Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

 

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng bé 15 tháng tuổi nằm trong khoảng 7.2 – 13 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

>> Sự phát triển của trẻ 16 tháng

Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Bé 15 tháng nặng bao nhiêu kg?

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao bé 15 tháng tuổi nằm trong khoảng 71-84 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết: Theo dõi sự phát triển của trẻ

Nếu mẹ vẫn lo lắng về vấn đề ăn uống và tăng cân của con, mẹ hãy chú ý tới dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi. Xây dựng thực đơn cho trẻ 15 tháng tuổi thật cân bằng và phù hợp với con, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn.

  • Trẻ 15 tháng tuổi ăn cơm được chưa? Câu trả lời là bé có thể ăn được cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt, cà nát bằng muống hoặc bằng tay). Với một số bé đòi ăn cơm chứ nhất quyết không ăn cháo, mẹ đừng quá ngạc nhiên bởi cấu trúc thức ăn sẽ được chi phối bởi sự phát triển của não. 
  • Bé 15 tháng không chịu uống sữa? Mức sữa khuyến nghị cho bé 15 tháng trong khoảng 300-500ml. Nếu bé không chịu uống mẹ có thể bổ sung sữa vào trong đồ ăn của bé như bí đỏ nghiền, sinh tố bơ sữa, khoai tây nghiền hoặc bổ sung cho bé các chế phẩm từ sữa khác như bơ, phô – mai, sữa chua…
  • Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn? Trước hết mẹ cần tìm hiểu lý do tại sao con biếng ăn. Có phải con đang ốm sốt không? Con có đang mọc răng hay tuần khủng hoảng? Hoặc cách cho ăn của mẹ chưa đúng khiến bé lười ăn, sợ ăn? để điều chỉnh cho phù hợp.

Mẹ nên nhớ tuyệt đối tôn trọng nhu cầu ăn của bé, không ép ăn và thiết lập kỉ luật bàn ăn từ sớm sẽ giúp bé ăn uống tự giác và vui sướng trong bữa ăn.

 

 

Một số trẻ 15 tháng chưa biết đi có thể là do bé đang “bận” học kỹ năng khác hoặc cơ thể bé chưa sẵn sàng để bước đi. Nếu bé 15 tháng tuổi chưa thể đi nhưng trẻ vẫn phát triển bình thường mẹ không cần quá lo lắng. Con sẽ đạt được mốc phát triển này sớm thôi.

Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Ba mẹ đừng quá lo lắng khi con 15 tháng tuổi mà chưa biết đi nhé!

Tuần thứ nhất: Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì? 

Bé 15 tháng tuổi đang phát triển rất nhanh. Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cũng ngày càng hoàn thiện. Tuần này em bé đã có thể chập chững những bước đi đầu tiên và tự xúc ăn bằng thìa được rồi. 

Trẻ thích thú với những trò chơi như chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc thả đồ vào thùng rồi lấy ra. Mỗi trò chơi đều dạy cho con nhiều điều hơn về thế giới. 

Khi tư duy của con phát triển, con sẽ biết được rằng mình là một cá nhân chứ không phải là một phần của mẹ. Có một cách để biết con đã nhận ra được điều này hay chưa là cho trẻ nhìn vào gương. Nếu trẻ nhận ra mình trong gương và không cố gắng tiếp cận để chạm vào “em bé kia” có nghĩa là con đã bắt đầu hiểu “hình ảnh trong gương là mình”.

Tuy nhiên,Bé  việc trẻ hiểu được cá nhân mình là một người độc lập cũng sẽ gây ra một số phiền phức. Con nhận ra rằng mẹ và bé có thể bị chia cắt. Và trong vài lần mẹ phải rời xa bé con sẽ quấy khóc và tỏ ra rất lo lắng.

Bây giờ mẹ đã phần nào hiểu được tính cách của con. Mẹ sẽ biết cách con phản ứng lại với những tình huống, con người, địa điểm và sự vật khác nhau. Mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu được nhưng nhu cầu của trẻ.

Có những em bé rất linh hoạt và dễ thích nghi với thay đổi trong cuộc sống. Nhưng có những em bé lại hợp với lịch sinh hoạt cố định hàng ngày. Mẹ hãy cố gắng chiều theo sở thích của con nếu có thể. Nếu trẻ quen ngủ ngắn vào một thời gian cố định thì mẹ không nên sắp xếp các hoạt động khác vào thời gian này.

Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Bé 15 tháng tuổi tuần đầu tiên biết làm gì rồi nhỉ?

Tuần thứ nhất: dạy trẻ 15 tháng tuổi những gì?

  • Mẹ hãy theo dõi quá trình học nói của trẻ và tìm hiểu thêm những mẹo giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp. Lúc này trò chuyện với bé chắc chắn sẽ là một “thú vui” với mẹ.
  • Những hành vi bạo lực như cắn, cấu, đá… thường thể hiện sự bất lực của trẻ khi con không thể làm được điều gì đó. Hãy tìm hiểu cách xử lý đúng khi con cắn và đánh bạn trong những cơn giận.
  • Hạn chế cho bé ăn thức ăn đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó hãy ưu tiên thức ăn tươi và có nguồn gốc tự nhiên.

Tuần thứ 2: Trẻ 15 tháng tuổi biết làm gì? 

Ở độ tuổi này, cả mẹ và bé đều dùng từ “không” rất nhiều. Và mẹ có thể nhận thấy sự thỏa hiệp của bé dường như lại chính là sự thất vọng.

Việc con thể hiện sự bướng bỉnh sẽ khiến các mẹ rất khó chịu. Tuy nhiên, điều này cho thấy con đang bắt đầu hình thành sở thích và sở ghét của mình. Vì vậy mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy con cáu gắt khi mẹ thay tã, đánh răng hoặc khi ai đó ngồi vào chiếc xe đồ chơi của con. Đây là một phần quan trọng trong giai đoạn phát triển của con.

Mẹ hãy cố gắng hạn chế cãi nhau với trẻ. Có một số chuyện mẹ không nên khoan nhượng với trẻ. Ví dụ như chuyện chiếc xe đồ chơi: Con phải biết chia sẻ với các bạn cùng chơi khác, trừ khi con đang ngồi trên đó. Còn những chuyện nhỏ như con muốn thay quần áo trước khi ngủ thì không đáng để mẹ tỏ ra khó chịu với con.

Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Bé 15 tháng tuổi tuần thứ 2

Chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi tuần thứ 2

  • Chuẩn bị cho trẻ đến trường khá tốn kém, nhất là nếu gia đình đông con . Vì vậy mẹ hãy tham khảo cắt giảm chi tiêu và cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
  • Duy trì bữa ăn phụ cho trẻ để đảm bảo con đủ năng lượng vui chơi cả ngày
  • Chú ý các bệnh thường gặp ở trẻ mới biết đi như nhiễm trùng tai.

Tuần thứ 3: Bé 15 tháng tuổi biết làm gì? 

Trẻ đang bị thu hút bởi những đồ như chìa khóa, bút chì, son và điện thoại. Nhưng sau tất cả, mẹ vẫn là người quan trọng nhất với con trên thế giới này. Vì vậy con vẫn duy trì thú vui vô tận với việc bắt chước mẹ. 

Nhiều đồ vật mà trẻ thích chơi có nguy cơ gây nghẹt thở và nguy hiểm nếu trẻ cho vào miệng. Mẹ có thể vận dụng sự sáng tạo của mình để làm thêm những món đồ chơi an toàn mà vẫn thỏa mãn nhu cầu bắt chước của con. Làm cho con một chùm chìa khóa hoặc lược bằng bìa carton và để vào một chiếc túi để con mang theo.

Tận dụng sự tò mò của con để kích thích khả năng khám phá mọi thứ bằng đôi tay bằng cách cho đồ đạc vào một chiếc giỏ. Mẹ hãy tận dụng hộp nhựa, thìa gỗ hoặc các món đồ vật an toàn. Sau đó, hãy để trẻ tự khám phá nhiều cách chơi khác nhau.

Tuần thứ 3: dạy trẻ 15 tháng tuổi những gì?

  • Sau một ngày thú vị và bận rộn vui chơi, đôi khi mẹ sẽ khó để làm bé dịu lại vào buổi tối. Mẹ hãy tìm các mẹo đối phó với tình trạng trẻ bị quá khích vào giờ đi ngủ.
  • Mẹ sẽ gặp những cuộc khủng hoảng ở trẻ mới biết đi. Để hiểu nguyên nhân khiến trẻ tức giận và cách xử lý những cơn giận đó hãy tham khảo các bài giảng trong chương trình POH ACTI (1-3 tuổi) tại đây.
  • Đây cũng là thời điểm mẹ chú trọng khuyến khích con cư xử đúng mực. Đừng giữ suy nghĩ bé còn nhỏ nên được phép làm sai. Hãy dạy bé cách phân biệt đúng và sai cùng với cách hành xử tốt.

 

 

Bé 15 tháng biết làm gì ở tuần thứ 4?

Những chiếc răng sẽ nhú lên trong tháng này và răng hàm của bé cũng nhanh chóng mọc lên. Răng hàm sẽ lớn hơn răng cửa của con và cũng mọc trong thời gian lâu hơn. Mẹ hãy âu yếm và an ủi con thật nhiều. Và chuẩn bị tinh thần vì những xáo trộn trong thói quen của con.

Sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Bé mọc răng rồi này mẹ ơi!

Giúp con làm dịu cơn đau khi mọc răng bằng cách dùng ngón tay sạch chà xát nướu của trẻ hoặc cho con gặm thứ gì đó mát lạnh (ví dụ như dưa chuột lạnh). Nếu không hiệu quả mẹ có thể dùng thử gel mọc răng hay cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh.

Nếu mẹ nói từ “không” với trẻ càng nhiều trong độ tuổi này trẻ sẽ càng nhanh chóng lờ câu nói của mẹ đi. Mẹ cần giảm tần suất phải nói ra từ này bằng cách tạo ra không gian an toàn với trẻ em. Như vậy trẻ có thể khám phá khắp nơi mà không có giới hạn.

Tuần thứ 4: dạy trẻ 15 tháng tuổi những gì?

  • Trẻ đang lớn lên nhanh chóng, mẹ hãy tìm hiểu về các cột mốc của trẻ trong những tháng này để theo sát con trong quá trình phát triển. Tham khảo các mốc phát triển của trẻ với POH ACTI (1-3 tuổi).
  • Hãy khuyến khích trẻ đọc sách để sớm hình thành thói quen tốt cho con.
  • Dinh dưỡng là yếu tố giúp bé phát triển khỏe mạnh. Vì vậy mẹ đừng quên chăm lo chế độ ăn của bé mỗi ngày nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo