Sự phát triển cảm xúc
- Thường mỗi thời điểm chỉ có một cảm xúc
- Thể hiện những gì trẻ cảm thấy qua hành động
- Hay chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác một cách nhanh chóng
Bắt đầu hiểu mình có thể có nhiều hơn một cảm xúc khi phản ứng lại trước cùng một sự kiện, miễn là những cảm xúc này tương tự nhau (Ví dụ: vui vẻ và hào hứng)
Hiểu được rằng trẻ có thể có những cảm xúc trái ngược trước cùng một tình huống (Ví dụ: cảm thấy vừa vui vừa buồn khi năm học kết thúc)
Nhận biết cảm xúc của người khác
Phụ thuộc vào những dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng cảm xúc (Ví dụ: nước mắt = buồn)
Xem xét những dấu hiệu đến từ tình huống để giải thích cảm xúc (VD: hiểu rằng một đứa trẻ có thể buồn vì đồ chơi của trẻ bị hư.)
Có thể hiểu một cách phức tạp hơn sự tương tác giữa cảm xúc, tình huống và con người (Ví dụ: trẻ buồn vì món đồ chơi bị hư là quà của người ông/bà yêu quý vừa mới mất)
Điều tiết cảm xúc – hay khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả
Có khả năng dùng những cách đơn giản để quản lý cảm xúc với sự hỗ trợ từ người lớn (Ví dụ: chọn hoạt động khác để đánh lạc hướng trẻ khỏi tình huống gây buồn phiền)
Tăng khả năng chọn những phản hồi phù hợp về mặt hành vi (Ví dụ: yêu cầu và chờ đợi sự giúp đỡ trong những hoạt động khó)
Tăng khả năng quản lý cảm xúc bằng cách suy nghĩ lại mục tiêu và động lực của bản thân (Ví dụ: quyết định là không có lý gì phải giận dữ về một chuyện mà trẻ không thể thay đổi)