Sự tích tết trung thu Chị Hằng và Chú Cuội – Luật Gia Long

Tết trung thu là dịp để các em thiếu nhi rước đèn, phá cỗ đêm trăng rằm. Ngoài ra trung thu là dịp để gia đình quây quần bên nhau cùng uống trà thưởng trăng. Vậy tết trung thu có từ khi nào, gắn liền với sự tích gì? Kính mời quý bạn đọc tham khảo qua bài viết này của Luật Gia Long.

Nguồn gốc tết trung thu

Tết trung thu thường được tổ chức vào ngày rằm tháng tám (Âm lịch) hàng năm. Ngoài ra còn được gọi với các tên khác như “tết trông trăng” hoặc “tết hoa đăng”. Và được tổ chức phổ biến ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên…

Theo sử sách Trung Quốc thì tết trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755). Về sau được truyền rộng ra các nước láng giềng xung quanh.

Còn tại Việt Nam, không có ghi chép về nguồn gốc của tết trung thu. Chỉ biết rằng hình ảnh tết trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có niên đại cách đây 2.500 năm.

Ngoài ra theo Phan Kế Bính trong sách “Việt Nam phong tục”. Tết trung thu, người dân ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá…

sự tích tết trung thusự tích tết trung thu

Sự tích Hằng Nga, Hậu Nghệ

Tương truyền từ xa xưa trên bầu trời có đến 10 mặt trời cùng chiếu rọi. Vì vậy làm cho mặt đất nứt nẻ, sông ngòi khô cạn, con người hầu như không thể sống nổi. Thấu hiểu được nỗi khổ của bách tính, Hậu Nghệ đã dùng nỏ thần bắn hạ 9 mặt trời. Hậu Nghệ lập được chiến công lừng lẫy nên được nhiều người yêu mến tìm đến tầm sư học đạo.

Về sau Hậu Nghệ lấy được một người vợ rất xinh đẹp là Hằng Nga. Có thể gọi là một đôi trai tài gái sắc. Trong một lần đến núi Côn Lôn thăm bạn, tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương. Hậu nghệ được Vương mẫu tặng thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói thuốc này uống vào sẽ lập tức bay lên trời thành tiên.

Do không nỡ rời xa Hằng Nga, nên Hậu Nghệ đưa thuốc cho vợ cất giữ. Việc này vô tình bị tên học trò xấu xa Bồng Mông nhìn thấy.

Trong một lần Hậu Nghệ dẫn học trò đi săn bắn, Bồng Mông giả bệnh nên được ở nhà. Đợi Hậu Nghệ đi xa Bồng Mông rút kiếm ép Hằng Nga giao ra thuốc trường sinh bất tử. Do biết mình không thể đánh lại Bồng Mông, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã uống viên thuốc và bay lên trời. Vì còn vương vấn tình nghĩa vợ, chồng nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Sau khi trở về, Hậu Nghệ được các tỳ nữ kể chuyện xảy ra với Hằng Nga. Hậu Nghệ trong lúc tức giận đã rút kiếm đi tìm tên phản đồ nhưng Bồng Mông đã trốn từ lâu. Quá thương nhớ vợ, Hậu Nghệ ngửa mặt lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà đặc biệt có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vợi vàng sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, để tưởng nhớ Hằng Nga đang ở cung trăng.

Sau khi Hằng Nga trở thành tiên nữ trên cung trăng, người dân lần lượt bày hương án dưới ánh trăng để cầu xin Hằng Nga ban bình an may mắn.

Sự tích chú Cuội cung trăng

Ở một vùng quê nọ, có chàng tiều phu tên Cuội, trong một lần đi rừng lạc vào hang cọp, sợ quá Cuội leo lên ngọn cây trốn. Đúng lúc này cọp mẹ về hang thấy con mình chết lã vì đói. Cọp mẹ liền đến gần chỗ gốc cây Cuội đang trốn đớp lá cây về mớm cho các con. Bỗng nhiên sau khi ăn xong, cọp con đã vẫy đuôi sống lại. Đợi cọp mẹ sau khi tha con đi nơi khác, Cuội mới tìm gốc cây lạ đào mang về.

Trên đường về, Cuội thấy một ông lão ăn mày chết trên bãi cỏ. Cuội liền bứt ít lá cây cứu sống ông lão ăn mày. Sau đó Cuội kể lại chuyển, ông lão ăn mày kêu lên: đây là cây đa có phép cải tử hoàn sinh. Ông lão dặn Cuội không được tưới nước bẩn, kẻo cây bay về trời.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội đã cứu được rất nhiều người và được xóm làng yêu mến. Trong một lần cứu sống con gái của phú hộ bị chết vì đuối nước, cô gái đã xin cưới Cuội làm chồng. Đối lứa có cuộc sống hạnh phúc, nhưng vợ Cuội có tật hay quên.

Những khi đi xa Cuội thường dặn vợ: có tiểu thì đi bên tây, chớ tiểu bên đông, cây dông lên trời. Vào một buổi chiều, do quên mất lời Cuội dặn cô vợ nhằm vào cây quý tiểu. Bổng nhiên mặt đất rung chuyển, gió thổi ào ào, cây đa bật gốc bay lên trời xanh. Đúng lúc, Cuội đi kiếm củi về thấy vậy nhảy bổ ôm cây níu lại. Do sức người có hạn nên Cuội và cây đa đều bay lên cung trăng. Từ đấy mỗi dịp trăm rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, ngươi ta thấy một vệt đen hình cây đa với một người ngồi ở phía dưới.

Sự tích chú cuội thường được gắn liền với bài đồng dao sau:

Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Thả trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì cầm bút, cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa

Các hoạt động gắn liền với tết trung thu

1. Hoạt động múa lân

Múa lân là hoạt động vui nhộn được diễn ra mỗi độ tết trung thu. Tập tục này bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự lân để bảo vệ dân lành.

Trong các màn trình diễn múa lân, chúng ta thường thấy có một ông bụng phệ, đầu hói, tay cầm quạt nó đi theo đùa giỡn, mà mọi người quen gọi là ông địa. Đó chính là Đức Phật Di Lặc hóa thân thành.

Hoạt động múa lân thường phổ biến ở các thành phố lớn, trẻ em ở nông thôn hầu như ít được thưởng thức hoạt động này.

2. Hoạt động rước đèn

Mỗi độ đến tết trung thu, không chỉ trẻ em thành phố mà trẻ em ở nông thôn đều được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng màu sắc sặc sở để đi chơi trung thu.

Khác với ngày xưa chỉ có đèn ông sao được làm từ tre với giấy bóng. Để thắp sáng đèn ông sao phải dùng đến nến. Ngày nay đèn trung thu được thiết kế đủ các hình dạng, màu sắc, được làm bằng nhựa sử dụng pin có nhạc và đèn nhấp nháy đủ mà sắc.

3. Hoạt động phá cỗ

Phá cỗ có lẽ là hoạt động được nhiều trẻ em yêu thích nhất. Vào dịp lễ trung thu các gia đình sẽ bày biện mâm cỗ, bao gồm bánh kẹo, hoa quả, lồng đèn.

Sau khi cúng trăng, cầu mong những điều tốt đẹp, hạnh phúc đến với gia đình. Mọi người sẽ quây quần bên nhau đễ “phá cỗ”, uống tra và ngắm trăng.

4. Các loại bánh trung thu

Nhắc đến trung thu thì không thể không nhắc đến bánh nướng và bánh dẽo. Đây là những loại bánh chỉ được thưởng thức ở mỗi độ trung thu.

Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt. Nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường.

Bánh dẻo được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội, nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

0

0

đánh giá

Đánh giá bài viết

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT GIA LONG
Văn phòng Bình Thạnh: 144/1/7 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng Tân Bình: Tầng 1, Tòa nhà K300 Office, Số 51 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0352 276 247 / Zalo: 0944 968 222
Email: [email protected]