Sự tích cây nêu ngày tết – Ý nghĩa phong tục Việt Nam

Cứ mỗi dịp xuân về, hình ảnh cây nêu là một hình tượng rất đẹp vào những ngày xuân. Vậy vì sao sự tích cây nêu ngày tết lại bỗng dưng xuất hiện? Cây nêu còn mang ý nghĩa gì? Hãy cùng Sforum đi tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

sự tích cây nêu ngày tết

Sự tích cây nêu ngày Tết

Ý nghĩa sự tích cây nêu ngày tết là điều mà ai ai cũng muốn được biết. Khi mà các loài quỷ còn rất lộng hành chiếm ruộng vườn. Tất cả đều bị chúng xâm chiếm hết, loài người chúng ta phải thuê đất mà trồng trọt rồi sẽ nộp phần lớn tất cả thành phẩm cho chúng. Với một điều kiện chính là quỷ sẽ lấy ngọn còn của người sẽ lấy thân và phần gốc. Lương thực chủ yếu ở lúc bấy giờ chỉ là lúa. Vì vậy gần như rằng người dân không có lương thực để tiếp tục cuộc sống.

Thấy người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, một ông tiên mang trong hình hài ông lão đã xuất hiện. Và mách bảo với nông dân hãy cùng trồng khoai mì củ khoai ở gốc rễ và hoàn toàn có thể ăn được. Thế rồi khi bọn quỷ đã biết được, quỷ bắt đầu chuyển qua “ăn gốc cho ngọn”.

Quỷ tức tối cho nên ở mùa sau quỷ lại tuyên bố ăn tất cả gốc lẫn phần ngọn. Tiên trao cho nông dân một giống cây bắp, loại lương thực có trái ở phần thân, ngọn và phần gốc chẳng có gì. Cuối cùng loài quỷ tức điên lên và bắt con người trả lại toàn bộ phần đất đai và không cho trồng trọt bất cứ gì nữa.

Lúc này tiên cùng với người dân đã bàn với quỷ xin miếng đất vừa bằng một chiếc bóng của một chiếc áo treo ở trên ngọn cây tre. Bóng của chiếc áo thì trông quả nhỏ, bọn quỷ liền lập tức đồng ý. Thế nhưng cho đến khi chiếc áo được đưa lên trên cao, tiên lại liền hóa phép cho chiếc áo lớn dần và dần lớn dần. Theo bóng của chiếc áo cũng dần lớn hơn và xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.

Mất đất sống, bọn quỷ huy động lực lượng vào đất liền cướp lại. Lúc này Tiên liền mách cho toàn bộ người dân hãy cùng tấn công bằng máu chó, lá dứa,… vì đây là những thứ ma quỷ rất sợ. Quỷ thua và đành lại trở về biển Đông.

Trước khi đi thì lũ quỷ xin tiên ông cho phép những ngày đầu năm cho chúng trở về đất liền để được thăm ông bà, tổ tiên của chúng. Vì thương hại nên Tiên đã đồng ý.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán chính là bọn quỷ vào thăm đất liền. Người ta theo tục cũ liền dựng một cây nêu trước cửa nhà. Trên cây có treo một chiếc chuông gió, có tiếng động phát ra khi chuông gió rung để nhắc nhở cho bọn quỷ nhớ lời hẹn ước xưa mà tránh xa ra. Cũng từ đây mà sự tích cây nêu ngày tết ra đời.

Sự tích cây nêu

Cây nêu ngày Tết treo những gì?

Tùy vào mỗi vùng miền và cả những phong tục đặc trưng riêng. Cây nêu sẽ  có những vật dụng treo lên khác nhau như là túi nhỏ đựng trầu cau, những miếng bằng kim loại lớn nhỏ…

Khi gió thổi, chúng sẽ chạm vào nhau và sẽ phát ra tiếng leng keng trông rất vui tai. Người ta tin rằng tất cả những vật dụng treo trên cây nêu, cộng thêm cả tiếng động này để có thể báo hiệu cho quỷ rằng biết nơi đây là ngôi nhà có chủ và tuyệt đối không được quấy phá. Tạo nên một sự tích cây nêu ngày tết độc hiệu vô cùng lôi cuốn.

Cây nêu ngày Tết treo những gì

Ý nghĩa phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Từ câu chuyện về sự tích cây nêu ngày Tết, chúng ta có thể thấy cây nêu là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa cái thiện và ác, để có thể bảo vệ sự bình yên cuộc sống của người dân khỏi lũ quỷ dữ.

Mỗi khi dịp Tết đến,  đây chính là lúc thần linh phải về chầu trời. Do đó dễ bị ác quỷ xâm nhập, nên cần có “bảo bối” như là cây nêu để chống chế lại chúng. Trong đó, lọng tàn có khoảng 5 con cá chép với 5 màu đại diện cho 5 loại màu trong ngũ hành: Màu vàng ở giữa, màu đen ở phía Bắc, màu trắng ở phía Nam, màu xanh ở phía Đông và màu đỏ ở phía Tây. Chắc hẳn rằng các bạn đã hiểu được nghĩa sự tích cây nêu ngày tết rồi đúng không?

Ý nghĩa phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Cây nêu ngày Tết được dựng và hạ khi nào?

Cây nêu thường chính là cây tre dài khoảng tầm 6 mét, được dựng trước phía sân nhà. Người Kinh dựng nêu vào đúng ngày Táo quân về trời 23 tháng Chạp âm lịch. Khi đó ở nhà không có thần linh canh giữ và lũ ma quỷ rất dễ đến để quấy nhiễu. Chính vì vậy người ta dựng cây nêu để có thể xua đuổi ma quỷ.

Một số những dân tộc khác như là người Mường trồng cây nêu vào chính ngày 28/12 âm lịch. Người H’mông sẽ dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức ngay từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng lên cây nêu gọi là lên nêu hay lễ thượng nêu. Ngày hạ nêu hay lễ hạ nêu là nhằm vào mùng 7. Chính vì điều này đã tạo nên nghĩa sự tích cây nêu ngày tết.

Cây nêu ngày Tết được dựng và hạ khi nào

Cách dựng cây nêu ngày Tết

Với sự tích cây nêu ngày tết độc hiệu thì cách để làm cây nêu ngày tết cũng khá đơn giản. Cây tre làm nêu thường là một loại tre già, cao, thẳng, to, lóng tre đều và ở trên ngọn để nguyên một chùm lá tươi. Trên ngọn còn có thể buộc thêm một vài chiếc lá dứa để tượng trưng cho cả mây trời.

Thân cây còn có thể được trang trí bằng các loại cờ, câu đối, đèn lồng, phong linh,… Dưới gốc sẽ rắc bột vôi trắng tạo thành từng vòng tròn hoặc là hình cánh cung. Đầu ngọn (mũi tên) sẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

Ngày nay phong tục dựng cây nêu vào ngày Tết đang dần mai một dần. Hiện nay, người Việt Nam chủ yếu dựng cây nêu chỉ để mục đích là làm đẹp cho nhà. Chứ không hiểu hết về toàn bộ ý nghĩa tâm linh của chính cây nêu.

Cách dựng cây nêu ngày Tết

Qua bài viết này, hy vọng mọi người sẽ có thể hiểu hơn về sự tích cây nêu ngày tết. Và sẽ lưu giữ phong tục truyền thống của cha ông ta đã để lại. Chúc các bạn có một mùa xuân thật bình an và ấm áp bên gia đình và những người thân. Hãy theo dõi Sforum để cập nhật thêm những câu chuyện thú vị nhé.