Sức khỏe tinh thần là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng – Tạp chí Tâm lý học Việt Nam

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần là hai vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm, cân bằng hợp lý. Sức khỏe thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người. Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng là yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn muốn sở hữu một sức khỏe trọn vẹn.

Sức khỏe tinh thầnSức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là gì?

Với cuộc sống hiện đại và vội vã ngày nay, con người thường có nhiều xu hướng lao vào việc kiếm tiền, mưu sinh, trang trãi cuộc sống, chăm lo cho đời sống vật chất, hưởng thụ những gì mà họ đã vất vả làm ra để tạo được niềm vui, sự hạnh phúc cho bản thân hay còn được gọi là sức khỏe tinh thần. Theo tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa thì: “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.

Trong thực tế, hầu hết chúng ta đều dành nhiều sự quan tâm hơn cho sức khỏe thể chất. Cũng bởi nó có thể dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận. Bạn hoàn toàn có khả năng cải thiện sức khỏe thể chất thông qua việc ăn uống, thăm khám bác sĩ, nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc. Tuy nhiên, sức khỏe tinh thần lại là một thứ gì đó khá mơ hồ, khó có thể nhìn thấy và sờ nắm được.

Sức khỏe tinh thần chính là thứ mà chúng ta cảm nhận từ bên trong não bộ và tâm trí của chính mình. Nếu nó không được xuất phát từ bản thân bạn thì không có bất kì ai có thể giúp bạn cải thiện nó. Nếu sức khỏe tinh thần không tốt thì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày của con người, thậm chí nó còn tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lýads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Theo đánh giá của các chuyên gia thì sức khỏe thể chất chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ sức khỏe tinh thần. Chúng có sự liên kết rất chặt chẽ và mật thiết với nhau. Hầu hết mọi phản ứng của cơ thể đều sẽ phụ thuộc và xuất phát từ cảm xúc, suy nghĩ hiện tại của bạn về sự vật, sự việc đang diễn ra.

Nếu tinh thần bạn đang vui vẻ, hạnh phúc, phấn khích thì cơ thể cũng sẽ cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng và linh hoạt hơn. Ngược lại, nếu bạn đang trong trạng thái buồn chán, ủ rũ, phiền muộn thì cơ thể sẽ dần trở nên mệt mỏi, giấc ngủ không được đảm bảo, đau nhức toàn thân, suy yếu đề kháng.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần

Để có được một cuộc sống trọn vẹn, một sức khỏe hoàn hảo thì đòi hỏi bạn phải biết cách cân bằng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Thân và tâm hay còn được hiểu là thể xác và tâm hồn, chúng luôn gắn liền và tồn tại song song cùng nhau. Nếu bạn có thể hài hòa được chúng thì đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu được một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần tích cực, lạc quan.

Tuy nhiên, trong thực tế thì mọi người đều có xu hướng đánh giá một ai đó qua vẻ bề ngoài. Họ thường cho rằng những người có sức khỏe thể chất tốt, sở hữu thân hình cao to, lực lưỡng, khỏe mạnh sẽ dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống. Điều này không hoàn toàn sai nhưng không hẳn ai cũng sẽ đúng trong trường hợp này.

Dù bạn có sở hữu được một sức khỏe thể chất tốt nhưng tinh thần không được đảm bảo, không linh hoạt trong việc ứng phó và xử lý với các thử thách, tình huống khó khăn trong cuộc sống thì khó có thể đạt được những sự thành công nhất định. Ngược lại, mặc dù bạn sở hữu một cơ thể nhỏ nhắn nhưng luôn tràn ngập sự lạc quan, yêu đời và không ngừng học hỏi, khát khao thì vẫn có thể đạt được những điều mà mình mong muốn, thậm chí gặt hái được những thành công hơn cả mong đợi.

Sức khỏe tinh thầnSức khỏe tinh thần

Một người sở hữu sức khỏe tinh thần tốt sẽ luôn nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo chiều hướng tích cực, lạc quan. Cũng chính nhờ thế mà cuộc sống của họ trở nên bình lặng, an yên hơn. Hoặc cho dù họ có gặp phải những trở ngại, khó khăn cũng sẽ mạnh mẽ để đương đầu, vượt qua mọi chuyện. Nếu có một sức khỏe tinh thần tốt, bạn sẽ sử dụng nụ cười để chào đón một ngày mới, ăn uống ngon miệng, có được một giấc ngủ trọn vẹn, xây dựng tốt các mối quan hệ từ đó nâng cao được sức khỏe thể chất và luôn có được sự tự tin vào chính mình.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì nếu sức khỏe thể chất quan trọng một thì sức khỏe tinh thần lại chiếm đến chín phần. Đây được xem là nền tảng vững chắc cho một thể chất khỏe mạnh. Dựa vào số liệu thống kê ở khu vực Tây Thái Bình Dương thì chỉ tính riêng chứng rối loạn trầm cảm thì đã có chiếm đến 5,73% nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật.

Sức khỏe thể chất phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, giữa chúng có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Cụ thể, nếu bạn liên tục cảm thấy căng thẳng, buồn phiền, chán nản, lo lắng kéo dài thì cơ thể cũng dần rơi vào trạng thái suy nhược, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Nếu tình trạng này không được sớm khắc phục sẽ có nguy cơ phát triển các vấn đề như đau dạ dày, cao huyết áp nguy hiểm đến sức khỏe.

Sức khỏe tinh thần tốt biểu hiện như thế nào?

Như đã chia sẻ ở trên, một người có được sức khỏe tinh thần tốt sẽ luôn nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực và lạc quan. Đồng thời, nó còn hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của sức khỏe thể chất, giúp cho con người dễ dàng vượt qua được những khó khăn, trắc trở. Vậy làm sao để biết được bạn có đang sở hữu một sức khỏe tinh thần tốt?

Bạn hãy thử trả lời các câu hỏi sau đây để biết được mình có thực sự đang chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần hay không.

  • Khi ngắm nhìn bản thân trước gương, bạn luôn có cảm giác tự tin và hài lòng với chính mình?
  • Bạn có cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, phấn khích mỗi khi thức dậy và chào đón ngày mới không?
  • Khi trò chuyện và giao tiếp với mọi người xung quanh, bạn có cảm thấy vui vẻ, thoải mái và nở nụ cười không?
  • Bạn có thể suy nghĩ theo chiều hướng tích cực khi có bất kì thách thức, cản trở nào xảy ra hay không?
  • Giấc ngủ và chế độ ăn uống của bạn có được đảm bảo không?
  • Đôi khi bạn cũng cảm thấy buồn phiền nhưng điều đó không kéo dài quá 1 ngày?

Nếu như câu trả lời của bạn hầu hết là CÓ thì có lẽ rằng bạn đang có được một sức khỏe tinh thần tốt và ổn định. Bạn sẽ cảm thấy luôn vui vẻ, an yên và dễ dàng đưa ra những hướng giải quyết tích cực cho một vấn đề nào đó xảy ra xoay quanh cuộc sống. Đồng thời bạn cũng là một người yêu đời, ít muộn phiền và luôn tự tin về chính mình.

Những căn bệnh tinh thần thường gặp

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe tổng thể của mỗi người. Dựa vào các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, nếu sức khỏe tinh thần không được chăm sóc tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tâm lý nguy hiểm.

Những vấn đề về sức khỏe tinh thần khó có thể nhìn thấy một cách rõ ràng nhưng nó lại có sức tàn phá dữ dội, xâm chiếm con người từ bên trong. Những bệnh lý này sẽ làm trì trệ hoạt động của bộ não, đồng thời khiến cho thể chất càng ngày càng sa sút, người bệnh sẽ dần không còn cảm nhận được niềm vui, sự hạnh phúc.

Hơn thế, nếu các tình trạng bệnh lý về sức khỏe tinh thần không được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát ở nhiều người. Trong thực tế, số trường hợp tử vong do tự sát đa phần đều xuất phát từ những sự bất ổn về tinh thần. Đặc biệt hơn là các biểu hiện của rối loạn tâm thần thường khó nhận biết, nó âm thầm phát triển từ bên trong và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.

Sức khỏe tinh thầnSức khỏe tinh thần

Nếu bạn không biết cách chăm sóc và duy trì một sức khỏe tinh thần tốt thì nhiều khả năng bạn sẽ phải đối mặt với các căn bệnh sau đây:

  • Trầm cảm: Đây được xem là một trong các vấn đề sức khỏe tinh thần thường gặp nhất hiện nay. Trầm cảm khiến cho người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất dần hứng thú, không còn cảm nhận rõ về sự hạnh phúc, niềm vui và có xu hướng muốn sống tách biệt với xã hội. Trong thực tế, ai trong chúng ta cũng có khả năng rơi vào trạng thái trầm cảm nhưng nếu không biết cách khắc phục tốt thì nó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và cả đời sống hàng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn lo âu: Tinh thần bất ổn có thể khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng, bất an và sợ hãi về mọi thứ diễn ra xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát chứng rối loạn lo âu.
  • Rối loạn lo âu xã hội: Những người mắc phải chứng bệnh này sẽ luôn né tránh và sợ sệt việc giao tiếp, xuất hiện ở nơi đông người. Họ có xu hướng tách biệt bản thân với xã hội, chỉ muốn ở một mình, lựa chọn các công việc độc lập.
  • Rối loạn lưỡng cực: Đặc trưng của bệnh lý này đó chính là sự biến đổi tâm trạng một cách bất thường. Người bệnh không thể kiểm soát tốt trạng thái tâm lý của mình, các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm diễn ra đột ngột.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Đây là tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ bị ám ảnh về một sự vật, hiện tượng hoặc một điều gì đó. Nỗi sợ của họ có thể đến từ những điều vô cùng đơn giản và bình thường trong cuộc sống, chẳng hạn như sợ con số, sợ hình tròn,…Hoặc họ cũng có xu hướng ám ảnh về sự gọn gàng, sạch sẽ, luôn muốn mọi thứ phải được sắp xếp ngăn nắp, chỉn chu quá mức.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Đây là tình trạng mà người bệnh cảm thấy sợ hãi, ám ảnh và vô cùng căng thẳng sau khi trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện sang chấn kinh hoàng nào đó trong quá khứ. Họ gặp phải khó khăn trong việc loại bỏ phần kí ức tồi tệ ra khỏi tâm trí và dần bị chìm sâu vào đó.

Khi mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần này, hầu hết người bệnh đều sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, ăn uống không ngon miệng, giấc ngủ bị rối loạn, hình thành các suy nghĩ tiêu cực,…Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn là một sự cản trở lớn đối với sinh hoạt đời sống hàng ngày, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.

Hơn thế, khi những cảm xúc tiêu cực không được giải tỏa một cách nhanh chóng, lâu dần tích tụ sẽ khiến cho bệnh nhân có nhiều xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực, thậm chí là tự sát. Chính vì thế, ngay khi nhận biết được những sự bất thường diễn ra trong tâm trí, bạn cần chủ động hơn trong việc tìm gặp chuyên gia, bác sĩ để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệuads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe tinh thần đang ngày càng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người khá thờ ơ với vấn đề này khiến cho bệnh tình càng diễn biến phức tạp, việc điều trị gặp không ít khó khăn. Thông thường, đối với các vấn đề sức khỏe tinh thần thì cần phải được theo dõi và điều trị trong thời gian dài, kết hợp nhiều biện pháp mới có thể giúp bệnh nhân phục hồi tốt. Đồng thời, người bệnh cũng phải thực sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì mới có thể mau chóng cải thiện, ổn định tâm lý.

Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần?

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Nếu bạn có thể chăm sóc và duy trì trạng thái ổn định của tinh thần thì cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc, vui vẻ và tràn ngập tiếng cười. Đồng thời, khi tinh thần được chăm sóc tốt thì bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn vào chính mình, dễ dàng đối phó và giải quyết tốt các vấn đề khó khăn xảy ra xung quanh cuộc sống, xây dựng tốt các mối quan hệ tích cực.

Chính vì thế, nếu muốn cải thiện sức khỏe tinh thần thật tốt, bạn có thể tham khảo ngay các “liều thuốc” hữu hiệu sau đây:

1. Rèn luyện cơ thể

Thể chất và tinh thần luôn tồn tại một sợi dây gắn kết chặt chẽ và bền vững. Chính vì thế, nếu muốn giúp tinh thần trở nên ổn định và tích cực hơn thì việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là rèn luyện cơ thể. Hãy duy trì một chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh để giúp cơ thể được dẻo dai hơn, gia tăng sức đề kháng, cải thiện hoạt động của các cơ.

Đồng thời, theo rất nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ kích thích sản sinh ra nhiều hormone endorphin. Đây là một trong các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ và ức chế phản ứng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Cũng chính nhờ thế mà sau những giờ tập luyện thể chất bạn sẽ thấy tâm trạng được cải thiện tốt hơn, ổn định tâm lý và loại bỏ tốt các suy nghĩ tiêu cực, bi quan.

Tùy vào thể trạng và điều kiện của mỗi người mà bạn có thể thoải mái lựa chọn các bộ môn rèn luyện cơ thể phù hợp với chính mình. Chỉ cần mỗi ngày dành ra khoảng 20 đến 30 phút đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, đạp xe đạp, đánh cầu lông, bơi lội,….cũng giúp bạn có được một thể chất và tinh thần tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa ra mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể cho bản thân để tránh việc tập luyện quá sức khiến cơ thể không đủ khả năng đáp ứng tốt.

2. Xây dựng chế độ ăn uống tốt

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong các yếu tố góp phần quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn. Chính vì thế bạn cần phải rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, tăng cường bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng cần thay đổi linh hoạt, đa dạng các loại thịt, cá, rau củ để cơ thể được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trong kết quả của một cuộc nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, một số chất dinh dưỡng có chứa trong thực phẩm ăn uống hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với việc giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, nếu bạn cảm thấy tinh thần bị tụt dốc thì có thể cân nhắc đến việc thưởng cho mình một món ăn uống, chú ý bổ sung rau củ quả, trái cây, tinh bột, ngũ cốc để cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

3. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Khi tinh thần không được đảm bảo sẽ khiến cho bạn dễ rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần.

Do đó, cách tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm lý ổn định và tích cực đó chính là đảm bảo được chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Đối với người lớn thì mỗi ngày cần ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng, rèn luyện thói quen thức và ngủ cùng một khung giờ trong ngày. Nếu cảm thấy khó ngủ, trằn trọc nhiều giờ không ngủ được thì bạn cũng có thể thử áp dụng một số liệu pháp hỗ trợ như nghe nhạc, ngồi thiền, ngâm chân với nước ấm, dùng tinh dầu, uống trà thảo mộc, xoa bóp, massage,…

4. Cho phép bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn

Với cuộc sống hiện đại hiện nay, con người luôn phải chạy đua với các vấn đề cơm áo gạo tiền. Không ít người vùi đầu vào công việc, làm việc ngày đêm để có thể kiếm sống, trang trải cho đời sống của bản thân và cả gia đình. Tuy nhiên, làm việc quá sức cũng là một trong các lý do khiến cho tinh thần của bạn bị tổn thương và càng trở nên tiêu cực.

Công việc rất quan trọng nhưng bạn cũng cần phải biết cách cân bằng nó với đời sống cá nhân. Nếu cảm thấy mọi thứ xung quanh đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường và stress vì bất kì lý do nào thì cũng nên tạm dừng lại và cho phép bản thân được thư giãn, tận hưởng khoảng thời gian yên bình.

Cố gắng làm việc trong trạng thái tiêu cực chỉ khiến cho bạn càng bị bế tắc, công việc cũng không thể nào hoàn thành theo đúng ý muốn của bản thân. Do đó, bạn nên để cơ thể và tâm trí được thả lỏng, nghỉ ngơi đôi chút. Hoặc nếu có nhiều thời gian, bạn hãy tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch, thử tham gia vào các hoạt động mới mẻ, thú vị để tâm hồn được nuôi dưỡng và phục hồi trở lại.

sức khỏe tinh thầnsức khỏe tinh thần

5. Học cách mỉm cười

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” là câu nói được ông bà lưu truyền từ thời xa xưa và cho đến hiện nay nó vẫn rất đúng trong đời sống. Nụ cười được xem là chìa khóa then chốt giúp bạn có thể nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp. Chính vì thế, nếu cuộc sống gặp phải quá nhiều khó khăn và cản trở thì trước tiên bạn hãy thử tập nở một nụ cười để đón nhận nó, sau đó bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều.

Hãy bắt đầu nở một nụ cười vào mỗi sớm khi tỉnh giấc, cười thật tươi khi ngắm nhìn bản thân trong gương. Nụ cười sẽ giúp bạn có được một nguồn năng lượng tích cực để đón chào ngày mới một cách lạc quan, yêu đời. Đồng thời, nụ cười của bạn còn có thể lan tỏa niềm vui đến những người xung quanh, giúp họ cảm thấy hạnh phúc và có thêm nhiều động lực hơn trong cuộc sống.

6. Nói những điều tích cực với bản thân

Chỉ có bản thân bạn mới có thể giúp bạn cải thiện và chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần của mình. Các nhà trị liệu tinh thần cũng đã từng chia sẻ rằng, hầu hết mọi người đều có xu hướng tự độc thoại mỗi ngày. Kể cả khi họ thất bại hay thành công thì họ vẫn luôn tự trò chuyện với chính mình. Đôi khi điều này diễn ra một cách tự nhiên mà chính bản thân chúng ta cũng không thể kiểm soát được.

Chẳng hạn như khi có một người nào đó khen rằng hôm nay bạn trang điểm rất đẹp thì bạn có thể bắt đầu suy nghĩ ngay. Những người tích cực sẽ nghĩ rằng “Thật vui khi nhận được lời khen”, còn những người tiêu cực thường cho rằng “Có phải trước đây mình trang điểm không đẹp hay không?”.

Chính bản thân bạn sẽ là người quyết định suy nghĩ và hành động của bạn. Nếu bạn đánh giá mọi chuyện theo chiều hướng tích cực thì bạn sẽ nhận lại những sự tích cực và ngược lại. Chính vì thế, hãy luôn tự nhắn nhủ với bản thân về những điều tốt đẹp, lạc quan, vui vẻ, từ đó bạn sẽ giúp tinh thần càng trở nên mạnh khỏe và tích cực hơn.

7. Tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh

Sức khỏe tinh thần của bạn sẽ không thực sự “khỏe mạnh” nếu xung quanh không có các mối quan hệ lành mạnh. Bạn cần phải chăm sóc và nuôi dưỡng tốt các mối quan hệ xung quanh, từ bạn bè, đồng nghiệp cho đến gia đình. Cũng bởi, những lúc vui buồn bạn đều có thể tâm sự, chia sẻ với những người bên cạnh, cùng họ trải nghiệm cuộc sống.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần. Hi vọng chúng ta đừng hờ hững mà hãy thực sự nghiêm túc nhìn vào cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, dành thời gian chăm chút và nuôi dưỡng nó để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.