Sự phát triển của em bé 7 tháng tuổi
Nội Dung Chính
Trẻ 7 tháng tuổi cần lưu ý điều gì?
Trong khoảng 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của mẹ bỉm sẽ cao hơn so với bình thường. Thế nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu tiên sinh con nên các mẹ phải hết sức lưu ý. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra lại tình trạng của bản thân cũng như trò chuyện với chồng nhiều hơn để đảm bảo rằng sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mình vẫn đang ổn định.
Khi trẻ 7 tháng tuổi cũng là giai đoạn các bé sẽ ít bú mẹ hơn và dần chuyển sang ăn dặm. Việc trẻ bắt đầu ít bú sữa, cai sữa hoặc ăn dặm nhiều hay ít cũng sẽ có tác động khá lớn đến tâm trạng và cảm xúc của mẹ. Nếu như mẹ nhận thấy có đôi lúc nào đó muốn làm tổn thương đến trẻ hay chính bản thân mình thì nên liên hệ ngay đến bác sĩ để được tư vấn và tìm được phương hướng điều trị phù hợp.
Lúc này, kinh nguyệt của một số mẹ bỉm có thể đã quay trở lại. Tuy nhiên vì còn đang cho con bú nên chu kỳ có thể diễn ra không đồng đều, có lúc sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào sức khỏe của mỗi người. Phải mất một khoảng thời gian nữa thì chu kỳ kinh nguyệt mới có thể quay trở lại đều đặn như ban đầu. Đây cũng là khoảng thời gian các mẹ nên quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp nếu chưa muốn tiếp tục mang thai và sinh em bé trong khoảng thời gian này.
Còn đối với trẻ 7 tháng tuổi thì đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trong khi một số trẻ đã bắt đầu chuyển sang tập bò, tập ăn dặm. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có sự phát triển đồng nhất với nhau, một số bé có thể vẫn đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và chưa thể tự bò được. Mẹ bỉm đừng quá lo lắng hay thúc ép trẻ, so sánh với các trẻ đồng trang lứa khác. Thay vào đó, mẹ nên để cho trẻ có không gian tự do phát triển.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
Với bé trai 7 tháng tuổi cân nặng sẽ dao động từ 6,3kg – 10kg và chiều cao trung bình khoảng 68,5cm. Còn với bé gái sẽ có cân nặng trung bình từ 5,9kg – 9,6kg, chiều cao đạt 66,04cm
Về thể chất
-
Trẻ biết chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia.
-
Lật người từ bên này sang bên kia và người lại.
-
Trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần trợ giúp.
-
Nhảy lên khi đang ở tư thế đứng.
-
Thị lực của trẻ lúc này đã phát triển gần bằng với người lớn.
-
Chân cũng đã bắt đầu chịu được nhiều trọng lượng hơn.
-
Bắt đầu tiếp thu mọi thông tin hoặc tiếp thu tốt hơn các thông tin đến từ môi trường bên ngoài.
Về trí tuệ
-
Biết tạo ra những âm thanh cụ thể gắn với cảm xúc vui, buồn, thất vọng
-
Trẻ biết tạo âm thanh và đáp lời “ơ, a, ồ” khi được trò chuyện, phản ứng lại khi ai đó gọi tên mình.
-
Nhận biết được những khuôn mặt quen thuộc .
-
Trẻ biết đáp lại bằng việc sợ hãi, khóc hay quay sang cha mẹ nếu có người lạ muốn bế, bồng.
-
Trẻ thích soi gương.
-
Bập bẹ phụ âm “m”, “b” và xâu chuỗi được các nguyên âm lại với nhau.
-
Tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng xúc giác và vị giác.
-
Nhận biết được các từ cơ bản như “xin chào”, “bóng”, “chó”.
Một số dấu hiệu mẹ cần lưu ý khi trẻ 7 tháng tuổi
-
Không cố gắng với lấy, khám phá đồ vật xung quanh.
-
Gần như không phản hồi với âm thanh.
-
Không đáp lại tình cảm với cha mẹ.
-
Trẻ không cầm được các vật dụng nhỏ như lục lạc, thú bông và cho vào miệng.
-
Trẻ không biết tạo ra tiếng động, cười đùa, la hét khi tâm trạng vui vẻ.
-
Trẻ không thể tự lăn, lật người qua lại.
-
Gặp khó khăn khi cử động phần đầu của mình.
-
Không tăng cân.
Nếu như con yêu của bạn có những dấu hiệu trên đây thì nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín cũng như tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để giúp con phát triển ngày một tốt hơn.
Những điều cần biết để chăm sóc tốt cho trẻ 7 tháng tuổi
Một ngày hoạt động của trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ trở nên năng động nhiều hơn so với các tháng trước đó nên rất cần được cha mẹ quan tâm chăm sóc. Trẻ sẽ tập khám phá, phát triển các hoạt động ở tay, trẻ tập bò, tập ăn thức ăn dặm. Do đó, cha mẹ nên dành cho trẻ thêm nhiều thời gian để tự khám phá mọi thứ xung quanh. Nhưng cũng đừng quên duy trì thói quen ngủ trưa hàng ngày cho trẻ mẹ nhé. Đây không chỉ là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của các bé mà cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết dành cho cả mẹ.
Trên thực tế, trẻ sẽ bắt đầu biết bò trong khoảng 6 – 10 tháng tuổi, một số trẻ có thể bò sớm hơn hoặc bỏ qua hoàn toàn việc tập bò mà chuyển sang giai đoạn phát triển kế tiếp. Mẹ cũng có thể dễ dàng nhận thấy mỗi trẻ sẽ có những kiểu trườn, bò khác nhau và cũng đừng lo lắng quá khi trẻ có những kiểu bò ngộ nghĩnh như:
-
Bò theo kiểu truyền thống
-
Bò, trườn người về phía trước
-
Bò ngang với 1 chân cong, 1 chân duỗi
-
Bò di chuyển thụt lùi ra phía sau
-
Bò bằng cách chống cẳng tay xuống đất
Tuy nhiên nếu trẻ không thể cử động được và luôn tỏ ra cáu gắt, bực bội khi vận động thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám tìm ra nguyên nhân.
Kiến thức cơ bản cần nắm rõ khi chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
Khi trẻ được 7 tháng tuổi, mẹ bỉm dường như bận rộn hơn khi vừa phải chăm sóc trẻ vừa cố gắng dành thời gian cho bản thân để ăn uống, tập thể dục, đọc sách,… Một số mẹ bỉm lựa chọn cách cho trẻ xem tivi, điện thoại di động hay máy tính bảng để có thể tranh thủ được một một chút thời gian nghỉ ngơi khi cơ thể đã quá mệt mỏi. Tuy nhiên, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị này quá sớm liệu có tốt cho trẻ hay không?
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sử dụng các thiết bị điện tử, màn hình điện thoại, tivi,… vì sẽ gây ra những ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ nghe nhạc, khuyến khích con tự chơi một mình hay đọc sách cùng với trẻ. Đây là giai đoạn mẹ nên cho trẻ thử đọc và khám phá các loại sách thiếu nhi về âm thanh, về hình ảnh động vật vui nhộn. Lựa chọn các sách có hình thù nổi bật để trẻ vừa có thể khám phá bằng mắt vừa cảm nhận bằng tay, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của các bé.
Cách cho ăn và chế độ dinh dưỡng với trẻ 7 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ nên tiếp tục giới thiệu cho con làm quen thêm nhiều loại thực phẩm ở dạng lỏng. Tuy nhiên một số trẻ 7 tháng tuổi vẫn chỉ muốn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ hãy dựa trên sở thích và nhu cầu ăn uống của trẻ để tự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với con mình.
Đồng thời, mẹ cũng có thể giới thiệu cho các bé làm quen dần với các dụng cụ ăn uống như thìa, nĩa và cốc tập uống nước dành cho trẻ trong các bữa ăn chính hoặc những giờ ăn phụ mẹ nhé. Ngoài ra, một số trẻ khi được 7 tháng tuổi lại thích sử dụng cốc tập uống nước để uống sữa thay vì dùng bình để bú như trước. Vì vậy, mẹ hãy thoải mái cho trẻ sử dụng theo ý muốn của các bé nha.
Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi có thể bị gián đoạn trong khoảng thời gian này khi các bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Mẹ bỉm tưởng chừng như phải quay lại những ngày đầu mới sinh con khi trẻ luôn quấy khóc, khó chịu khi cơ thể không thoải mái lúc mọc răng. Cả mẹ và bé đều rất cần được nghỉ ngơi thêm vào lúc này, vì vậy mẹ có thể thử áp dụng những cách sau đây:
-
Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để giảm đau khi mọc răng.
-
Cho trẻ dùng núm vú giả nhiều hơn.
-
Sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ trước khi ngủ theo khuyến cáo của bác sĩ
-
Nhờ người thân trong gia đình chăm sóc trẻ để mẹ bỉm có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các bé lúc nãy đã có thể lật người từ trước ra sau và hoạt động nhiều hơn trong lúc ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý đặt cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Đồng thời sử dụng thêm chăn, gối nệm để quanh người trẻ hay dùng bông che xung quanh nôi, cũi của trẻ để đảm bảo an toàn cho các bé.
Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ 7 tháng tuổi
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào lúc 8 tháng tuổi. Thế nhưng khi con của bạn đã được 7 tháng mà vẫn chưa có chiếc răng nào xuất hiện thì mẹ nên liên hệ đến các bác sĩ chuyên khoa để tham khảo ý kiến cùng như theo dõi những dấu hiệu mọc răng của trẻ. Giúp cho trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận và có thể dùng thêm thuốc giảm đau khi cần theo khuyến cáo của bác sĩ. Mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về một số tài liệu, kiến thức chăm sóc khi trẻ mọc răng như:
-
Các triệu chứng và cách điều trị khi trẻ mọc răng.
-
Những điều cần biết khi trẻ mọc răng.
-
Làm thế nào để nhận biết con yêu đang mọc chiếc răng đầu tiên.
-
Cách cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng.
Việc vệ sinh răng miệng cho các bé cần được thực hiện kể cả khi trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu mọc răng mẹ có thể cho trẻ sử dụng một ít kem đánh răng dành cho bé để vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Trong giai đoạn này, một vài trẻ có thể bị chàm da hoặc viêm da, phần lớn liên quan đến việc khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn ở dạng đặc hơn nên cha mẹ phải hết sức lưu tâm, để ý.