Sức Khỏe Tinh Thần Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc – TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC
Sức khỏe tinh thần chính là động lực để mỗi người có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn trong cảm xúc hay chính là sự hạnh phúc, lạc quan từ sâu bên trong tâm hồn. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng với tinh thần, thể chất và góp phần điều chỉnh chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Nội Dung Chính
Sức khỏe tinh thần là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra định nghĩa ““Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng.”
Thực tế không có chung bất cứ một định nghĩa nào dành cho sức khỏe tinh thần, bởi bạn không thể nhìn thấy nó được tuy nhiên bạn có thể cảm nhận nó qua nhiều khía cạnh trong tính cách, suy nghĩ cảm xúc của người. Chẳng hạn tính cách vui vẻ hài hước, lối suy nghĩ lạc quan, biết đồng cảm, biết yêu thương, hướng thiện, nhiệt huyết.. là người có tinh thần khỏe mạnh. Mặt khác người có sức khỏe tinh thần không tốt chính là người thường xuyên ủ rũ, tức giận, tiêu cực, luôn có những cảm xúc tiêu cực và cũng dễ gặp các bệnh lý về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.
Sức khỏe tinh thần đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, có tác động lên cả vấn đề thể chất lẫn tinh thần đồng thời có liên quan đến cả sự thành công của mỗi người . Người có bề ngoài khỏe mạnh, thân hình cường tráng chưa chắc đã có đời sống tinh thần khỏe mạnh. Ngược lại một người nhỏ nhắn nhưng luôn lạc quan, tích cực, không không ngừng khát vọng thì sẽ dễ thành công hơn một người chỉ biết dùng sức mạnh để giải quyết mọi chuyện.
Dù vậy tinh thần là thứ rất dễ bị tác động. Với người có sức khỏe tinh thần yếu thì dù là một sự cố nhỏ cũng khiến họ trở nên tức giận, hoảng loạn dễ thất bại. Một người dù vui vẻ lạc quan đến đâu thì cũng khó có thể tránh khỏi những lúc cảm thấy tiêu cực, mệt mỏi nhưng quan trọng là cách họ vượt qua như thế nào.
Hãy thử nhận biết bạn có một sức khỏe tinh thần ổn định không qua một số câu hỏi đơn giản sau
- Bạn có cảm thấy hạnh phúc khi thức dậy mỗi sáng?
- Bạn có hay tự mỉm cười với chính mình hay những người xung quanh?
- Bạn có tự tin ngắm nhìn mình trước gương?
- Trước mọi vấn đề bạn sẽ cố gắng hoàn thành, cho dù rất khó khăn?
- Bạn thường xuyên khích lệ, động viên người khác thay vì chì chiết họ?
- Bạn luôn thấy ăn ngon miệng và không phiền muộn quá lâu?
Nếu câu trả lời là khó hết thì bạn chính là một người có sức khỏe tinh thần ổn định. Nếu câu trả lời hầu hết là không, bạn cảm thấy cô đơn, chán nản, luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt tiêu cực thì rất có thể bạn đang có những bất ổn trong tâm hồn và cần sớm được giúp đỡ.
Ý nghĩa của sức khoẻ tinh thần
Hầu hết mọi người thường hay có thói quen đánh giá một người qua các thông tin bên ngoài. Chẳng hạn người lớn thường cho rằng phải cao lớn, phải khỏe mạnh thì làm việc gì cũng thành công được. Điều này không hẳn đúng là không không hẳn sai bởi trong bất cứ vấn đề nào cũng cần kết hợp giữa sự nhanh nhạy của trí não và thể lực. Dù bạn có sức khỏe tốt nhưng lại không linh động trong xử lý tình huống thì cũng không thể thành công được. Trong khi đó sức khỏe tinh thần lại có liên kết trực tiếp với quá trình xử lý, linh hoạt của bộ não.
Kể cả trong các trường hợp người đó không có đủ thể chất, sức khỏe hay chiều cao thì nếu có sự nhanh nhạy họ vẫn có thể tìm cách để giải quyết các vấn đề. chính bởi vậy với mới sức khỏe tinh thần mang tầm quyết định đến cả chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Mọi người thường có xu hướng chăm sóc thể chất nhiều hơn là mặt tinh thần, thậm chí hầu như bỏ qua và ít chú trọng đến nó. Khi tinh thần không khỏe mạnh thường có những dấu hiệu như ăn uống không ngon, mất ngủ, thiếu linh động và rõ ràng những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất của mỗi người.
Mặt khác khi có một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh, chúng ta sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng, luôn vui vẻ, hạnh phúc, làm điều gì cũng thấy thuận lợi và không ngừng cố gắng. “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng khi hạnh phúc, vui vẻ mỗi ngày sẽ hạn chế được nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật, nâng cao chất lượng đời sống của mỗi người.
Hiện nay các công ty, doanh nghiệp lớn cực kỳ chú trọng về mặt chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên thông qua các hoạt động yoga, ngoại khóa, thư giãn cho cơ thể. Ngay cả trong điều trị bệnh, các bác sĩ cũng thường khuyến khích bệnh nhân phải lạc quan thậm chí với bệnh nhân điều trị ung thư cũng thường được chỉ định điều trị tâm lý để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Những điều này đã hoàn toàn khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của sức khỏe tinh thần.
Dù vậy thì thể chất và tinh thần vẫn luôn là hai mặt tồn tại song song, bổ trợ qua lại với nhau vì thế cần phải chăm sóc cả hai để mang đến một cuộc sống chất lượng hơn.
Những căn bệnh về tinh thần phổ biến
Các nghiên cứu đã chứng minh, sức khỏe tinh thần kém có thể gây ra rất nhiều bệnh lý mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Các bệnh về tinh thần tàn phá con người từ sâu bên trong, khiến bộ não hoạt động trì trệ, sức khỏe ngày càng sa sút, không còn cảm nhận được sự hạnh phúc. Đặc biệt tỷ lệ người tự tử có liên quan đến các bệnh về tinh thần chiếm tỉ lệ cao nhất và cực kỳ nguy hiểm. Đáng nói hơn là các bệnh này thường được phát hiện khá muộn đồng thời việc điều trị cũng không hề dễ dàng.
Cụ thể, những căn bệnh về tinh thần phổ biến nhất hiện nay như
- Rối loạn lo âu: được biểu hiện bằng trạng thái lo âu quá mức, luôn cảm thấy căng thẳng, sợ hãi về một vấn đề nào đó mơ hồ, không rõ ràng.
- Trầm cảm: đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất có thể gặp ở bất cứ ai từ học sinh sinh viên, người già, phụ nữ có thai.. Người bị trầm cảm thường luôn cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi, chán nản, không còn cảm nhận được niềm vui, thường xuyên khóc một mình..
- Rối loạn lưỡng cực: những trạng thái vui – buồn diễn ra lẫn lộn và không thể kiểm soát được khiến bản thân người bệnh không thể hiểu được chính họ đang cảm thấy điều gì.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: người bệnh bị ám ảnh bởi một điều gì đó, chẳng hạn những con số, sự sạch sẽ quá mức, phải sắp xếp các đồ vật một cách chỉn chu tuyệt đối…
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương:sự ám ảnh, sợ hãi, căng thẳng xuất hiện sau một sự kiện kinh hoàng mà bản thân người bệnh đã trải qua hay trực tiếp chứng kiến. Họ không thể loại bỏ được các ký ức này ra khỏi đầu và ngày càng trở nên tách biệt, xa lánh mọi người
- Rối loạn lo âu xã hội:người mắc chứng này thường có xu hướng sợ giao tiếp, sợ đám đông, sợ ra ngoài và hầu như chỉ muốn ở một mình, làm việc độc lập
Những người mắc chứng này đều có chung một số đặc điểm như ăn uống không ngon, rối loạn giấc ngủ, tăng/ giảm cân bất thường, luôn có những cảm xúc tiêu cực.. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, gia tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi mà cảm xúc của họ không được xoa dịu và tích tụ quá nhiều sự tiêu cực trong lòng thì họ thường tự tìm cách giải thoát bằng việc tự tử.
Tỷ lệ các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần đang ngày càng tăng kèm theo rất nhiều hệ lụy đáng báo động. Mặt khác như đã nói các bệnh lý này cũng rất khó để phát hiện sớm bởi nếu chỉ thông qua các biện pháp xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thông thường sẽ khó có thể xác định bệnh. Việc điều trị cũng thường kéo dài và gặp khá nhiều khó khăn nếu bệnh nhân không thực sự hợp tác và không quyết tâm cố gắng.
Vậy làm thế nào để bạn biết được sức khỏe tinh thần của mình có tốt không, có đang gặp vấn đề gì không? Để đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe tinh thần của bạn, bạn có thể đến gặp bác sĩ khoa tâm thần hoặc gặp chuyên gia tâm lý trị liệu. Nếu bạn gặp bác sĩ tâm thần, bạn có thể sẽ phải làm các bài test, các xét nghiệm chuyên sâu. Còn các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ cho bạn biết sức khỏe tâm lý tổng thể của bạn thông qua buổi trò chuyện gọi là tham vấn tâm lý.
Đây là một giải pháp kiểm tra sức khỏe tinh thần được các nước phương tây ưu chuộng hiện nay. Nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, chuyên gia sẽ trao đổi và đưa ra các giải pháp phù hợp cho vấn đề của bạn. Nếu sức khỏe tinh thần của bạn đang gặp vấn đề trầm trọng và cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu, họ cũng sẽ chia sẻ cho bạn biết về lộ trình trị liệu và hiệu quả sau quá trình trị liệu tâm lý như thế nào.
Để đặt lịch tham vấn tâm lý, kiểm tra sức khỏe tinh thần cùng Chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ, quý vị vui lòng liên hệ qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin cho chuyên gia tại đây.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần thế nào ?
Để có một tinh thần khỏe mạnh không phải là việc quá khó bởi bạn có thể thực hiện hằng ngày bằng những phương pháp vô cùng đơn giản. Đôi khi chính những điều đơn giản hằng ngày như việc cười nhiều hơn cũng có thể xoa dịu được trái tim đang mỏi mệt của bạn. Đồng thời không chỉ chăm sóc tinh thần cho bản thân, bạn còn cần phải chú ý việc quan tâm, nâng cấp đời sống tinh thần cho cả những người xung quanh.
Suy nghĩ lạc quan hơn
Nghe thì có vẻ trừu tượng bởi không thể bảo một ai đó đang buồn rằng lạc quan lên là họ có thể thay đổi được, sự lạc quan có thể là xu hướng tính cách nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người. Tuy nhiên hãy hiểu rằng mỗi vấn đề đều có hai mặt tốt và xấu, bất cứ chuyện gì cũng có thể có hướng giải quyết được.
Thay vì vội vàng đánh giá, nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện thì bạn có thể suy nghĩ chậm lại, nhìn theo nhiều hướng sau đó lựa chọn các giải quyết tốt nhất. Đồng thời hãy luôn cố gắng tin tưởng rằng bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết thì bạn sẽ thấy dần dần cuộc sống ổn hơn rất nhiều.
Thời gian đầu có thể việc thay đổi tư tưởng này sẽ gặp khó khăn, đặc biệt với những người vốn đã có xu hướng tiêu cực từ trước đó. Hãy học cách sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống này, nhìn nhận các vấn đề theo nhiều chiều hướng, bạn sẽ thấy bản thân mình hạnh phúc hơn rất nhiều.
Cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách cho đi và nhận lại
Một điều mà bạn có thể chưa biết hoặc chưa thể nhận ra chính là, khi bạn thấy người khác hạnh phúc, bất giác bạn cũng tự mỉm cười theo. Thay vì tự mình cảm nhận niềm vui, bạn có thể cùng san sẻ niềm vui ấy đến với tất cả những người xung quanh bởi cho đi chính là cách để nhận lại.
Thứ bạn nhận lại không phải là vật chất mà chính là sự hạnh phúc, những nụ cười và sự bình yên trong tâm hồn. Niềm vui thường rất dễ lan tỏa và lây lan, bởi thế mà người ta thường thích hoạt động theo hội nhóm thay vì làm việc một mình. Những nỗi buồn lo, chán nản, những tổn thương trong lòng có thể được xoa dịu khi bạn biết cách cho đi.
Bạn có thể tham gia các buổi thiện nguyện, các hoạt động từ thiền tại những vùng khó khăn hay tại các trại trẻ mồ hôi. Hoặc đôi khi cũng chỉ đơn giản là giúp đỡ người người già qua đường. Thông qua những hoạt động này sẽ giúp bạn cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống này nhiều hơn, biết được giá trị của sức mạnh yêu thương nhờ đó dần nâng cao sức khỏe tinh thần cho chính bạn.
Tự mỉm cười mỗi ngày
Mỗi sáng thức dậy, thay vì cảm thấy uể oải chán nản thì bạn hãy nghĩ đến những điều hạnh phúc hơn, tự nhìn mỉm mỉm cười trong gương. Các nghiên cứu đã chứng minh, việc mỉm cười có thể giúp bộ não sản sinh ra rất nhiều các hormone hạnh phúc, điều này sẽ giúp chăm sóc đời sống tinh thần ngày càng thêm khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Do đó dù buổi sáng có cảm thấy khó khăn và mệt mỏi thế nào cũng hãy cố gắng nở một nụ cười để an ủi và động viên, tự tiếp sức cho chính bản thân mình.
Tránh xa những gì quá tiêu cực
Để đời sống tinh thần luôn khỏe mạnh, bạn hãy cố gắng tránh xa khỏi những điều tiêu cực như những cuộc tranh cãi, sự tức giận, sân si hay phỉ báng người khác. Tinh thần là thứ rất dễ bị tác động bởi những điều tiêu cực, chẳng phải việc xem một bộ phim buồn có thể khiến bạn phải khóc, phải đau lòng suốt một thời gian khi nghĩ về nó hay sao?
Đặc biệt mạng xã hội hiện nay là một trong những thứ vừa có mặt tích cực, đưa đến cho bạn rất nhiều thông tin quan trọng nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều điều tiêu cực. Dạo quanh một vòng Facebook bạn sẽ rất dễ thấy những cuộc tranh cãi mang tính chất cực đoan, xấu xa.. Do đó bạn cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội, đặc biệt là những thời điểm cảm thấy tâm trạng đang trì trệ, mệt mỏi.
Tập thể dục thể thao hằng ngày
Thể dục thể thao không chỉ tốt cho thể chất mà cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tập thể dục sẽ tiết ra rất nhiều hormone hạnh phúc giúp bộ não bạn luôn cảm thấy phấn chấn, lạc quan và yêu đời. Dù bận rộng thế nào bạn cũng nên dành ít nhất từ 15 – 30 để luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, đặc biệt vào buổi sáng để giúp cả ngày hôm đó tràn đầy năng lượng.
Bạn có thể chạy bộ, đạp xe hoặc tham gia các bộ môn đồng đội như bóng đá, bóng chuyền sẽ mang đến rất nhiều niềm vui, loại bỏ nhanh chóng được những mệt mỏi trong tâm trí. Ngoài ra yoga và thiền cũng là những bộ môn rất tốt cho việc cân bằng tâm trạng, điều hòa cảm xúc, thư giãn tinh thần và loại bỏ những stress căng thẳng mỗi ngày.
Chăm sóc những mối quan hệ
Đời sống tinh thần của bạn sẽ không thể thực sự hoàn chỉnh nếu thiếu vắng đi các mối quan hệ. Các mối quan hệ này không chỉ đơn giản là tình yêu mà còn là tình bạn, tình đồng nghiệp và quan trọng hơn chính là tình cảm gia đình. Những lúc mệt mỏi, bạn luôn cần những bờ vai để tựa vào, những người có thể lắng nghe, sẻ chia những khó khăn của bạn, an ủi động viên bạn. Đôi khi chỉ cần một lời nói cũng có thể tiếp thêm cho bạn rất nhiều năng lượng.
Hãy bỏ qua và tha thứ cho những lỗi lầm, hãy học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải là người xoa dịu, động viên cho những người khác cũng như cách mà họ đã giúp đỡ bạn. Thay vì nói là “bỏ cuộc đi, bạn không thể nào làm được” thì hãy nói “cố gắng lên nhé”. Một lời nói không mất tiền mua, không tốn vật chất nhưng lại mang giá trị tinh thần rất lớn.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách tự chăm sóc bản thân
Bạn sẽ ở trạng thái tốt nhất khi cả thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh. Coi trọng giấc ngủ, ăn uống lành mạnh, để bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn mỗi ngày cũng là những cách giúp cơ thể của bạn được khỏe mạnh hơn. Hãy tự học cách chăm sóc sức khỏe của bản thân, tự làm đẹp cho chính mình bởi chỉ có bạn mới biết được mình đang cảm thấy thế nào.
Sức khỏe tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng trong chất lượng đời sống của mỗi người. Hãy trung thực nhìn vào cảm xúc của chính mình, mỉm cười mỗi ngày, suy nghĩ mọi việc tích cực hơn sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị cuộc sống này tươi đẹp hơn rất nhiều.