Sự Thật Về Mô Hình Công Ty Gia Đình
Khi nhắc đến công ty gia đình bạn nghĩ đến điều gì? Là một công ty nhỏ mang tính chất địa phương, có những cuộc tranh giành quyền lực hay quyền thừa kế, v.v. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Công ty gia đình là gì?
Mô hình công ty gia đình là gì? Doanh nghiệp gia đình là mô hình công ty thành lập và hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp, trong đó các thành viên trong một gia đình nắm phần lớn tổng số vốn điều lệ hoặc cổ phần.
Công ty gia đình là gì?
Công ty gia đình tiếng Anh là gì? Theo đó, doanh nghiệp gia đình trong tiếng Anh được gọi là Family Business.
Tại các doanh nghiệp gia đình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc sẽ do đại diện gia đình đảm nhận. Các nhân sự quản lý và điều hành công ty đều là thành viên của gia đình.
Tại một số doanh nghiệp, phần lớn nhân sự đều là các thành viên trong gia đình. Họ thường nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần.
Thời gian hoạt động và tồn tại của công ty gia đình thường lâu hơn so với các mô hình công ty khác. Điều này được lý giải bởi sự kế thừa giữa các thế hệ để duy trì điều hành và phát triển.
Có thể bạn chưa biết, khá nhiều doanh nghiệp tư nhân thành công tại nước ta đang hoạt động theo mô hình gia đình hay thuộc sở hữu của gia đình.
Đọc thêm: Top 10 Công Ty F&B Uy Tín Nhất Tại Việt Nam
Điểm mạnh của công ty gia đình
Như Glints vừa chia sẻ trong phần trên, có khá nhiều doanh nghiệp gia đình thành công và nổi tiếng tại Việt Nam. Vậy điều này đến từ đâu? Cùng Glints tìm hiểu ngay những điểm mạnh của mô hình công ty gia đình nhé.
Quyền lực tập trung vào người chủ gia đình
Do phần lớn hoặc tất cả vốn sở hữu đều thuộc các thành viên trong gia đình, và người chủ gia đình thường đảm nhận vị trí cao nhất và có quyền lực nhất. Do đó, họ có thể đưa ra một quyết định thực thi mang tính dài hạn, tập trung vào việc tạo ra những lợi thế cạnh tranh dài hạn, bền vững.
Các thành viên lãnh đạo hiểu nhau
Do đều là các thành viên trong gia đình nên họ thường hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên. Bởi vậy, họ có thể nhanh chóng đưa ra quyết định rằng thành viên nào phù hợp với các vị trí trong công ty.
Điểm mạnh của công ty gia đình
Bên cạnh đó, việc giám sát và quản lý nội bộ ngoài việc được tuân thủ theo cơ chế quyền sở hữu mà còn dựa trên hàng loạt quy tắc xã hội khác như quan niệm trật tự gia đình, dòng họ, huyết thống.
Hoạt động quản trị trong mô hình doanh nghiệp thuận lợi trong việc ra quyết định, tối ưu chi phí quản lý và tập trung vào việc phối hợp giữa các phòng ban/bộ phận trong tổ chức.
Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị Tài Ba
Xu hướng chi tiêu tiết kiệm và cẩn trọng
Sự thống nhất quyền sở hữu và quản lý trong công ty gia đình làm giảm nhẹ mức độ của vấn đề đại diện. Điểm mạnh của mô hình công ty này là quan hệ hợp tác giữa các thành viên quản trị.
Tuy vậy, khi thế hệ sau đứng lên duy trì và tiếp tục phát triển công ty, thì họ phải chia sẻ quyền sở hữu doanh nghiệp trên tinh thần quan hệ đối tác. Theo đó, họ cùng đưa ra quyết định về cách thức quản trị và điều hành doanh nghiệp như tài sản chung.
Các thành viên có trách nhiệm công việc cao
Do phần lớn vốn sở hữu trong công ty đều của các thành viên trong gia đình nên họ nhận thức rất cao về trách nhiệm và cam kết trong công việc của mình.
Bên cạnh đó, các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp là người trực tiếp đưa ra các quyết định kinh doanh. Họ nhận được sự tin tưởng khá cao từ các thành viên khác trong nội bộ công ty. Bởi vậy các quyết định này được đưa ra và thực hiện một cách nhanh chóng.
Quản lý tốt vấn đề tài chính
Bạn biết đấy, các thành viên trong công ty thấm nhuần ý thức tiền của công ty là tiền của chính họ vì vậy họ kiểm soát chi phí khá tốt. Điều này hết sức lợi khi nền kinh tế gặp suy thoái, các công ty buộc phải thắt chặt chi phí.
Cẩn trọng trong các quyết định đầu tư
Tại các doanh nghiệp gia đình, họ thường khá cẩn trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào một dự án cụ thể. Theo đó, họ cần đánh giá mức độ tiềm năng, lợi nhuận của dự án có lớn hơn những gì mà công ty bỏ ra hay không.
Công ty gia đình tại Việt Nam
Bởi vậy, các doanh nghiệp gia đình thường chỉ đầu tư vào những dự án thực sự mạnh. Điều này có thể khiến họ bỏ lỡ một cơ hội tiềm năng, nhưng cũng giúp họ giảm thiểu tối đa rủi ro trong việc sử dụng vốn và đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn thị trường biến động.
Đọc thêm: Top 10 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Đầu Tại Việt Nam
Các công ty gia đình nổi tiếng
Như đã nói, có rất nhiều doanh nghiệp thành công với mô hình doanh nghiệp gia đình. Cùng Glints tìm hiểu xem họ là ai nhé.
Công ty gia đình nổi tiếng trên thế giới
Có thể bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng sự thành công của những cái tên sau đến từ mô hình doanh nghiệp gia đình.
- Tập đoàn sản xuất thuốc lớn nhất thế giới – Novartis: Đây là doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình Sandoz, hoạt động trong ngành Chăm sóc sức khỏe, giá trị vốn hóa thị trường đạt 279 tỷ USD.
- Roche: Doanh nghiệp thuộc quyền điều hành của gia đình Hoffmann – Oeri, hoạt động trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe, giá trị vốn hóa thị trường đạt 254 tỷ USD. Gia đình quyền lực này hiện có ít nhất 8 tỷ phú.
- Walmart – Tập đoàn gia đình hàng đầu thế giới chuyên về hàng tiêu dùng: Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của gia đình Walton, giá trị vốn hóa thị trường đạt 241 tỷ USD. Với 50% giá trị cổ phiếu của tập đoàn, 5 người thừa kế của gia đình Walton trở thành những tỷ phú thế giới.
- Meta: Người sáng lập Facebook – Mark Zuckerberg đã đưa các thành viên gia đình vào tổ chức doanh nghiệp. Theo đó, họ đang sở hữu ⅓ giá trị tài sản của tập doanh nghiệp.
- Một số cái tên khác như: Anheuser-Busch InBev; Oracle; Samsung Electronics; Volkswagen; Kinder Morgan; Nike.
Công ty gia đình ở Việt Nam
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp gia đình thành công và nổi tiếng có thể nhắc đến như:
- KIDO – Công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, được sáng lập và điều hành bởi hai em ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên.
- DOJI – Tập đoàn vàng bạc đá quý hàng đầu tại Việt Nam. Theo đó, Doji là một tập đoàn gia đình được thành lập và điều hành bởi gia tộc họ Đỗ, đứng đầu là ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Hội Đồng Quản trị.
- Vingroup: Hiện các vị trí quan trọng nhất của tập đoàn đang được nắm giữ bởi vợ chồng Phạm Nhật Vượng.
- Một số cái tên công ty gia đình ở Việt Nam nổi bật khác như: Tân Hiệp Phát; Tập đoàn Liên Thái Bình Dương; Biti’s, v.v.
Đọc thêm: Công Ty Ma Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Công Ty Ma Để Tránh Bị Lừa Đảo
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về mô hình doanh nghiệp gia đình mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về mô hình công ty gia đình là gì, cùng nhiều thông tin hữu ích về loại hình doanh nghiệp này.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả