Sự tích về Đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế – Gian Thờ Việt
Nội Dung Chính
Truyền thuyết về Đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
Theo truyền thuyết dân gian phổ biến ở Trung Quốc thì Ngọc Hoàng Thượng đế vốn người trần, tên là Trương Hữu Nhân, là trang chủ ở Trương Gia Loan, quận Thông Châu, thủ đô Bắc Kinh. Vì có tính khiêm nhường và kiên nhẫn, ông được gọi là Trương Bách Nhẫn; do hay giúp đỡ người khác, tu luyện thành tiên nên ông được gọi là Đại Quý Nhân.
Trương Hữu Nhân có một vợ họ Vương, tức Tây Vương Mẫu và bảy cô con gái: Đại Thư, Nhị Thư, Tam Thư, Tứ Thư, Ngũ Thư, Lục Thư và Trương Thất Nữ. Thuyết khác nói vợ của Ngọc Hoàng có hiệu là Thiên Hậu, có chín con trai. Em gái Ngọc Hoàng là Dao Cơ lấy người phàm trần là Dương Thiên Hựu sinh ra Nhị Lang. Cũng theo truyền thuyết Táo Quân ở Trung Hoa, vì Trương Lang cùng họ với Ngọc Hoàng Thượng đế, nên được Ngọc Hoàng đã phong cho Trương Lang làm Táo vương. Ngọc Hoàng ở tại một cung điện trên trời gọi tắt là điện Linh Tiêu, cùng với vợ mình là Tây Vương Mẫu.
Trong tiểu thuyết Tây du ký, Ngọc Hoàng được mô tả như một vị vua nhân từ nhưng không có tài năng, không có chính kiến, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của các thần tiên khác. Chính vì vậy mà nhân vật Tôn Ngộ Không đòi phế bỏ Ngọc Hoàng để mình lên thay.
Trong đạo Mo của số ít người Tráng thì Ngọc Hoàng tên thật là bố Lạc Đà, có vợ là mẹ Hoa. Họ có với nhau tám người con trai và một người con gái, đều là thần mặt trời. Nhưng bảy người con trai đã bị nữ thần Đà Giang dùng cung tên bắn chết, người con trai cuối cùng nhờ bôi tro lên mặt trở thành mặt trăng nên mới được tha chết, để rồi chỉ còn lại một nữ thần mặt trời của thế gian.
Theo một thuyết chịu ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ thì Ngọc Hoàng là vua của cõi trời thứ hai từ dưới lên cõi trời Đao Lợi. Cõi này có 32 nước trời chư hầu và 1 nước trời lớn ở giữa, tổng cộng là 33 nước trời. Vua cõi Đao Lợi là Đế Thích. Ông điều hành, thực thi pháp luật ở tầng Đao Lợi và tầng trời thấp nhất là Tứ Thiên Vương. Cũng như trong truyền thuyết Trung Hoa về Ngọc Hoàng, Đế Thích không phải đấng sáng tạo mọi thứ và toàn năng mà chỉ là vua trời. Vua tầng trời Nhị thiền tầng thứ 8 là Phạm Thiên Baka, vốn còn cao hơn cả “đấng tối cao trong Ấn giáo” chỉ là vua tầng trời thứ 7, do thần thông quá cao, tuổi thọ quá nhiều khó mà tính đếm, lại sinh ra đầu tiên trong tầng trời của mình, nhưng không đủ khả năng để nhận thức được rằng có những tầng trời cao hơn, nên nghĩ là mình sáng tạo mọi thứ, sau này được Phật Thích Ca chỉ dạy và đã quy y Phật. Chiếu theo Kinh Tạng Phật Giáo thì thực chất Ngọc Hoàng Thượng Đế chính Thích Đề Hoàn Nhơn hay Đế Thích Thiên vua tầng Trời thứ 2, ngự tại thành Thiện Kiến, còn theo Trung Quốc thì là tại Nam Thiên Môn Linh Tiêu Điện. Ngài có câu chú hiệu theo Kinh Tạng Phật Giáo là: Nam mô Da Đà Nhân.
Ý nghĩa của việc lập đền và thờ cúng đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế của người Việt
Việc thờ Ngọc Hoàng Thượng đế rất phổ biến trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Các chùa miền Bắc Việt Nam từ lâu đã phối thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần khác như Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm Thiên, Đế Thích… Đây là dấu ấn của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo cùng một nguồn mà ra). Hàng năm, vào ngày sinh Ngọc Hoàng là mùng 9 tháng Giêng, thường được chọn là ngày làm lễ cúng vía Trời hay lễ tế Trời để tôn vinh Ngọc Hoàng thượng đế.
Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao. Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác.[5] Là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu nên Ngọc Hoàng thượng đế thường có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ.
Truyện dân gian Việt Nam kể con cóc lên cầu Ngọc Hoàng làm mưa. Ngọc Hoàng nhận lời rằng mỗi khi cóc gọi làm mưa xuống trần gian. Câu chuyện nổi tiếng khác là “Ngọc Hoàng và người học trò nghèo” thì lại ca ngợi quyền năng và sự công bằng của Ngọc Hoàng.
Dân gian Việt Nam có rất nhiều bài thơ có chữ trời. Thường nhất là những câu mà trời dùng để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian và cảnh vật trên không. Bên cạnh đó trời như một lực lượng siêu tự nhiên, một đấng quyền uy quyết định tất cả: Trời làm bão lụt mênh mông/Sông khô hồ cạn, cá trên đồng còn chi. Trời còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái sướng, cái khổ của con người: Trời sinh cái cực mần chi/Bán thì nỏ được, cho thì không ai xin Hay câu ca dao: Lạy trời trăm lạy trời ơi/Trông cho trong ruộng ngoài khơi được mùa.
Trong ca dao Việt có nhiều câu nhắc đến đạo trời: Theo nhau cho trọn đạo trời/Dẫu mà không chiếu, trải tơi mà nằm. Vì là đạo nên đạo trời cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như những đạo khác nên trời và phật thường được đặt gần nhau, được xem như những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau: Chắp tay vái lạy bụt trời/Gió đông phẳng lặng, đạo trời theo nhau.
Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên đã nhận xét: “Ông trời đối với người dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt”
Đức vua cha ngọc hoàng thượng đế có vai trò gì trong tam phủ, tứ phủ
Ngọc Hoàng Thượng đế là vị vua của Thiên đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu tất cả các thần, tiên, Thánh, Nhân có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa… Ngọc Hoàng có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là những điều tốt đẹp. Ngọc Hoàng cũng là người xét phong cho các vị thần, hoặc xét phạt các thần tiên và thánh nhân.
Trong Đạo giáo, Ngọc Hoàng vẫn ở dưới Tam Thanh, do Nguyên Thuỷ Thiên Tôn chỉ định làm vua.
Trong đạo Mo, bằng đôi cánh của mình, bố Lạc Đà đã kéo bầu trời bay lên cao tách khỏi mặt đất, nhờ thế vạn vật mới có thể sinh trưởng được. Vì lẽ đó ngày tận thế trong đạo Mo chính là ngày mà “Trời Sập”.
Theo đạo Cao Đài, Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi với nhiều danh từ khác nhau: Chúa Trời, Ông trời, Đại Từ Phụ, Đấng Tạo Hóa, Đức Chí Tôn…là đấng tạo hóa sáng lập ra càn khôn vũ trụ và vạn vật, là nguồn cội của các tôn giáo, là đấng tối cao toàn năng, làm chủ cả thần, thánh, tiên, phật.
Thanh đồng có lập Giá hầu Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng đế không?
Câu hỏi?có giá hầu vua cha ngọc hoàng thượng đế hay không?
Câu trả lời là không các bạn nhé. Ngọc hoàng được phân cấp là đấng tối cao, là cha của thánh mẫu thần chủ nên không có giá hầu ngài. Nếu thanh đồng nào lập giá hầu vua cha đều là sai trái với nguyên tắc chính thống của Đạo Mẫu Việt Nam.
Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm lễ cúng Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
Đoàn khi đến dâng hương, dâng lễ vua cha ngọc hoàng muốn chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ gồm những lễ vậy sau: Hương, Đăng (đèn cầy hoặc nến cốc), 1 bình hoa tươi, Trà rót vào 9 chiếc chén nhỏ hoặc chum nhỏ (có thể sử dụng nước thay thế trà), ngoài ra còn thêm hoa Quả, và một số vật phẩm dùng để cúng tế trời như bột khoai, bột bán kim, nấm mèo, đông cô, táo tàu, bùn tàu, tàu hủ ki, phổ tai, táo tàu sấy…; Đồ vàng mã vàng thọ, vàng ông trời, một cặp thùng giấy gồm 1 cái màu vàng kim và 1 cái màu bạc; Một cặp mía màu vàng còn nguyên ngọn; Đường đổ khuôn là đường mía được đổ theo khuôn hình tháp lục giác, kỳ lân, lý ngư hay thỏi vàng.
Những lễ vật trên còn được gọi là “lục lễ” gồm: Hương, đăng, hoa, trà, quả, phẩm. Trong “lục lễ” thì bộ ba “hương – đăng – hoa” chính là nén nhang – đèn cầy – hoa tươi, gia chủ có thể chuẩn bị đơn giản như những lễ cúng thông thường. Phần “trà” trong lễ cúng Ngọc Hoàng có điểm khác với các lễ cúng thông thường. Trà cúng trong ngày lễ này bắt buộc phải là trà khô và được rót vào trong 9 chiếc chén hoặc ly nhỏ để kính dâng lên Ngài. Đặc biệt nhất trong “lục lễ” chính là “phẩm” bởi đây là những lễ vật khác hoàn toàn so với những mâm cúng khác. Một số loại vật phẩm tiêu biểu đó là: bột khoai mì, bột báng kim, nấm đông cô,…. Chú ý số lượng nên lấy là số lẻ như 5, 7 hoặc 9.
Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị mía và tháp đường cúng Ngọc Hoàng. Vàng mã cần phải có những thếp tiền vàng và 1 cặp thùng giấy gồm 1 cái màu vàng và 1 cái màu bạc.
Khánh tiệc Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế vào ngày nào
Hàng năm cứ vào ngày mùng 9 tháng 01 tính theo ngày vua cha ngọc hoàng thượng đế tự thân giáng hạ nhân gian được lấy làm ngày khánh tiệc chính của vua cha ngọc hoàng
Hát Văn về Vua Cha Ngọc Hoàng thượng đế
Bài khấn Vua cha Ngọc Hoàng
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.
Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.
Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.
Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.
Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.
Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.
Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình).
Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)
có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.
Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Địa chỉ thờ tự chính Vua cha Ngọc Hoàng thượng đế
Ở Việt Nam có các di tích sau đây thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (chỉ thống kê nơi thờ chính, không tính việc phối thờ Ngọc Hoàng trong rất nhiều đền, chùa và điện thờ Mẫu Tam Phủ):
Đàn Kính Thiên Tràng An ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các vị Phạm Thiên, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu với Lễ tế Thiên được diễn ra hàng năm.
Đàn Nam Giao thuộc di tích cố đô Huế là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng.
Đền Đậu An tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các thiên thần.
Chùa Ngọc Hoàng ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Ngọc Hoàng toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, vốn là một ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình thờ Ngọc Hoàng Thượng đế với tên húy Trương Hữu Nhân hay Trương Ngọc Hoàng.
Điện Bồ Hong trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Chùa Vân An ở thị trấn huyện Bảo Lạc, Cao Bằng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Quan thế âm Bồ Tát với lễ hội Lồng Tồng hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế.
Đền Ô Xuyên, xã Cổ Bì, Bình Giang, Hải Dương thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và 5 vị Thành hoàng làng. Tương truyền, đây là nơi Ngọc Hoàng thường xuống chơi du ngoạn.
Nguồn: vi.wikipedia
Hình ảnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế được chế tác bằng đồng
Hình ảnh Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng thượng đế bằng gỗ
Khuyến mại sốc: Giảm ngay 50% khi đặt làm tượng vua cha ngọc hoàng thượng đế tại Gian thờ việt trong tháng 7
Từ 6.400.000đ xuống còn 3.200.000đ
Tặng ngay 1 giá đũa thờ tâm linh trị giá 200.000đ cùng nhiều sản phầm đồ thờ cúng tâm linh khác
Hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ Gian thờ việt đặt hàng
Nghệ nhân: Đăng Văn Liêm
Sđt: 0902.110.790 – 0973.663.197
Gmail: [email protected]
Facebook: Gian thờ việt
Lưu ý: Giá đặt hàng khuyến mãi chỉ áp dụng đến hết tháng 8/2022
Ngoài ra, khi đặt tượng vua cha ngọc hoàng thượng đế bạn sẽ còn được ưu tiên giảm giá khi đặt các sản phẩm Tượng chúa thác bờ, mẫu cửu trùng thiên, tam vị chúa mường và nhiều tượng thờ tam tứ phủ khác