TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KEM CHỐNG NẮNG
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KEM CHỐNG NẮNG
21/09/2018
Tất tần tật những điều cần thiết xoay quanh kem chống nắng đều có trong bài viết này, bạn đừng bỏ qua nhé!
Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học
Kem chống nắng về cơ bản có 2 loại chính là kem chống nắng hoá học và kem chống nắng vật lý. Cả hai loại sản phẩm này đều mang công dụng chống nắng hoàn hảo, tuy nhiên, về bản chất chúng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Tiêu biểu có thể kể đến như:
-
Tên gọi:
Kem chống nắng vật lý: Sunblock, Sunscreen (Inorganic), kem chống nắng vô cơ.
Kem chống nắng hoá học: Sunscreen (Organic), kem chống nắng hữu cơ.
-
Cách hoạt động:
Kem chống nắng vật lý: Bảo vệ da khỏi tia UV bầng cách tạo ra lớp chắn trên bề mặt da nhằm khuếch tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da.
Kem chống nắng hoá học: Bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ các tia này, xử lý và phân huỷ trước khi chúng gây tác động trực tiếp lên da.
-
Thành phần chống nắng chính yếu:
Kem chống nắng vật lý: Titanium Dioxide, Zinc Oxide
Kem chống nắng hoá học: Octylcrylene, Avobenzone, Octinoxate, Oxybenzone…
-
Độ bền với ánh sáng:
Kem chống nắng vật lý: Bền.
Kem chống nắng hoá học: Hầu hết là bền. Riêng thành phần Avobenzone thì không bền nếu không được kết hợp với các thành phần chống nắng khác.
-
Kết cấu:
Kem chống nắng vật lý: Chất kem đặc, màu hơi đục, khó tán đều trên da, thường để lại vệt trắng. Dễ bị mất đi khi chà sát hoặc vận động nhiều, phải thường xuyên bôi lại.
Kem chống nắng hoá học: Không màu, không mùi, có nhiều dạng thức: lỏng, gel, dạng xịt… Có thể dùng làm kem lót trang điểm.
Chỉ số SPF là gì?
Theo FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) thì SPF (Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống tia UVB được dùng trong mỹ phẩm. Định mức này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm khi apply kem chống nắng lên da.
Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, thì 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc 1 loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ chặn được 93% các tia UVB, SPF 30 chặn được 95% và SPF 60 thì lọc được 98%.
Thông thường con số đằng sau SPF sẽ được hiểu theo một trong hai cách phổ biến như sau:
– Theo thời gian: Cách hiểu này được tính bằng cách lấy chỉ số SPF nhân với 10 để tính được số phút mà kem phát huy hiệu quả trên da. Ví dụ: Kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ chống nắng được trong khoảng 10×15=150 phút, kem chống nắng có chỉ số SPF 50 sẽ chống nắng trong khoảng 500 phút.
– Theo phần trăm: Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF 15, khi đặt trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93.4% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là 96.7% và SPF 50 là 98%. Tuy nhiên, những con số này chỉ có thể đạt được tối đa trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là trọn vẹn. Nói một cách rõ hơn, SPF 15 có thể chống được 93,4% tác hại của tia UVB trong khoảng 150 phút trên lý thuyết, nhưng thực tế chỉ có thể duy trì hiệu quả này tầm 120 phút mà thôi.
Hiện nay trên thị trường rất ít các sản phẩm nào dám cam kết kem chống nắng chống được 100% tác hại từ tia UV, ngoại trừ một số sản phẩm được tích hợp công nghệ Murasol độc quyền của Murad.
Xem thêm: Kem chống nắng khoáng chất 5 tác động City Skin Age Defense Broad Spectrum SPF 50 PA++++ giá 2.358.000 đồng.
PA là gì?
PA (Protection Grade of UVA) là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản công bố. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng. Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường khoảng 4 – 8 giờ (PA++), 8 – 12h (PA+++), hoặc hơn 16 giờ đồng hồ (PA++++).
Trên bao bì của kem chống nắng, chỉ số PA còn được thể hiện kèm theo các dấu “+”. Theo đó, ngành mỹ phẩm Nhật Bản chia PA thành các mức độ:
- PA+: có khả năng chống tia UVA, ở mức 40 – 50%
- PA++: chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%
- PA+++: chống tia UVA tốt, lên đến 90%
- PA++++: chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%
Đối với một số sản phẩm kem chống nắng, bạn có thể sẽ không tìm thấy kí hiệu của PA, thay vào đó, bạn có thể kiểm tra bằng các tên viết tắt như UVA – UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA2. Hoặc các kí hiệu tùy theo quy định riêng của một số thương hiệu, quốc gia, tổ chức. Ví dụ như SPF 60 – 12, có nghĩa là SPF 60 VÀ PA +++.
Bên cạnh đó, nếu chuộng sản phẩm chống nắng từ các quốc gia như Anh, Mỹ hay một vài quốc gia Châu Âu, bạn sẽ thấy rằng các nhãn thường không cung cấp chỉ số PA hay nhãn thông tin “UVA protect”. Thay vào đó là dòng chữ “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum”, có nghĩa là “quang phổ rộng”, tức là công nhận đầy đủ điều kiện chống nắng, có tác dụng hạn chế tác hại của cả 2 tia UVA và UVB.
Các tiêu chí chọn kem chống nắng
Bên cạnh việc quan tâm đến loại kem chống nắng phù hợp với làn da, bạn còn cần chú ý đến các thông số sau nhằm đảm bảo sản phẩm mà mình lựa chọn là sản phẩm chất lượng và có thể mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Độ bền với ánh sáng (Photostability): Là khả năng ổn định khi tiếp xúc với ánh sáng, không bị phá hủy khi ra ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu kem chống nắng không bền dưới ánh sáng, khi bạn ra đường lúc trời nắng, kem sẽ bị giảm hiệu quả và không thể phát huy được hiệu quả vốn có.
Độ rộng quang phổ rộng (Broad Spectrum): Là khả năng ngăn chặn cùng lúc cả 2 tia UVA và UVB có trong sản phẩm. Tiêu chí này được hình thành là vì một số loại kem chống nắng chỉ có thể bảo vệ bạn khỏi tia UVB mà không cản được tác động từ tia UVA.
Sự kích ứng và làm khô da ở mức tối thiểu sau khi dùng thử: Tiêu chí này xuất phát từ cảm giác da bị châm chích, kích ứng hoặc bị khô khi sử dụng một số loại kem chống nắng hoá học. Nguyên nhân là vì đa phần các loại kem chống nắng hóa học đều chứa 1 lượng cồn nhất định để không gây cảm giác bết dính. Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có khả năng chứa cồn, gây kích ứng và tốt nhất là nên dùng thử trước mua.
Trong trường hợp da bạn chỉ bị khô, thì cách khắc phục là bôi một lớp sữa dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng.
Cảm giác dễ chịu sau khi thoa kem: Nếu sau khi thoa kem chống nắng bạn cảm thấy khó chịu hơn, hoặc đơn giản là cảm giác bết dính, vằng vệt không đều, làm lớp trang điểm bị vón cục… dù đã khắc phục nhưng vẫn không cải thiện thì tốt nhất là không nên tiếp tục duy trì. Hãy chọn loại kem nào cho bạn cảm giác dễ chịu hơn sau khi thoa.
Chọn kem chống nắng riêng cho mặt và body: Da mặt và da cơ thể dù có cấu tạo như nhau nhưng về bản chất lại không giống nhau. Da mặt luôn mỏng manh và dễ tổn thương hơn so với da cơ thể – vốn dày và chịu đựng tác động từ môi trường tốt hơn. Vì thế, kem chống nắng của 2 vùng da này chắc chắn phải khác nhau, để tránh gây kích ứng cho da hoặc kem thoa không phát huy được hết tác dụng.
Dùng kem chống nắng đúng cách
Dùng kem chống nắng ở bước cuối cùng trong quy trình skincare và trước bước trang điểm. Sau khi bôi dưỡng ẩm, nên chờ khoảng 2 – 3 phút trước khi bôi kem chống nắng để tránh việc các dưỡng chất khác can thiệp vào hiệu quả của kem chống nắng, đồng thời tránh việc kem dưỡng ẩm chưa kịp thẩm thấu, khi thoa kem chống nắng khiến các thành phần bị hoàn lẫn, tạo thành các vệt không đều, dễ kích thích tuyến dầu đẩy mạnh hoạt động.
Nên bôi kem chống nắng trước 20 – 30 phút trước khi ra ngoài. Nếu sử dụng kem chống nắng hóa học, nên đợi khoảng 20 -30 phút sau mới ra ngoài nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da và tạo nên lớp bảo vệ. Còn nếu là kem chống nắng vật lý thì bạn không nhất thiết phải đợi, vì chúng không thẩm thấu vào da nên có thể phát huy tác dụng ngay lập tức. Trường hợp sản phẩm bạn dùng là kem chống nắng vật lý lai hoá học thì nên đợi tầm 15 – 20 phút nhé!
Liều lượng sử dụng phù hợp cho từng bộ phận trên cơ thể. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên sử dụng khoảng ¼ teaspoon (muỗng cafe, tương đương kích cỡ 1 đồng xu) kem chống nắng thì mới đủ lượng kem cần thiết che phủ cho cả khuôn mặt. Lớp kem phải đủ dày thì hiệu quả mới phát huy đúng như các thông số được đề cập.
Duy trì việc thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 3 tiếng vận động. Bên cạnh đó, nên dùng các phương pháp thấm dầu nhờn như sử dụng phấn chống bóng nhờn, giấy thấm dầu… để thấm bớt dầu thừa và bụi bẩn ra khỏi da trước khi thoa lại lớp kem mới.
Nếu có trang điểm và da đổ dầu quá nhiều thì tốt nhất là nên tẩy trang rồi bôi kem lại.
Những lưu ý về việc chống nắng
Thoa kem chống nắng mỗi ngày, thậm chí khi làm việc trong văn phòng, khi trời mưa, khi trời mát… vì tia UVB có thể chỉ có trong ánh nắng nhưng tia UVA lại hoàn toàn có khả năng chiếu xuyên mây, cửa kính, lớp vải quần áo… và gây tác động lên làn da.
Thoa kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt sau khi tẩy tế bào chết cho da, wax lông hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa AHA, BHA, retinol, sản phẩm dưỡng trắng hoặc đang dùng thuốc kháng sinh. Các sản phẩm trên đều làm cho da trở nên nhạy cảm với ánh nắng hơn.
Kem chống nắng không thể được loại bỏ bằng nước thông thường, vì thế quá trình làm sạch da cần được chú tâm hơn với 3 bước cơ bản: tẩy trang – rửa mặt với sữa rửa mặt – cân bằng da với toner.
Hãy nhớ tẩy trang kem chống nắng trước khi đi ngủ nếu không muốn lỗ chân lông bị bít tắc hay da bị dị ứng.
Thoa kem chống nắng lên khắp các vùng da hở chứ không chỉ riêng da mặt, như: vùng hở cổ, vai trần, bàn tay, bàn chân, vùng hở lưng… Dù quan niệm các vùng da này ít khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc chúng dày hơn… nhưng thực chất chúng lại là các vùng da mỏng, dễ bị cháy nắng và thường lộ các dấu hiệu lão hóa rõ nhất.
Nên dùng kem chống nắng phù hợp với tình trạng da: da mụn, da nhạy cảm, da dầu, da khô… để sản phẩm có thể vừa chăm sóc vừa bảo vệ hoàn hảo, đồng thời tránh các trường hợp kích ứng ngoài ý muốn.
Chỉ số chống nắng thấp nhất nên là SPF30, tuỳ vào môi trường bạn có thể dao động mức chỉ số này trong khoảng 50 – 75, tuy nhiên, lời khuyên phổ biến nhất thì vẫn nên duy trì ở khoảng 50 nhằm đảm bảo sự an toàn cho làn, ít nhất là tránh được tình trạng kích ứng hoặc lỗ chân lông bị bít tắc.
Nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hoá học?
Murad là thương hiệu chăm sóc và đặc trị da cấp độ Bác sỹ với những công thức kê toa được phát triển độc quyền bởi giáo sư – bác sĩ Howard Murad. Xuyên suốt hành trình 28 năm tạo dựng và phát triển không ngừng, thương hiệu bác sĩ Murad nhận được sự tín nhiệm của hơn 30.000 chuyên gia uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Da liễu và hàng loạt ngôi sao trên toàn thế giới tin dùng nhiều năm.
Để được soi da và tư vấn miễn phí, quý khách hàng có thể đến trực tiếp showroom Murad chính hãng tại Việt Nam:
397B Võ Văn Tần, P.5, Quận 3, TP.HCM
Hoặc Hệ thống Đại lý ủy quyền trên toàn quốc
Để được hỗ trợ trực tiếp bởi chuyên viên tư vấn, liên hệ hotline tổng đài:
1900633345
Ngoài ra, thông tin chi tiết khuyến mãi và mua hàng có thể xem tại:
http://www.muradvietnam.vn/
Facebook:
https://www.facebook.com/murad.com.vn/
Website:Facebook: