Sức lan tỏa của Truyện Kiều

Sức sống mạnh mẽ

Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn luôn tồn tại trong đời sống, trong sinh hoạt văn hóa hàng ngày của nhiều thế hệ người Việt Nam. Theo GS Trần Đình Sử, từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa nói riêng. Truyện Kiều là tác phẩm được nhiều người, ở đủ mọi tầng lớp thuộc lòng.

Một cảnh trong vở thanh xướng nhạc kịch Định mệnh bất chợt, lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Tuy là một hình thức tín ngưỡng tâm linh, song cũng là một trò chơi, mà theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, thì bản thân sự xuất hiện hình thức bói Kiều chứng tỏ tác phẩm đã thâm nhập sâu vào tâm thức cư dân các thế hệ trong cộng đồng người Việt. Những lời thơ trong Truyện Kiều cũng được nhân dân đưa vào các câu hát ví, giặm Nghệ Tĩnh, hát đối đáp giao duyên… Không chỉ trong loại hình nghệ thuật dân gian, mà Truyện Kiều còn được dựng thành các vở diễn như cải lương, chèo, kịch nói, phim điện ảnh… Có thể kể đến vở chèo “Dòng lệ Tố Như”, Kịch thể nghiệm “Nguyễn Du – Kiều”; Phim “Kim Vân Kiều”, “Long thành cầm giả ca”…

Truyện Kiều cũng đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống con người Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá cho tất cả mọi người, là nguồn cảm hứng khơi mào cho hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau như chèo, tuồng, cải lương, thơ ca, điện ảnh, hội họa, âm nhạc… Đặc biệt là thơ ca. Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã tìm cảm hứng cho riêng mình ở ngay trong Truyện Kiều. Đó là Huy Cận với “Nhớ Tố Như”, Chế Lan Viên với “Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ”, nhà thơ Tố Hữu với “Kính gửi cụ Nguyễn Du”…

Ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Tĩnh cho biết, Truyện Kiều có sức lan tỏa, thấm sâu vào máu thịt của nhân dân ta, thông qua nhiều hình thức, bởi trong Truyện Kiều đề cập đến hầu hết mọi góc cạnh của đời sống xã hội, nó cũng gắn bó từng con người, từng cộng đồng người… chính vì vậy mà sức lan tỏa của Truyện Kiều vô cùng lớn, không chỉ ở quê hương tác giả là Hà Tĩnh, mà còn lan tỏa sang nhiều địa phương khác.

Vượt ra ngoài biên giới

Sức lan tỏa của Truyện Kiều ngày càng mạnh mẽ, vượt qua thời gian, không gian. Tác giả Dr. Bountheng Souksavatd, Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào cho biết, trong quá trình điền dã, nghiên cứu, ông phát hiện hết sức thú vị, khi thấy trong hành trang người Việt di cư sang Lào từ thời nhà Nguyễn là Truyện Kiều của Nguyễn Du, việc đọc Kiều, ngâm Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt nơi đất khách quê người. Hiện nay, ở Vientiane còn có một ngôi trường mang tên Nguyễn Du dành cho người Việt ở Lào với niềm tự hào dân tộc… Không chỉ ở Lào, mà ở nhiều nước khác trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Nga…, những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài cũng luôn có ý thức tuyên truyền, quảng bá về Truyện Kiều. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Việt kiều Nga), một trong những người phụ trách nhóm dịch giả dịch Truyện Kiều ra tiếng Nga vừa qua. Tiến sĩ Trương Hồng Quang (Việt kiều Đức) với dự án in ấn và quảng bá Truyện Kiều tới đông đảo kiều bào đang sinh sống tại Đức…

Sức lan tỏa của Truyện Kiều đã vượt ra khỏi giới hạn của một dân tộc để đến với bè bạn khắp bốn biển năm châu. Tính đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng khác nhau, là một trong những tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được nghiên cứu, lược dịch nhiều nhất. Nhiều trường đại học ở Mỹ, Pháp, Nga đã đưa Nguyễn Du và Truyện Kiều vào trong giáo trình giảng dạy, đã có nhiều luận án tốt nghiệp đại học của sinh viên nước ngoài lấy đề tài Truyện Kiều và Văn học Việt Nam. Những cuộc hội thảo về Nguyễn Du và Truyện Kiều, những cuộc ngâm thơ Kiều bằng tiếng Anh, tiếng Pháp… cũng diễn ra ở nhiều nước…

Không chỉ những nhà văn, nhà thơ, những nhà nghiên cứu nước ngoài mới biết đến Truyện Kiều. Ngay cả những chính trị gia, là những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ các nước cũng có nhiều người biết đến Truyện Kiều, thường thường đọc những câu thơ Kiều trong những buổi giao lưu, gặp gỡ lấy đó làm nhịp cầu để tôn vinh văn hóa Việt Nam. Mới đây, tại bữa tiệc trưa chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đọc hai câu thơ Kiều: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Trước đó, trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2000, tại bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã dùng hai câu thơ trong Truyện Kiều để nói về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi, đồng thời cũng là nói về quan hệ bang giao giữa hai nước: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”…

Nói như ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, thì bởi Truyện Kiều quá hay, quá đặc sắc nên sẽ khiến mọi người say mê. Và như một nhà nghiên cứu đã khẳng định: Truyện Kiều và sức lan tỏa của nó chính là sứ giả của văn hóa Việt đối với bạn bè quốc tế.

Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn luôn tồn tại trong đời sống, trong sinh hoạt văn hóa hàng ngày của nhiều thế hệ người Việt Nam. Theo GS Trần Đình Sử, từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa nói riêng. Truyện Kiều là tác phẩm được nhiều người, ở đủ mọi tầng lớp thuộc lòng.Khẳng định sức sống trường tồn của Truyện Kiều, GS Phong Lê cho rằng, Truyện Kiều là cho muôn người, cho muôn nhà và cho mọi thời. Quả thực, cho đến nay, Truyện Kiều vẫn là một tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam mà mọi người đều biết. Từ nhân sỹ, trí thức, từ những nhà nghiên cứu, nhà thơ, đến những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn… đều có thể thuộc Kiều, ngâm Kiều… Cho đến tận bây giờ, ở nhiều nơi, người dân vẫn sử dụng các câu thơ trong Truyện Kiều để đối đáp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lẩy Kiều, đố Kiều, bói Kiều, vịnh Kiều, diễn trò Kiều, vẽ tranh, viết thư pháp… Đặc biệt, Truyện Kiều là tác phẩm văn học duy nhất được dân gian dùng trong hoạt động tín ngưỡng (bói Kiều).Tuy là một hình thức tín ngưỡng tâm linh, song cũng là một trò chơi, mà theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, thì bản thân sự xuất hiện hình thức bói Kiều chứng tỏ tác phẩm đã thâm nhập sâu vào tâm thức cư dân các thế hệ trong cộng đồng người Việt. Những lời thơ trong Truyện Kiều cũng được nhân dân đưa vào các câu hát ví, giặm Nghệ Tĩnh, hát đối đáp giao duyên… Không chỉ trong loại hình nghệ thuật dân gian, mà Truyện Kiều còn được dựng thành các vở diễn như cải lương, chèo, kịch nói, phim điện ảnh… Có thể kể đến vở chèo “Dòng lệ Tố Như”, Kịch thể nghiệm “Nguyễn Du – Kiều”; Phim “Kim Vân Kiều”, “Long thành cầm giả ca”…Truyện Kiều cũng đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống con người Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá cho tất cả mọi người, là nguồn cảm hứng khơi mào cho hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau như chèo, tuồng, cải lương, thơ ca, điện ảnh, hội họa, âm nhạc… Đặc biệt là thơ ca. Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã tìm cảm hứng cho riêng mình ở ngay trong Truyện Kiều. Đó là Huy Cận với “Nhớ Tố Như”, Chế Lan Viên với “Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ”, nhà thơ Tố Hữu với “Kính gửi cụ Nguyễn Du”…Ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Tĩnh cho biết, Truyện Kiều có sức lan tỏa, thấm sâu vào máu thịt của nhân dân ta, thông qua nhiều hình thức, bởi trong Truyện Kiều đề cập đến hầu hết mọi góc cạnh của đời sống xã hội, nó cũng gắn bó từng con người, từng cộng đồng người… chính vì vậy mà sức lan tỏa của Truyện Kiều vô cùng lớn, không chỉ ở quê hương tác giả là Hà Tĩnh, mà còn lan tỏa sang nhiều địa phương khác.Sức lan tỏa của Truyện Kiều ngày càng mạnh mẽ, vượt qua thời gian, không gian. Tác giả Dr. Bountheng Souksavatd, Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào cho biết, trong quá trình điền dã, nghiên cứu, ông phát hiện hết sức thú vị, khi thấy trong hành trang người Việt di cư sang Lào từ thời nhà Nguyễn là Truyện Kiều của Nguyễn Du, việc đọc Kiều, ngâm Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt nơi đất khách quê người. Hiện nay, ở Vientiane còn có một ngôi trường mang tên Nguyễn Du dành cho người Việt ở Lào với niềm tự hào dân tộc… Không chỉ ở Lào, mà ở nhiều nước khác trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Nga…, những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài cũng luôn có ý thức tuyên truyền, quảng bá về Truyện Kiều. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Việt kiều Nga), một trong những người phụ trách nhóm dịch giả dịch Truyện Kiều ra tiếng Nga vừa qua. Tiến sĩ Trương Hồng Quang (Việt kiều Đức) với dự án in ấn và quảng bá Truyện Kiều tới đông đảo kiều bào đang sinh sống tại Đức…Sức lan tỏa của Truyện Kiều đã vượt ra khỏi giới hạn của một dân tộc để đến với bè bạn khắp bốn biển năm châu. Tính đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng khác nhau, là một trong những tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được nghiên cứu, lược dịch nhiều nhất. Nhiều trường đại học ở Mỹ, Pháp, Nga đã đưa Nguyễn Du và Truyện Kiều vào trong giáo trình giảng dạy, đã có nhiều luận án tốt nghiệp đại học của sinh viên nước ngoài lấy đề tài Truyện Kiều và Văn học Việt Nam. Những cuộc hội thảo về Nguyễn Du và Truyện Kiều, những cuộc ngâm thơ Kiều bằng tiếng Anh, tiếng Pháp… cũng diễn ra ở nhiều nước…Không chỉ những nhà văn, nhà thơ, những nhà nghiên cứu nước ngoài mới biết đến Truyện Kiều. Ngay cả những chính trị gia, là những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ các nước cũng có nhiều người biết đến Truyện Kiều, thường thường đọc những câu thơ Kiều trong những buổi giao lưu, gặp gỡ lấy đó làm nhịp cầu để tôn vinh văn hóa Việt Nam. Mới đây, tại bữa tiệc trưa chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đọc hai câu thơ Kiều: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Trước đó, trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2000, tại bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã dùng hai câu thơ trong Truyện Kiều để nói về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi, đồng thời cũng là nói về quan hệ bang giao giữa hai nước: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”…Nói như ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, thì bởi Truyện Kiều quá hay, quá đặc sắc nên sẽ khiến mọi người say mê. Và như một nhà nghiên cứu đã khẳng định: Truyện Kiều và sức lan tỏa của nó chính là sứ giả của văn hóa Việt đối với bạn bè quốc tế.