Sử dụng điện công nghiệp 3 pha, nên hay không nên?

Điện công nghiệp 3 pha là đầu vào quan trọng của tất cả nhà xưởng, nhà máy. Nhờ có điện 3 pha mà máy móc, trang thiết bị và công nhân mới có thể sản xuất ra sản phẩm tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy điện 3 pha là gì? Thủ tục xin lắp đặt cần lưu ý những gì?

1. Điện 3 pha trong công nghiệp là gì?

Điện 3 pha là dòng điện được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa trên nguyên lý về biến thiên từ trường trong cuộn dây. Đây là dòng điện có công suất lớn được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp.

Điện3 pha trong công nghiệp gồm 1 dây trung tính và 3 dây nóng

Đường điện 3 pha bao gồm 3 dây nóng mang nguồn điện xoay chiều cùng 1 dây trung tính giúp cân bằng điện áp các pha trong mạch điện.

Trong bản vẽ kỹ thuật, có 2 kiểu quy định về ký hiệu của dòng điện 3 pha công nghiệp:

  • A, B, C: Ký hiệu 3 dây pha của dòng điện 3 pha. Pha A, pha B, pha C.

  • R, S, T: Ký hiệu 3 dây pha của dòng điện 3 pha theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.

  • N: Là ký hiệu của dây trung tính trong dòng điện 3 pha.

Mức điện áp của điện 3 pha phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam lần lượt là:

  • Mỹ: 220V/3F

  • Nhật Bản: 200V/3F

  • Việt Nam: 380V/3F

2. Tại sao lại sử dụng dòng điện 3 pha trong công nghiệp?

Điện 3 pha được sử dụng phổ biến trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Với hiệu suất điện năng lớn, việc vận hành các thiết bị máy móc sẽ trơn tru và đạt công suất như tính toán. Đồng thời, điện 3 pha cũng giải quyết được bài toán hao tổn điện năng hiệu quả hơn dòng 1 pha.

Nguồn điện 3 pha trong công nghiệp sẽ giúp vận hành máy móc công nghiệp trơn tru, hiệu quả nhất

Ngoài ra, dòng điện 3 pha công còn có khá nhiều ưu điểm khác có thể kể đến như:

  • Truyền tải điện 3 pha tiết kiệm dây dẫn hơn truyền tải điện 1 pha.

  • Động cơ điện 3 pha có cấu tạo đơn giản mà đặc tính tốt hơn động cơ điện 1 pha.

  • Dòng điện 3 pha sẽ dễ dàng chạy các tải công suất cao.

  • Có thể tạo ra được 2 trị số điện áp khác nhau khi dùng điện 3 pha.

  • Điện áp pha trên các tải có thể giữ được bình thường. Tình trạng vượt quá định mức rất khó xảy ra.

3. Dòng điện 3 pha trong công nghiệp có nguy hiểm?

Bất cứ dòng điện xoay chiều nào cũng tiềm ẩn nguy hiểm. Trong đó, điện 3 pha có mức độ nguy hiểm cao nhất do sở hữu mức điện áp lên tới 380V. Những trường hợp xảy ra tai nạn điện với nguồn 3 pha hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.

Tuân thủ nguyên tắc bảo đảm an toàn điện khi lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện công nghiệp 3 pha

Để tránh rủi ro, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng, lắp đặt điện 3 pha. Một số lưu ý cần biết khi dùng điện 3 pha:

  • Tuân thủ các quy định an toàn điện:

    Luôn ngắt nguồn điện khi không còn sử dụng, không bố trí các thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt, chỉ những người có chuyên môn về điện mới được sửa chữa, cải tạo hệ thống điện 3 pha công nghiệp…

  • Đảm bảo các biện pháp bảo vệ cá nhân:

    Sử dụng các dụng cụ an toàn (kìm cách điện, găng tay cách điện, mặt nạ…), không sử dụng quá cấp điện áp cho phép, bắt buộc phải có thiết bị bảo hộ khi sửa chữa hệ thống điện…

  • Thực hiện các biện pháp kỹ thuật:

    Thường xuyên kiểm tra dây trung tính (nối đất), dùng điện áp thấp ở những nơi cần thiết, giữ khoảng cách an toàn: 2-15kv: 0.7m, 15-35kv: 1.1m, 35-110kv: 1.4m, 220kv: 2.5m, 330kv: 3m, 330-500kv: 4m.

4. Thủ tục xin lắp đặt hệ thống điện công nghiệp 3 pha thế nào?

Lắp đặt điện công nghiệp 3 pha cho nhà xưởng cần tuân thủ các điều kiện của nhà nước

Để có thể lắp đặt được điện 3 pha cho nhà xưởng, trước tiên cần đảm bảo 2 điều kiện:

  • Có hạ tầng mạng điện 3 pha trong khu vực sử dụng:

    Cần đảm bảo tại khu vực của nhà xưởng công nghiệp có hạ tầng điện 3 pha công nghiệp. Từ đó mới có thể tính đến phương án đề xuất lắp đặt.

  • Chứng minh được nhu cầu sử dụng điện 3 pha:

    Doanh nghiệp, nhà xưởng công nghiệp cần phải cung cấp mục đích sử dụng với nhà cung cấp. Sau quá trình đánh giá, đơn vị cung cấp sẽ xác định được nhu cầu sử dụng có chính đáng không để đấu nối.

Sau khi đảm bảo được về 2 điều kiện trên, cần chuẩn bị các thủ tục để lắp đặt điện 3 pha cho nhà xưởng. Thủ tục cần có là:

  • Giấy tờ tùy thân:

    Chứng minh thư, căn cước công dân, hộ chiếu…

  • Giấy xác định chủ thể mua bán điện:

    Hộ khẩu, tạm trú, giấy chứng quyền sử dụng đất, nhà, giấy ủy quyền…

  • Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện:

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoạt động, giấy phép đầu tư…

  • Đơn xin lắp đặt điện 3 pha:

    Ghi rõ mục đích sử dụng, công suất đăng ký, phương thức liên lạc…

Sau khi đầy đủ thủ tục, doanh nghiệp có thể gửi tới sở điện lực để xin lắp đặt. Trong 3 ngày làm việc sau khi gửi đơn, sẽ có phản hồi từ sở điện lực về việc có thể lắp điện 3 pha hay không.

5. Đơn vị thiết kế hệ thống điện công nghiệp 3 pha uy tín

Việc thiết kế, lắp đặt điện 3 pha nhà xưởng cần đến một đội ngũ kỹ sư điện có chuyên môn, tay nghề cao. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu này thì có thể tự lắp đặt để tiết kiệm chi phí; nếu không thì việc thuê một đơn vị thứ 3 uy tín như SUMITECH là điều phù hợp nhất.

SUMITECH là đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống điện công nghiệp 3 pha hàng đầu trên thị trường

SUMITECH là một trong những đơn vị thi công hệ thống điện 3 pha hàng đầu hiện nay. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, từng thực hiện nhiều dự án lớn như: Hệ thống điện nhà máy Honda Việt Nam, hệ thống điện nhà máy tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh…

Liên hệ ngay để nhận những ưu đãi hấp dẫn khi lắp đặt điện 3 pha trong công nghiệp.