMPUCHIA – DỊP LỄ ĐẶC SẮC “NÍU CHÂN” DU KHÁCH ĐẾN VỚI XỨ CHÙA THÁP

Vương quốc Campuchia được mệnh danh là một trong những vùng đất linh thiêng bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á. Nơi đây không những nổi bật với quần thể Angkor hùng vĩ mà còn nổi bật với nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó không thể không kể đến ngày tết Campuchia. Nếu có cơ hội du lịch Campuchia vào đúng dịp lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nét văn hóa vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây. Và chắc hẳn ai ai cũng bị “níu chân” trải nghiệm trọn vẹn những ngày tết tại xứ chùa tháp này.

Tết Campuchia – Ngày hội lớn nhất trong năm của đất nước xứ chùa tháp

Tết Campuchia – Những ngày tết lớn nhất tại xứ sở chùa tháp

Tết Campuchia là ngày tết cổ truyền lớn nhất trong năm tại xứ chùa tháp linh thiêng. Đến với ngày hội lớn của nhân dân Campuchia, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí náo nhiệt, ấm cúng nhưng cũng vô cùng đặc sắc với các hoạt động mang đậm bản sắc của người dân nơi đây. Nếu có cơ hội đặt chân đến Campuchia vào đúng dịp tết của người Khmer, bạn nhất định không nên bỏ qua những ngày hội lớn như:

Tết cổ truyền Campuchia

Tết cổ truyền Campuchia hay còn gọi là Chol Chnam Thmay hoặc là Chaul Chnam Thmay. Đây là một trong những lễ hội lớn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người dân khmer. Ngoài Campuchia, đây cũng là dịp lễ tết của nhiều nước khác như Lào, Thái Lan, Myanmar, Siri Lanka.

Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ lòng tin của người dân về một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho đời sống của người dân trong năm. Do đó, hàng năm ngày này được định làm ngày lễ hội, tết cổ truyền của toàn dân Campuchia. Trong dịp lễ đặc biệt này, các hoạt động vui chơi như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh lửa,…được khắp nơi thực hiện.

Thời gian tổ chức ngày tết cổ truyền Campuchia là khoảng giữa tháng 4 dương lịch (đầu tháng Chét trong lịch Phật giáo Khmer – Ngày 13 – 15/4 dương lịch). Dịp lễ này sẽ kéo dài trong 3 ngày đối với năm thường và 4 ngày đối với năm nhuận. Mỗi ngày tết lại có tên gọi khác nhau:

– Ngày đầu tiên: Maha Songkran (Chôl sangkran thmây):

+ Ngày Maha Songkran sẽ diễn ra lễ rước đại lịch. Trong ngày này, mọi ngày tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới và mang cỗ, lễ lên chùa vào giờ tốt đã được chọn lựa (không phân biệt buổi sáng hay buổi chiều).

+ Ngày đầu tiên của tết Campuchia mọi người thường mang theo các lễ vật như nhang đèn, hoa quả đến chùa để làm lễ rước đại lịch, Maha Songkran.

– Ngày thứ hai: Wanabat (Wonbơf):

+ Ngày Wanabat là ngày lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình tại Campuchia sẽ làm cơm dâng lên các vị sư, sãi tại chùa vào buổi sáng hoặc trưa. Lễ dâng cơm này sẽ được các nhà kinh tụng kinh để làm lễ tạ ơn những người làm ra và mang vật thực đến chùa.

+ Vào buổi chiều, lễ đắp núi cát được tiến hành để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều núi nhỏ gồm có tám hướng, đắp một núi cát ở vị trí trung tâm để cầu nguyện.

– Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơng săk):

+ Khác với 2 ngày tết đầu tiên, ngày thứ 3 có tên là Tngai Laeung Saka là ngày lễ tắm tượng Phật và tắm sư. Vào buổi sáng, mọi người sẽ dâng cơm lên các sư trên chùa, họ lắng nghe thuyết pháp. Buổi chiều, đốt nhang, dân lễ nhang, dâng nước có ướp hương thơm đến để tham gia lễ hội tắm Phật để gột rửa những điều không may của năm cũ và sang năm mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn.

+ Sau lễ tắm Phật, mọi người tắm cho các vị sư sãi cao niên và rước các nhà sư đến nghĩa trang để cầu siêu cho linh hồn người quá cố. Cuối cùng, mọi người về nhà tắm tượng Phật tại nhà, làm cỗ chúc phúc cho ông bà, cha mẹ để xin tha thứ cho những thiếu sót của năm cũ.

Trong những ngày này, mọi người thường đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc phúc tài lộc, sức khỏe, phát đạt và cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi trong ngày tết. Tất cả người dân Campuchia sẽ ăn mặc đẹp, quét dọn sửa sang nhà cửa để đón năm mới. Mọi công tác chuẩn bị được thực hiện chu toàn tương tự như dịp tết cổ truyền của người Việt.

Tuy nhiên, thời khắc đón giao thừa trong ngày tết cổ truyền của người dân Campuchia có khác với người Việt Nam. Họ không quy định thời khắc giao thừa vào đêm 30 tết như người Việt mà thời khắc giao thừa có thể vào sáng, trưa, chiều, tối ở các giờ khác nhau tùy thuộc vào các sư trên chùa xem giờ đẹp và thông báo lại.

Nếu có cơ hội đến với đất nước Campuchia vào đúng dịp tết cổ truyền của người dân Khmer du khách chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị. Đây cũng là dịp để bạn trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của người dân Campuchia, hòa mình vào niềm vui chung của cả đất nước xinh đẹp này.

Xem thêm: TOUR CAMPUCHIA BAY THẲNG TỪ HÀ NỘI (4 NGÀY 3 ĐÊM)

Lễ hội té nước tại Campuchia

Bên cạnh 3 ngày tết cổ truyền vô cùng đặc sắc tại Campuchia, du khách còn có cơ hội tham gia vào một trong những lễ hội lớn bậc nhất trong năm tại xứ sở chùa tháp này đó chính là lễ hội té nước. Ngày hội này không những khiến du khách thập phương háo hức chờ đợi mà ngay chính người dân Campuchia cũng mong chờ đến ngày hội này.

Thời gian tổ chức lễ hội té nước trùng với thời gian ngày tết cổ truyền Campuchia diễn ra là ngày 13 – 15/4 dương lịch. Người dân sẽ tiến hành lễ hội té nước cùng với ngày tết Chol Chnam Thmay của người Khmer. Ngày hội này mang đến nét đặc sắc riêng, thay vì chúc nhau những lời chúc may mắn, mọi người sẽ té nước vào nhau để mong cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả.

Trong ngày hội té nước, người dân Campuchia sẽ mang hoa tươi, lễ vật đến chùa nghe giảng kinh pháp, thực hiện các nghi lễ truyền thống tại đây. Đặc biệt, trong những ngày này đường phố được trang trí hoa tươi đẹp mắt, mọi người cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống của người Khmer cùng với rượu thốt nốt cổ truyền. Hầu hết, du khách du lịch đến Campuchia vào dịp lễ này đều có được những trải nghiệm hết sức thú vị đến mức “quên cả lối về”.

Lễ hội đua thuyền Bon Om Touk tại Campuchia

Nhắc đến những lễ hội đặc sắc bậc nhất tại xứ sở chùa tháp thật thiếu sót nếu như bỏ qua lễ hội đua thuyền Bon Om Touk nổi tiếng bậc nhất tại đây. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer để chứng minh sự tài năng, nhanh nhẹn, kiên trì, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước,… của người dân nơi đây.

Lễ hội nước Bon Om Touk thường diễn ra từ ngày 21 – 23/11 hàng năm tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở thành phố Phnom Penh. Nếu muốn tham gia vào ngày lễ lớn của người Khmer này bạn nên chú ý sắp xếp lịch trình hợp lý, book khách sạn sớm để đảm bảo chuyến đi của bạn không bị gián đoạn hay bị lệch lịch trình.

Tết Campuchia không những trở thành ngày hội quan trọng bậc nhất của người dân nơi đây mà nó còn trở thành “mùa cao điểm du lịch” thu hút hàng triệu du khách đến với đất nước xinh đẹp này. Để đảm bảo cho chuyến hành trình của bạn diễn ra thuận lợi nhất thay vì tự sắp xếp mọi lịch trình thì tại sao bạn không chọn ngay cho mình 1 tour du lịch chất lượng nhỉ? Đến với tour du lịch Campuchia của Vạn An Travel bạn vừa đảm bảo chuyến du hí cực thú vị lại còn được đảm bảo về mức giá cực phải chăng. Nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline:  0858-091-888/ 097-331-0006 để được tư vấn kịp thời nhé!

Tin liên quan

Du lịch campuchia – Tổng hợp kinh nghiệm chi tiết nhất từ A – Z

KINH NGHIỆM DU LỊCH SIEM REAP TỰ TÚC – “ĐI LÀ MÊ QUÊN CẢ LỐI VỀ”

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Angkor Wat – Khám phá sự kỳ bí phía sau cánh rừng già tại đất nước phật giáo