Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 7 sau sinh
Khi được 7 tháng tuổi, bé đã rất thành thạo trong việc tự ngồi dậy, vồ lấy đồ chơi hay bất kỳ vật gì bé muốn. Cuộc sống của người mẹ khi trẻ 7 tháng tuổi cũng vì thế mà trở nên bận rộn hơn rất nhiều.
Nội Dung Chính
1. Cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi
Cân nặng của bé trai 7 tháng tuổi trung bình là 8,3 kg và chiều dài đạt mức 69,2 cm. Đối với bé gái, cân nặng khoảng 7,6 kg và chiều dài trung bình sẽ là 67,3 cm.
2.Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?
Trẻ 7 tháng tuổi có thể:
- Truyền đồ vật từ tay này sang tay kia
- Ngồi mà không cần hỗ trợ
- Bắt đầu biết bò hoặc đã có thể bò rất tốt
- Nhìn rõ khắp phòng (thị lực bắt đầu gần bằng thị lực của một người lớn)
3. Phát triển về trí não
Sự phát triển về trí não của trẻ 7 tháng tuổi sẽ khiến cha mẹ ngạc nhiên, trẻ có thể:
- Biểu lộ cảm xúc qua âm thanh như vui mừng hay thất vọng
- Đáp ứng với việc nói chuyện bằng cách đáp trả ê, a với người đang nói chuyện với mình
- Nhận ra khuôn mặt quen thuộc
- Phản ứng nếu gặp người lạ (sợ hãi, khóc lóc hoặc ôm chầm lấy mẹ hoặc bà)
- Thích nhìn vào gương
- Bắt đầu kết hợp được các nguyên âm với nhau khi nói chuyện
- Có phản ứng khi được gọi tên
- Biết bập bẹ một vài từ
4. Khi nào mẹ cần phải lo lắng
Mặc dù mỗi em bé sẽ phát triển khác nhau, nhưng nếu em bé của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây, mẹ cần trao đổi với bác sĩ:
- Không cố gắng tiếp cận các vật xung quanh chúng
- Không đáp lại tình cảm từ bạn
- Không đáp ứng với âm thanh
- Không thể đút bất kỳ một thứ đồ vật nào vào miệng
- Không thể tạo ra âm thanh
- Không thể lăn
- Không cười
- Có vẻ cứng hoặc không di chuyển đầu dễ dàng
- Không tăng cân
5. Chăm sóc cơ bản khi trẻ 7 tháng tuổi
Khi trẻ 7 tháng tuổi, mẹ hãy:
- Cố gắng để điều chỉnh và cân bằng cuộc sống khi phải dành nhiều thời gian chăm sóc em bé.
- Bạn không nên cho bé nhìn vào màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại khi trẻ dưới 2 tuổi.
- Ở độ tuổi 7 tháng, bé sẽ rất thích nghe mẹ đọc sách. Mẹ hãy cố gắng đọc nhiều sách và truyện cổ tích cho bé nghe nhé.
6. Nuôi dưỡng và dinh dưỡng
Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm, làm quen với thức ăn mềm. Tuy nhiên mẹ không cần lo lắng hay vội vàng, vì sữa mẹ hay sữa công thức tầm tuổi này vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của con.
Bé đã có thể bắt đầu uống bằng cốc, một số bé tỏ ra rất hào hứng với việc uống bằng cốc. Mẹ có thể tập cho bé dùng cốc tập uống thay vì bình sữa. Để cho bé học cách kiểm soát dần dần mà không bị sặc.
7. Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi
Ở thời điểm 7 tháng tuổi, bé có thể mọc răng khiến cho giấc ngủ đêm có thể bị gián đoạn do cảm giác khó chịu. Mẹ có thể cảm thấy vất vả hơn nhưng quan trọng là mẹ cần kiên nhẫn với bé để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn
Để giúp cả mẹ và bé có thời gian nghỉ ngơi, mẹ hãy xem xét các biện pháp sau:
- Cố tạo cảm giác thoải mái cho bé trong giai đoạn bé mọc răng
- Cho phép bé sử dụng núm vú giả nhiều hơn trong khi đang mọc răng
- Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen trước khi ngủ để giúp trẻ thoải mái
- Sắp xếp công việc để có thời gian cùng nghỉ ngơi với bé
- Bé có thể sẽ lăn vòng tròn quanh giường khi bé ngủ. Do trí não của bé vẫn tiếp tục phát triển trong khi bé ngủ. Mẹ không cần lo lắng mà chỉ cần đảm bảo an toàn nơi ngủ của bé để bé không bị ngã đau do liên tục chuyển tư thế khi ngủ.
Trẻ 7 tháng tuổi dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.