Streamer Là Gì? Cần Chuẩn Bị Những Gì Khi Làm Nghề Streamer
Độ Mixi, Misthy, Linh Ngọc Đàm, Viruss,… đây đều là những cái tên vô cùng quen thuộc đối với giới trẻ. Mặc dù đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam, tuy nhiên, những năm gần đây thì streamer được biết đến rộng rãi hơn, được đầu tư về vật chất lẫn nội dung. Nhưng streamer là gì? Cần làm gì để trở thành một streamer chuyên nghiệp? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây.
Những điều cần biết về streamer
Streamer là một “ngành nghề” xuất hiện khá lâu. Đây là nghề thu hút được nhiều sự chú ý của các bạn trẻ. Bởi đem đến mức thu nhập khủng, được nhiều người biết đến. Và đặc biệt là có thể linh hoạt trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về ngành nghề đặc biệt này. Hãy cùng khám phá ngay dưới đây nhé.
Streamer nghĩa là gì?
Streamer là những người sử dụng nội dung đa dạng để phát sóng trực tiếp cho khán giả xem. Sử dụng thông qua các nền tảng mạng xã hội hoặc trực tuyến như: Facebook, Youtube, Nimotv,… Hiện nay, nội dung mà các streamer hướng đến thường rất đa dạng: game, cá hát, nấu ăn hoặc trò chuyện giải đáp thắc mắc cuộc sống,…
Đối với ngành nghề này, người stream sẽ hướng đến các nội dung hot, trending nhằm thu hút được nhiều người xem. Từ đó có thể đạt được sự nổi tiếng nhất định, tạo nên thương hiệu cá nhân riêng. Vì thế, những năm gần đây streamer là một ngành khá nổi tiếng, được nhiều bạn trẻ quan tâm, học hỏi.
Đọc thêm >> Nghề PG là gì? Có nên chọn nghề PG là một công việc chính không?
Tố chất của người phù hợp làm streamer?
Tuy không yêu cầu trình độ gì cao nhưng ít ai có thể trở thành một streamer. Trên thực tế, người làm stream cần phải học hỏi, có các tố chất nhất định, bao gồm:
-
Có tài năng đặc biệt, kiến thức về một lĩnh vực nhất định: Muốn trở thành một người làm stream giỏi, thì bạn cần phải học cho mình một kiến thức về lĩnh vực nào đó. Hoặc có thể là tài năng của bản thân như ca hát. Vì thường sẽ cần nhất quán về nội dung. Ví dụ nếu bạn muốn làm về lĩnh vực game thì có thể chọn: game Dota, liên minh, Pubg,… Và cần hiểu rõ về game, chiến thuật, kỹ năng để bình luận và trò chuyện cùng với người xem.
-
Có ngoại hình hoặc giọng nói cuốn hút: Đối với các bạn không có tài năng nhất định thì cần có ngoại hình, hoặc giọng nói cuốn hút. Lúc này bạn có thể kể chuyện, tâm sự với những tone hài hước, thu hút người xem.
-
Sự hài hước: Bởi vì là trực tiếp nói chuyện với người xem thông qua các nền tảng trực tuyến khác nhau. Nên làm stream yêu cầu có sự hài hước, dẫn dắt câu chuyện.
-
Luôn cập nhật xu hướng, đầu tư vào nội dung: Streamer luôn là ngành nghề đòi hỏi người làm cần đầu tư vào nội dung cao, nhất quán và cập nhật xu hướng mỗi ngày. Đảm bảo đem đến cho người xem nội dung chất lượng nhất.
-
Tạo nên “dấu ấn riêng” tạo nên thương hiệu của mình: Đừng nên “học theo” những người đi trước. Hoặc “bão hòa” trước thị trường stream. Thay vào đó hãy để cho các fan, người xem ghi nhớ những dấu ấn của riêng bạn.
Chuẩn bị gì trước khi làm Streamer
Nghề streamer vốn không phải là một ngành nghề dễ dàng, ai cũng có thể làm. Trên thực tế, thì bạn cần có sự đam mê, đầu tư nghiêm túc ngay từ ngày đầu tiên. Dưới đây là những gì bạn cần chuẩn bị trước khi trở thành streamer:
Internet
Trong nền công nghệ 4.0 thì sự phát triển chóng mặt của Internet đã đem đến cho mọi người nhiều ưu điểm: từ liên lạc nhanh chóng, dễ dàng, phát triển ngành nghề đa dạng. Trong số đó thì nghề stream là nghề không thể thiếu. Việc chuẩn bị mạng Internet với đường truyền ổn định sẽ giúp các bạn dễ dàng phát trực tuyến. Hạn chế tình trạng mạng chập chờn, gián đoạn hoặc gây trở ngại cho quá trình livestream.
Nền tảng stream – Phần mềm stream
Một điều quan trọng khi làm streamer thì việc lựa chọn nền tảng hoặc phần mềm stream cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp cho bạn dễ dàng tiếp cận đối với người xem mà còn giúp tăng thu nhập nhờ việc sử dụng app. Bạn có thể lựa chọn một số các nền tảng phổ biến hiện nay như: Facebook, Tiktok, Youtube, Nimto TV,… Mỗi nền tảng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào nội dung mà bạn muốn xây dựng thì có thể hướng đến các nền tảng stream khác nhau nhé.
Micro-Webcam
Bên cạnh những yếu tố ở trên thì bổ sung các thiết bị đi kèm là vô cùng quan trọng. Bao gồm: máy tính, tai nghe, micro-webcam,… Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo cung cấp đến khách hàng chất lượng tốt nhất. Và giúp bạn dễ dàng tương tác với người xem, tạo ấn tượng tốt nhất.
Nội dung streamer
Đầu tư nội dung stream là việc vô cùng quan trọng. Bạn cần xây dựng nội dung nhất quán, trau chuốt và hấp dẫn. Những content thu hút sẽ giúp cho bạn thu hút được nhiều người xem hơn. Chính điều này cũng góp phần tạo nên phong cách riêng của bạn. Tuy nhiên, để góp phần có nội dung hấp dẫn thì bạn cần người giúp đỡ về mặt nội dung, edit video,…. để hoàn thiện nhất.
Streamer kiếm thu nhập từ đâu?
Streamer là một ngành rất hot trong những năm gần đây nhờ vào mức thu nhập khủng. Vậy, streamer kiếm thu nhập từ đâu? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé:
Donate
Donate là tiền người xem ủng hộ trực tuyến khi stream trực tuyến. Donate có thể bằng nhiều phương thức khác nhau, từ tiền, hoặc những món quà ảo được quy đổi từ tiền,… Đặc biệt, đối với những streamer có tiếng tăm thì sẽ nhận được số tiền lớn từ fan trung thành của họ. Nhiều người có thể kiếm từ vài chục triệu, thậm chí là vài trăm triệu đồng cho một buổi stream 2 – 3h.
Đối với một số bạn livestream tự do thì bạn có thể nhận được toàn bộ số tiền donate này. Từ đó, đem đến cho bạn một mức thu nhập tốt nhất.
Quảng cáo
Mức thu nhập lớn nhất của các streamer có lẽ đến từ các hợp đồng quảng cáo. Bao gồm các quảng cáo trực tuyến khi stream trên nền tảng, affiliate marketing, làm đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng,…. Tùy vào mức độ nổi tiếng của các streamer mà giá hợp đồng có thể từ vài triệu, vài chục triệu đến vài trăm triệu. Thông thường, với những bạn mới vào nghề, sẽ có ít hợp đồng quảng cáo. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động liên hệ với các nhãn hàng để nhận được offer. Từ đó phát triển sự nghiệp của mình.
Một ví dụ điển hình chính là khi Độ Mixi làm đại diện cho app Nimo TV. Chỉ sử dụng nền tảng stream này, thu hút lượng lớn người xem. Điều này khiến cho streamer “lươn Cao Bằng” nhận được mức thu nhập khủng mỗi tháng.
Đọc thêm >> Cách nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp cực hiệu quả
Số lượng người theo dõi kênh
Đối với một số nền tảng stream sẽ có mục đăng ký như: Youtube, Tiktok, Twitch TV,… Số lượng người theo dõi kênh sẽ giúp bạn theo dõi khi các streamer livestream hoặc đăng tải nội dung. Đối với những kênh có nhiều lượt đăng ký thì sẽ chứng tỏ được khả năng, độ nổi tiếng. Từ đó bạn có thể nhận được số tiền lớn từ số lượng người theo dõi kênh đó.
Ví dụ, đối với nền tảng Youtube, tùy vào số lượng theo dõi kênh thì bạn sẽ nhận được nút vàng, nút bạc hoặc kim cương khác nhau. Bên cạnh đó, căn cứ vào lượt xem các video thì bạn sẽ nhận được một số tiền lớn từ Youtube. Và khi nhãn hàng muốn book bạn thì cũng sẽ căn cứ vào số lượng người theo dõi kênh và lượt xem. Chính vì thế, nhận được số tiền quảng cáo lớn.
Làm bình luận viên
Làm bình luận viên, hoặc react cũng là một cách để kiếm tiền dành cho các streamer. Thường phù hợp dành cho những người đã có tên tuổi, kinh nghiệm về một lĩnh vực nhất định: ca nhạc, game, diễn viên,… Tùy vào khả năng của mỗi người mà có thể lựa chọn lĩnh vực react, bình luận viên riêng.
Các Streamer Việt Nam có thu nhập như thế nào?
Trong những năm gần đây, streamer là một ngành hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Bởi nó không chỉ tạo nên sự ‘hào nhoáng” mà còn có mức thu nhập khủng. Tuy nhiên, các streamer Việt Nam có thu nhập như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây:
Top 5 Streamer giàu nhất Việt Nam
Giới streamer Việt Nam không ít cái tên nổi trội, mỗi người đều mang một phong cách cá nhân riêng. Việt Nam có những streamer nào nổi tiếng? Thu nhập khủng như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây:
-
Độ Mixi: Một streamer giàu nhất nhì trong giới chính là “Tộc trưởng” Độ Mixi. Anh có tên thật là Phùng Thanh Độ, sinh năm 1989. Từng là một game thủ chuyên nghiệp, hiện nay hoạt động trên hai mảng chính là streamer và youtuber.
-
Linh Ngọc Đàm: Linh Ngọc Đàm là một nữ streamer với nhan sắc siêu đỉnh. Bắt đầu sự nghiệp bằng những video stream game, nội dung hài hước. Linh Ngọc Đàm đã nhận được mức thu nhập khủng từ công việc stream cũng như là quảng cáo cho các nhãn hàng, MV âm nhạc.
-
ViruSs: ViruSs là một chàng trai đa tài trong giới Prime Streamer Việt Nam. Có tên thật là Đặng Tiến Hoàng, sinh năm 1990. Từng là một game thủ chuyên nghiệp, ViruSs hiện nay đã hướng tới xây dựng nội dung stream về game và reaction các video âm nhạc. Cả hai mảng này đều nhận được nhiều sự quan tâm, yêu quý của người xem.
-
Cris Phan: Nhắc đến streamer đời đầu, có mức thu nhập khủng từ nghề streamer thì không thể không nhắc đến Cris Phan. Anh chàng Phan Lê Vy Thanh, sinh năm 1993. Được khán giả biết đến với vai trò là một streamer, youtuber, diễn viên,…
-
Misthy: Misthy tên thật là Lê Thy Ngọc, sinh năm 1995, là một trong 5 nữ streamer giàu nhất hiện nay. Bắt đầu sự nghiệp từ năm 2013, cô nàng đã thể hiện cho mình những tài năng riêng về game.
Đọc thêm >> Cập nhật top 12 những ngành nghề có thu nhập cao trong tương lai
Thu nhập trung bình của các Streamer Việt Nam
Đối với các streamer Việt Nam thì mức thu nhập trung bình có thể nhận được sẽ từ 100 triệu – 4 tỷ đồng/tháng. Thu nhập này sẽ bao gồm tiền donate, quảng cáo hoặc thu nhập từ các nền tảng khác nhau đem lại. Có thể thấy, đây là mức thu nhập “đáng mơ ước” đối với nhiều người.
Streamer là một ngành hot, có mức thu nhập khủng đối với nhiều người. Tuy nhiên, để theo đổi ngành nghề này thì bạn cần có tài năng, sự đầu tư và đam mê với nghề. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về ngành nghề này.
Ngoài ra đừng quên truy cập ngay Muaban.net để cập nhật những thông tin hữu ích khác.