Sửa soạn Mâm cơm cúng hóa vàng Tết Quý Mão 2023 thế nào cho đúng?

Lễ hóa vàng còn được gọi là gọi là lễ đưa tiễn ông bà hay lễ tạ năm mới. Theo như phong tục, ngày 23 tháng Chạp hàng năm sẽ là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Ngày 25 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông bà. Đến 30 Tết sẽ có một mâm cơm để rước ông bà về để ăn Tết cùng gia đình, con cháu. 

Và sau khi hết Tết, trong khoảng thời gian từ mùng 3 đến mùng 7, các gia đình sẽ tiến hành cúng hóa vàng để đưa tiễn ông bà. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ mùng 3 đến mùng 7  là của trước đây.

Ngày nay, chúng ta bận rộn hơn nên khoảng thời gian cúng hóa vàng cũng được linh động hơn. Bạn có thể chọn bất cứ ngày nào trong khoảng thời gian từ mùng 3 đến mùng 10 để làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết.

Các gia đình có thể chọn ngày nào mà con cháu có thể sum vầy đông đủ nhất để con cháu cùng nhau đưa tiễn ông bà. 

Trong lễ cúng này sẽ có phần khác biệt đôi chút so với khi cúng các ngày bình thường. Gia chủ sẽ tiền hành hóa vàng – tức là đốt các giấy tiền, vàng mã và một số vật dụng khác. Việc hóa vàng được thực hiện khi nén nhang cúng ở bàn thờ ông bà tổ tiên sắp cháy hết. 

Theo quan niệm dân gian của người Việt, ngày 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm tất niên để mời các cụ về ăn Tết. Hết 3 ngày Tết, con cháu lại sửa soạn mâm lễ để tổng kết hết Tết “tiễn ông bà”, đồng thời đón thần tài, thần lộc.

Lễ hóa vàng cũng đánh dấu kết thúc ngày Tết tại các gia đình nên người ta còn gọi là làm hết Tết. Có nhiều gia đình làm lễ hóa vàng từ ngày mùng 2 âm lịch. Nhưng chủ yếu là bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên Đán. Vì theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe, phát đạt.

Để thực hiện nghi lễ hóa vàng tiễn đưa tổ tiên, ông bà, các gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng. Sau khi kết thúc tuần hương, họ sẽ đốt vàng mã đã được cúng trong suốt dịp Tết.

nlntv-mam-co-cung-chuan-nhat-cho-ngay-mong-3-2018-135101-1674434957.jpg
Mâm cơm cúng ngày hoá vàng (Ảnh: Phu nu Today)

Cách chuẩn bị Mâm cơm cúng hóa vàng Tết Quý Mão 2023 

Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, phong tục của từng vùng miền mà các lễ vật trong lễ hóa vàng sau Tết sẽ khác nhau, tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo có những món dưới đây:

1 mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy từng gia đìnhTiền, vàng mã
Hương, đèn, nến
1 mâm ngũ quả
1 bình hoa tươi
Bánh kẹo
Trầu cau, thuốc lá, chè…
2 cây mía (theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Mâm cỗ cúng hóa bàng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món mang đặc trưng ngày Tết. Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống, bát canh, đĩa rau củ xào, giò hay nem rán.

Trong lễ hóa vàng, người dân thường đốt vàng mã vì nghĩ rằng “trần sao âm vậy”, cần biếu tiền bạc để ông bà có cái chi tiêu. Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt hai cây mía dài để làm “đòn gánh” cho người ở cõi âm, cũng là vũ khí để xua đuổi quỷ dữ.

Hiện nay, nhiều gia đình rất coi trọng việc hóa vàng, đốt vàng mã bằng hình thức mua sắm rất nhiều đồ vàng mã về đốt. 

Tuy nhiên, theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy, việc đốt vàng mã ngày Tết không cần đốt quá nhiều mà cần đốt chất lượng, khi đốt phải thành tâm nghĩ đến tổ tiên, người đã khuất thì người đó sẽ nhận được.

Hiện nay việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng được khuyến cáo hạn chế tối đa để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống, giảm nguy cơ gây hỏa hoạn.

Điều quan trọng là bàn thờ cần hương khói đầy đủ trong 3 ngày Tết và các nghi lễ khấn cúng được thực hiện với sự kính cẩn của gia chủ.

Các gia đình nên chọn ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 Tết để hoá vàng do theo quan niệm cũ sau khi mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết thì lại làm lễ đưa ông bà, tổ tiên đi. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt cũng là để tổng kết ngày Tết, con cháu lại quây quần sum họp chuẩn bị mỗi người một công việc cho năm mới.