Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi: em bé biết làm gì, nặng bao nhiêu kg?
Sự phát triển vượt trội của trẻ 7 tháng tuổi diễn ra nhanh chóng khiến ba mẹ phải ngạc nhiên. Con đã biết cười và hiểu được các cử chỉ và các cảm xúc vui, buồn, giận dữ… Em bé bắt đầu tập bò chơi đùa cùng nhiều hoạt động chơi đùa khám phá thế giới thú vị. Con làm quen với thực đơn ăn dặm dạng thô hơn. Mỗi ngày trôi qua được con lấp đầy bởi với những điều bất ngờ. Vậy trẻ em bé 7 tháng tuổi biết làm những gì, nặng bao nhiêu kg ?
Em bé 7 tháng tuổi biết làm những gì ?
Từ nhóm tuổi này trở đi, bạn dễ dàng nhận thấy con rất ham học hỏi. Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu có sự phát triển đầu tiên của ngôn ngữ. Đồng thời mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh.
Em 7 tháng tuổi biết làm những gì ?
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ học những gì ?
Có tư duy về không gian, biết được các vị trí bị che khuất bởi các đồ vật khác.Có thể chủ động đi tìm các đồ vật mắt không nhìn thấy do bị che khuất.Nhận diện được giọng nói quen thuộc của người thân trong gia đìnhBắt đầu hình thành ký ức những hành động vừa xảy ra. Đồng thời học cách phân biệt giọng nói.Hiểu được từ “KHÔNG”Học các hiệu lệnh đơn giản 1 từ như “A”, “Ăn”, “Xi”, “Tè”…Khả năng nắm và giữ đồ vật không bị rơi.Học các kỹ năng phức tạp hơn như chuyền đồ trên tay.Bắt đầu biết với lấy đồ vật và cho vào miệng.Kết hợp kỹ năng bò di chuyển, ngồi và nhặt đồ thường xuyên hơn.Nhận biết được các hình phản chiếu trên gương.Xác định được bản thân và người lớn.Hiểu được nguyên nhân và kết quả.Ghi nhớ kết quả để ra quyết định.
Sự phát triển của trẻ em 7 tháng tuổi.
Đánh giá sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi thông qua những việc mà em bé biết làm gì chỉ mang tính khái quát. Để có cái nhìn cụ thể hơn, ba mẹ cần quan sát dựa trên 4 phương diện: nhận thức, cảm xúc, giao tiếp và thể chất.
Nội Dung Chính
1. Sự phát triển NHẬN THỨC của em bé 7 tháng tuổi.
Khả năng nắm bắt và hiểu mọi thứ của trẻ sơ sinh phát triển một cách nhất chóng. Khoa học đã chứng minh, sự phát triển não bộ của trẻ 7 tháng tuổi luôn nhanh hơn so với cơ thể. Giúp trang bị cho bé khả năng thích nghi với môi trường xung quanh tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Bé con bắt đầu kiểm tra nguyên nhân – kết quả và hiểu các mối quan hệ, quy luật của thế giới.
Sự phát triển NHẬN THỨC giúp cho em bé 7 tháng tuổi biết làm những gì ?
- Phát triển ký ức về các sự kiện gần đây vừa xảy ra.
- Bắt đầu nói bập bẹ với các thành viên trong gia đình, từ ba mẹ đến người chăm sóc.
- Trẻ bị hấp dẫn và yêu thích màu sắc và hoa văn tươi sáng trên đồ vật. Mong muốn tiếp cận và kiểm tra chúng.
- Thể hiện sự tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là những món đồ xa tầm với
- Hiểu được ý nghĩa của từ ‘KHÔNG’ !
- Nhận ra tên riêng của mình trong các cuộc trò chuyện và phản hồi lại khi có người gọi.
- Bị hấp dẫn và theo dõi các đối tượng chuyển động một cách chăm chú.
- Sẽ cố gắng tìm các đồ vật ẩn trong chăn hoặc nơi khác bị che khuất để thỏa mãn trí tò mò.
2. Sự phát triển THỂ CHẤT của trẻ em 7 tháng tuổi.
Làm một bài test đơn giản, đặt em bé trước gương và quan sát phản ứng của con. Ở độ 7 tháng tuổi, sự phát triển mạnh mẽ của thể chất giúp cho trẻ phân biệt được ảnh phản chiếu của mình. Bé con đã không còn bất ngờ hay sợ hãi mà vui vẻ nhìn mình trong gương. Cùng với nhận thức thì em bé cũng trở nên mạnh mẽ hơn và ổn định hơn về mặt thể chất.
Sự phát triển THỂ CHẤT giúp cho em bé 7 tháng tuổi biết làm những gì ?
- Biết cầm thức ăn / các mẩu đồ vật kích thước dài nhỏ bằng cách kẹp giữa ngón trỏ và ngón cái.
- Nằm sấp và học cách trườn bò hoặc lăn về phía trước
- Bé nằm ngửa và tự đá chân vào tay coi đó là trò tiêu khiển.
- Nhặt đồ chơi nhỏ và bắt đầu di chuyển chúng xung quanh.
- Có thể ngồi vững với sự hỗ trợ tối thiểu từ cha mẹ.
- Đưa tay đến các vật gần bé bằng một hoặc cả hai tay.
- Tò mò và thử đưa các vật nhỏ lên miệng để kiểm tra mùi vị, độ cứng.
Dấu hiệu trẻ 7 tháng tuổi mọc chiếc răng khôn đầu tiên.
Một trong những thay đổi cơ bản về thể chất ở trẻ sơ sinh bảy tháng tuổi là quá trình mọc răng. Đầu tiên là chiếc răng cửa giữa ở hàm trên, sau đó là hàm dưới. Mẹ bỉm có thể kiểm soát cơn đau, khó chịu khi mọc răng bằng cách cho bé ăn thức ăn nghiền mịn. Hoặc các miếng chuối, trái cây thái lát như dưa chuột, những loại dễ cắn và dễ tiêu hóa. Một số dấu hiệu trẻ mọc răng mà mẹ nên chú ý:
- Bé sẽ chảy nhiều nước dãi nhiều hơn.
- Bé có thể bị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt vào ban đêm.
- Kéo tai và cọ xát má và cằm là một dấu hiệu thể hiện sự khó chịu.
- Có thể nhìn thấy chiếc răng sữa nhỏ xinh nhô ra khỏi nướu.
- Bị sốt hoặc phát ban là dấu hiệu tcủa trẻ mọc răng ở 7 tháng tuổi.
- Thậm chí bé còn bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Mẹ có thể bắt đầu chải răng cho bé nhẹ nhàng bằng bàn chải chuyên dụng trẻ em. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi qua bác sĩ để được tư vấn phương pháp an toàn nhất.
Trẻ (bé trai – bé gái) 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg ?
Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, có sự khác nhau giữa bé trai, gái hay không ? Theo đó, cân nặng của trẻ 7 tháng được chia làm 3 mức: -2SD (nhẹ cân), TB (trung bình), +2SD (nặng cân). MySun xin trích dẫn nguồn từ Viện dinh dưỡng, cân nặng của trẻ 7 tháng tại Việt Nam là:
- Cân nặng của bé trai 7 tháng: -2SD 6.7kg, TB 8.3kg, +2SD 10.2kg
- Cân nặng của bé giá 7 tháng: -2SD 6.1kg, TB 7.6kg, +2SD 9.6kg
Tra cứu cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh Việt Nam: Click here !
Trong bài viết này, MySun sẽ không đề cập tới chủ đề ăn dặm cho bé. Ba me quan tâm, vui lòng tham khảo chuỗi bài viết dưới đây:
3. Sự phát triển CẢM XÚC của em bé 7 tháng tuổi.
Sự phát triển về thông minh cảm xúc là một cột mốc quan trọng. Vì bé đó là nền tảng cho những tương tác của mình trong thế giới người lớn.
Sự phát triển CẢM XÚC giúp cho em bé 7 tháng tuổi biết làm những gì ?
- Biết thể hiện cảm xúc đơn giản một cách chính xác: cười, buồn, sợ hãi…
- Quan sát cảm xúc của cha mẹ và cố gắng bắt chước theo.
- Bé 7 tháng tuổi đã phát triển tính cách độc lập cá nhân. Bằng cách thể hiện quan điểm thích hoặc không thích việc làm, đồ vật gì.
- Mong muốn được tham gia hòa nhập với các hoạt động trong gia đình. Đơn cử là muốn được ăn thức ăn giống người lớn.
- Biết thấu cảm với những đứa trẻ khác. Khi nhìn thấy bạn bè cùng lứa khóc mếu sẽ phản xạ buồn và có thể khóc theo.
- Chú ý đến những tiếng động lớn và phản ứng bằng sự sợ hãi hoặc lo lắng
4. Sự phát triển GIAO TIẾP của trẻ em 7 tháng tuổi.
Tìm kiếm sự chú ý bằng cử chỉ và âm thanh là một trong những phương tiện mà bé làm trong khi phát triển kỹ năng giao tiếp.
Sự phát triển GIAO TIẾP giúp cho trẻ em 7 tháng tuổi biết làm những gì ?
- Bắt đầu bập bẹ tập nói các nguyên âm như ‘O’ và ‘A’ đơn giản
- Cố gắng tham gia vào cuộc trò chuyện của người lớn.
- Thay đổi tone giọng nói lên xuống bắt chước giống ba mẹ.
- Bắt đầu yêu cầu sự chú ý kèm theo một mong muốn cụ thể.
Khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ ?
Mẹ sẽ không phải gọi bác sĩ mỗi khi con bạn hắt hơi hoặc nấc cụt. Nhưng bạn nên để ý nếu con xuất hiện một vài dấu hiệu lạ thường dưới đây. Vì rất có thể đó là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giảm thiểu những biến chứng về sức khỏe cho con sau này.
- Trẻ sơ sinh trong độ tuổi này ngủ bất cứ nơi nào từ 12-14 giờ. Đã bao gồm cả những giấc ngủ ngắn trong ngày. Vì vậy nếu con bạn ngủ không ngon, chu kỳ ngủ không đều và không đủ, hãy gọi cho bác sĩ để tư vấn giải đáp.
- Theo quay tắc chung, nếu em bé bị sốt trê 39 độ thì ba mẹ nên chuẩn bị phương án đưa bé đến bệnh viện gần nhất.
- Con bạn phát ban hoặc bị đau bất thường không rõ nguyên nhân.
- Nếu bé có dấu hiệu mất nước cũng rất nguy hiểm. Chẳng hạn như thay tã ít hơn (ít hơn một lần sau mỗi 8 giờ) hoặc khô miệng.
- Bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu liên quan tới suy hộ hấp như bị khó thở, thờ khò khè…
- Bé 7 tháng tuổi nhưng cơ thể yếu ớt, không lăn qua các bên hoặc không ngồi không vững. Bé cử động chậm chạp, lờ đờ.
Mẹo giúp bé đạt được các mốc quan trọng
Mẹo đơn giản giúp bé đạt được các cột mốc khi ở mốc 7 tháng tuổi bằng một số mẹo đơn giản:
- Đối với sự phát triển thể chất của trẻ 7 tháng tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu học các kỹ năng vận động. Rất thích hợp để dạy cho bé học cách uống từ cốc hoặc bình có tay cầm.
- Để giúp học thêm các kỹ năng mới, hãy đặt đồ chơi vừa tầm với để bé tự bò đến đó.
- Bé con bắt đầu nắm bắt một số từ nhất định như ‘Không’. nhưng sẽ tiếp tục nhặt những thứ quan trọng xung quanh mình thay vì một món đồ chơi. Cách tốt nhất để chống lại điều này là đánh lạc hướng anh ta bằng một thứ khác.
- Bắt đầu chơi “Ú Òa” để con hiểu cách tìm đồ vật ẩn.
- Đọc truyện tranh và hát cho bé nghe thường xuyên hơn. Mẹ hãy phát âm to, chậm rãi để bé ghi nhớ và hiểu một số từ đơn giản. Qua đó bổ trợ cho kỹ năng nói của bé.
- Dạy bé các phép tắc cơ bản trong giao tiếp xã thôi. Thông qua động tác vẫy chào tạm biệt, chào hỏi, khoanh tay xin.
Hỗ trợ sự phát triển của bé 7 tháng nên lưu ý gì ?
Lưu ý, các mẹo trên đây vẫn tuân thủ nguyên tắc tự nhiên, phù hợp với sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi. Không thúc ép bé vượt qua quá giới hạn của cơ thể. Ví dụ như nhiều gia đình cho bé tập đứng quá sớm trong khi đôi chân còn quá non nớt. Hậu quả là nguyên nhân dấn tới các bệnh liên quan đến chân cong ở trẻ sơ sinh. Xem tại: Dấu hiệu chân cong vòng kiềng ở trẻ phải đi khám bác sĩ.
Gia đình nên tạo một môi trường vui vẻ, thúc đẩy con khám phá thế giới xung quanh. Thay vì bao bọc bé trong một không gian an toàn tuyệt đối. Từ chối cho bé 7 tháng tuổi trải nghiệm những điều mới lạ, thậm chí vấp ngã sẽ gây cản trở cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, đừng làm khó một đứa trẻ 7 tháng tuổi nếu như em bé chưa biết làm một việc gì đó. Mỗi đứa trẻ đều có chu kỳ phát triển khác nhau. Hãy kiên nhẫn và thúc đẩy con đạt được các mục tiêu xa hơn.
↩️ Tháng trước: Trẻ 6 tháng tuổi biết làm những gì ?
↪️ Tháng sắp tới: Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì ?