Sư phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

Sư phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

Trẻ 11 tháng tuổi biết làm những gì?

Khi được 11 tháng tuổi con sẽ hiểu các hướng dẫn đơn giản, bao gồm cả ý nghĩa của từ “không”. Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ sẽ làm như mẹ bảo.

Mẹ hãy cố hạn chế nói “không” với một đứa trẻ 11 tháng tuổi, chỉ nói khi con làm gì đó nguy hiểm thôi nhé.

>> 4 kỹ năng bé 11 tháng tuổi cần có mẹ đã biết chưa?

>> Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 11 tháng tuổi sẽ bị thu hút bởi những cuốn sách tươi sáng, đầy màu sắc.

Những cuốn sách tươi sáng, đầy màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Mẹ hãy đến thư viện địa phương tìm những cuốn sách dành cho trẻ em, như vậy mẹ sẽ có thêm những cuốn sách mới thêm vào những cuốn sách cũ bé thích.

Trẻ 11 tháng tuổi có trở nên độc lập hơn không?

Chỉ còn một tháng nữa là sinh nhật tròn một tuổi của con, con không còn là một đứa trẻ sơ sinh không thể làm bất cứ điều gì nếu không có mẹ.

Trẻ được 11 tháng tuổi vẫn cần mẹ chăm sóc và hỗ trợ, nhưng con đang ngày càng độc lập và tự tin khi con học cách đứng, khom lưng và ngồi xổm. Thậm chí con có thể nắm tay mẹ để đi, và sẽ đưa tay hoặc chân ra để giúp mẹ mặc đồ cho con nữa đấy.

Vào giờ ăn, con có thể cầm cốc và tự uống nước và tự ăn bằng tay. Khi con có thể tự uống nước, mẹ hãy chú ý để né kịp thời, vì con có thể sẽ ném cốc đi sau khi uống xong.

Làm sao để mẹ khuyến khích em bé 11 tháng tuổi thích thú với sách?

Hãy tìm đến danh mục sách cho thiếu nhi ở thư viện, hiệu sách có thể mẹ sẽ tìm thấy một vài quyển sách mà con thích. 

Con sẽ thích nhìn vào những cuốn sách và lướt qua các trang, nhưng con sẽ không mở từng trang một đâu. Có thể con sẽ thích một cuốn sách nào đó và muốn mẹ đọc đi đọc lại nó.

Mẹ hãy ngồi cạnh và đọc truyện cho con, nói về những gì đang diễn ra ở trong tranh. Có thể con sẽ thích những quyển sách có tiếng động, sách nổi, có kết cấu khác nhau và hình ảnh rực rỡ.

Khi mẹ nói “không”, tại sao con lại lờ đi?

Con hiểu các hướng dẫn đơn giản và biết từ “không” nghĩa là gì, nhưng con lại lựa chọn bỏ qua. Để nhấn mạnh từ này, mẹ chỉ nên sử dụng khi con làm điều gì đó có thể nguy hiểm.

Nếu mẹ không muốn con làm một điều gì đó, hãy đánh lạc hướng con thay vì nói “không”. Nếu lúc nào con cũng nghe từ “không” thì nó sẽ mất tác dụng.

Ví dụ, nếu con đang kéo đuôi mèo, mẹ muốn không muốn cả con và mèo bị thương, mẹ chỉ cần thiết lập giới hạn.

Mẹ hãy bỏ tay con ra khỏi đuôi mèo, nhìn thẳng vào mắt con và nói “không được, con sẽ làm mèo bị đau đó”. Sau đó hướng dẫn con vuốt mèo một cách nhẹ nhàng, nếu con mèo vẫn chưa chạy đi.

Mặc dù con có thể không nhớ những gì mẹ nói, nhưng mẹ có thể bắt đầu đặt ra một số quy tắc trong nhà.

Sự khao khát khám phá của con mạnh hơn rất nhiều những lời cảnh báo của mẹ, vì vậy, quy tắc sẽ giúp mẹ bảo vệ và dạy dỗ con. Con chỉ quá tò mò để khám phá thế giới chứ không phải là không nghe lời mẹ đâu.

Mẹ dạy trẻ 11 tháng tuổi hiểu và sử dụng từ ngữ như thế nào?

Mẹ có thể nhận ra được một số từ bập bẹ của con, đặc biệt là những từ mà con sử dụng một cách có ý nghĩa. Mẹ hãy tiếp tục khuyến khích con nói chuyện, cho con thấy rằng mẹ đang lắng nghe bằng cách trả lời những lời nói và bập bẹ của con.

Sự tương tác này rất quan trọng để dạy bé về giao tiếp hai chiều. Chơi các trò chơi như “úa òa”  cũng sẽ giúp con phát triển kỹ năng ghi nhớ.

Ở tuổi này, con có thể bắt chước lời nói, giọng điệu và hành động. Con có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản, đặc biệt là nếu kèm theo những cử chỉ, chẳng hạn như, “đưa mẹ quả bóng” hay “nhặt thìa lên”.

Mẹ hãy giúp con học bằng cách tách nhỏ hoạt động thành các bước dễ thực hiện. Mẹ đừng lo lắng nếu con chưa hiểu, con sẽ hiểu sau một hoặc hai tháng.

Trẻ có phát triển bình thường không?

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Sau đây là những hướng dẫn chung về tiềm năng của con. Nếu bây giờ con vẫn chưa đạt đến, mẹ cũng đừng lo lắng vì sớm thôi, con sẽ phát triển đến giai đoạn đó. 

Các con đều khác nhau và sẽ đạt được các mốc phát triển theo tốc độ của riêng con. Trên đây là một số gợi ý về những điều bé có thể làm, nếu con chưa làm được hết những điều trên mẹ cũng đừng lo lắng vì con sẽ phát triển đến giai đoạn đó sớm thôi. 

Nếu mẹ sinh non (trước 37 tuần mang thai), con sẽ phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Đó là lý do tại sao hầu hết trẻ sơ sinh sinh non được bác sĩ chia làm hai loại tuổi:

  • Tuổi theo thời gian, được tính từ ngày sinh của bé.
  • Độ tuổi chính xác, được tính từ ngày dự sinh của bé.

Mẹ nên đánh giá sự phát triển sớm của con theo ngày dự sinh chứ không phải ngày con chào đời. Các Bác sĩ và chuyên viên chăm sóc cũng sẽ đánh giá sự phát triển của bé theo ngày dự sinh.

Nếu các mẹ có bất kì câu hỏi nào về sự phát triển của con, hãy đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo