Startup kỳ lân là gì? Điểm mặt các startup kỳ lân trên thế giới
Chúng ta đều đã trở nên quen thuộc với thuật ngữ Startup hay khởi nghiệp. Nhưng Startup kỳ lân là một khái niệm còn khá lạ lẫm. Vậy startup kỳ lân là gì? Trên thế giới có những startup kỳ lân nào? Hãy cùng tìm hiểu top 10 startup kỳ lân trên thế giới trong bài viết này nhé!
Startup kỳ lân trên thế giới
Startup kỳ lân là gì?
Khái niệm
Startup kỳ lân là khái niệm chỉ đến những doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ đô la. Kỳ lân có thể nói là hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên; tương tự vậy những công ty khởi nghiệp được định giá tỷ đô cũng hiếm không kém.
Aileen Lee – đồng sáng lập quỹ đầu tư Cowboy Venture đã lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “startup kỳ lân” trong bài viết trên diễn đàn TechCrunch năm 2013; Lee muốn nhắc đến một startup được định giá trên 1 tỷ đô và thành lập tại Mỹ sau năm 2003 với thuật ngữ trên. Aileen Lee chỉ tìm ra 39 doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chí này.
Đặc trưng
- Đa phần là công ty công nghệ: Các công ty khởi nghiệp áp dụng công nghệ thông tin; giải quyết các nhu cầu trước kia phải xử lý bằng cách thức truyền thống.
- Xuất phát từ công ty tư nhân: Các startup kỳ lân bước đầu là công ty tư nhân; sau đó được các công ty lớn đầu tư và thâu tóm.
- Được định giá dựa vào tiềm năng: Các startup này vốn hóa nhỏ nhưng được định giá cao nhờ vào tiềm năng trong tương lai.
Xem thêm: Tư duy đầu tiên của nhà khởi nghiệp
Top 10 startup kỳ lân trên thế giới
Hãy cùng DNSE điểm qua 10 startup kỳ lân trên thế giới:
ByteDance – hệ thống internet công nghệ cao
ByteDance – Hệ thống internet đa quốc gia
ByteDance là công ty công nghệ internet đa quốc gia đến từ Trung Quốc, ; trụ sở văn phòng tại Bắc Kinh. Ông chủ ByteDance là Trương Nhất Minh, bắt đầu startup vào năm 2012. Sau 10 năm hoạt động, ByteDance được định giá vào khoảng 300 tỷ USD.
ByteDance được coi là cha đẻ của TikTok. Nền tảng của ByteDance được gần 1 tỷ người sử dụng hàng ngày. ByteDance được xem là startup kỳ lân có giá trị top đầu thế giới; với doanh thu vào năm 2019 là 140 tỷ Nhân dân tệ (20 tỷ đô la Mỹ)
SpaceX – Chinh phục vũ trụ
SpaceX là tên viết tắt của Space Exploration Technologies Corporation, là công ty tư nhân sản xuất tên lửa đẩy và tàu vũ trụ tại California, Hoa Kỳ. Elon Musk thành lập SpaceX vào năm 2002. Ông cũng là người đã sáng lập hệ thống thanh toán đa quốc gia PayPal và công ty xe Tesla Motors.
SpaceX – Chinh phục vũ trụ
NASA, các cơ quan chính phủ ngoài Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ đã đề nghị hợp tác với SpaceX; nhằm phát triển các hợp đồng về sản xuất tàu vũ trụ và thực hiện các đợt phóng tên lửa. Vào ngày 21/12/2015, SpaceX phóng một tên lửa vào không gian và thành công trở về.
Musk đã tiết lộ về chi phí phóng tên lửa Falcon 9 trước đó lên đến hơn 60 triệu đô la, tuy nhiên việc sử dụng tên lửa tái tạo đã đưa chi phí giảm còn hơn 600.000 đô la Mỹ; giảm hơn 99% chi phí. SpaceX được định giá vào năm 2022 với đợt huy động vốn mới lên đến 127 tỷ USD; xếp sau ByteDance với mức định giá 140 tỷ đô la.
SHEIN – “Kỳ lân” thời trang “nhanh”
SHEIN – “Kỳ lân” thời trang “nhanh”
SHEIN là startup thương mại điện tử chuyên về thời trang chính thức ra đời vào 2008. SHEIN được thành lập bởi ông chủ Trung Quốc là Chris Xu và có trụ sở ở Nam Kinh. Chris Xu là người không biết quá nhiều về thời trang, nhưng ông có sự am hiểu rất tốt về SEO. Ông đã đưa SHEIN lên top đầu tìm kiếm về thời trang và dần trở nên phổ biến. Vào năm 2015, startup này đổi tên từ Shelnside trước đó thành SHEIN.
Đầu năm 2020, SHEIN được định giá gần 16 tỷ đô; lọt top những startup kỳ lân trên thế giới. SHEIN đã tước đi ngôi vua của H&M và Zara tại Mỹ với thị trường thời trang nhanh; SHEIN chiếm đến 28% trong khi đó H&M và Zara lần lượt là 20% và 11% (2021). Việc SHEIN rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm mới cũng được xem là cú nổ lớn cho startup này; rút từ 2 tuần chỉ còn 3 ngày. Điều này đã khiến định giá của SHEIN ngày càng tăng vọt và xứng đáng với tên gọi “Startup kỳ lân”.
Xem thêm: Tại sao nên làm cho một công ty startup?
Stripe – Liên kết thanh toán nhanh chóng
Stripe – Liên kết thanh toán nhanh chóng
Stripe Inc là startup tại Mỹ với lĩnh vực công nghệ tài chính. Stripe được thành lập năm 2010 bởi hai anh em Patrick và John Callison. Stripe là phần mềm thanh toán được cài đặt vào trang web và ứng dụng; nó sẽ liên kết với thẻ tín dụng và ngân hàng để thanh toán. Stripe xử lý giao dịch hàng ngày lên đến hàng tỷ đô la Mỹ và thu lời từ những khoản phí nhỏ.
Định giá của Stripe vào tháng 3 năm 2021 lên đến 95 tỷ USD. Vào thời điểm này, Stripe vượt qua SpaceX trở thành startup có định giá rất cao chỉ xếp sau ByteDance và AntGroup. Giải quyết vấn đề thanh toán của người dân vốn mất một tuần nay chỉ với 15 giây để thực hiện; Stripe trong tương lai hứa hẹn sẽ còn được trông chờ vào mức định giá cao hơn; đặc biệt là khi thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Canva – “Bậc thầy” đơn giản hóa sự phức tạp
Canva được biết đến là trang web thiết kế tiện lợi hàng đầu thế giới hiện nay. Canva được thành lập vào năm 2012 bởi Melanie Perkins, Cameron Adams và Cliff Obrecht tại Sydney, Australia. Là nền tảng phục vụ công cụ thiết kế được ưa chuộng trên thế giới; với việc đơn giản hóa việc thiết kế thay cho AI, Photoshop rất phức tạp.
Canva – “Bậc thầy” đơn giản hóa sự phức tạp
Cuối năm 2019, Canva được định giá khoảng 6 tỷ USD và chưa đầy một năm sau mức định giá đã lên gấp đôi. Định giá được tăng lên do người dùng ngày càng nhiều và mức doanh thu hàng tỷ đô mỗi năm. Định giá gần nhất của Canva là vào tháng 4 năm 2021 là 15 tỷ USD; được lọt top một trong những startup kỳ lân phát triển trên thế giới.
Checkout.com – Thanh toán bằng “Copy paste”
Checkout.com là một startup về lĩnh vực công nghệ thanh toán. Doanh nghiệp được điều hành bởi Guillaume Pousaz có trụ sở tại London. Bước chuyển mình của Checkout.com là khi startup này được Netflix bắt tay hợp tác làm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Sau sự hợp tác đó, Checkout.com được địng giá năm 2019 là 2 tỷ đô.
Checkout.com – Thanh toán bằng “Copy paste”
Việc xử lý giao dịch thanh toán hàng trăm tỷ USD mỗi năm mang lại cho Checkout.com nguồn lợi nhuận cực lớn. Đầu năm 2022, startup này huy động được 1 tỷ đô từ nhà đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư quốc gia Qatar. Vòng gọi vốn mới nhất, Checkout.com được định giá lên đến 40 tỷ USD; cho thấy các nhà đầu tư trông chờ vào tương lai sáng của startup này.
Instacart – Vua “giao tạp hóa”
Instacart là công ty khởi nghiệp tại Mỹ với lĩnh vực giao hàng tạp hóa. Công ty được sáng lập bởi Apoorva Mehta, Max Mullen và Brandon Leonardo. Giao diện sẽ cho phép bạn chọn hàng tạp hóa trực tuyến và giao tận nơi. Dịch vụ này đã bùng nổ khi Covid-19 bùng phát và lượng đặt hàng tăng gấp 5 lần trước đó.
Instacart – Vua “giao tạp hóa”
Ngày 11/06/2020, startup kỳ lân này huy động được 225 triệu USD và tăng định giá từ 7,9 tỷ đô lên 13,7 tỷ đô. Công ty hợp tác với hàng trăm nhà bán lẻ tại Mỹ, Canada và đang hướng đến hơn 700.000 nhân viên làm việc. Với mức quy mô và kỳ vọng vào tương lai, startup kỳ lân này được định giá 39 tỷ đô vào tháng 3 năm 2021.
Databricks – Nơi lưu trữ dữ liệu hiện đại
Databricks là công ty khởi nghiệp được sáng lập bởi Ali Ghodsi vào năm 2013. Startup này hoạt động trong lĩnh vực kho dữ liệu và hồ sơ dữ liệu hiện đại. Một lĩnh vực còn khá xa lạ nhưng đây là nhu cầu rất lớn cho các công ty hiện đại. Việc cần thiết phải lưu trữ các dữ liệu vận hành đã khiến Databricks trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Databricks được định giá 28 tỷ đô la sau khi đã huy động được 1,9 tỷ đô la giữa năm 2021. Nhà sáng lập của họ chia sẻ “Chúng tôi chỉ muốn thay đổi thế giới” đã cho thấy mức độ quan trọng của hệ thống lưu trữ của họ trong tương lai. Anh còn chia sẻ việc startup kỳ lân này sẽ được định giá lên đến 100 tỷ đô la trong tương lai không xa.
Revolut – Đi muôn nơi với Revolut
Revolut được thành lập năm 2015 với trụ sở chính tại Anh, là startup cung cấp tỷ giá hối đoái và dịch vụ thanh toán. Với việc là ứng dụng ngân hàng như một thẻ thanh toán tiện lợi, Revolut có thể thay thế hệ thống ngân hàng truyền thống trước kia. Ứng dụng này đã thay đổi cuộc sống của nhiều người đi du lịch ngoại quốc lo lắng về thanh toán.
Revolut – Đi muôn nơi với Revolut
Đặc biệt, phần mềm này không có bất cứ phí ẩn nào; cho phép đăng ký tài khoản vãng lai không cần bất kỳ giấy tờ nào. Với các tính năng phân tích chi tiêu, đặt ngân sách, quản lý tài chính, tiết kiệm,… Revolut đã được định giá ở mức 33 tỷ đô vào tháng 7 năm 2021. Startup kỳ lân này trở thành hiện tượng công nghệ tài chính được quan tâm và có hơn 16 triệu khách hàng toàn cầu.
Epic Games – “Kỳ lân” dẫn đầu ngành trò chơi điện tử
Epic Games là nhà phát triển, phát hành phần mềm và trò chơi điện tử của Mỹ có trụ sở tại Bắc Carolina. Được thành lập năm 1991 bởi Tim Sweeney; sản phẩm đầu tay là trò chơi ZZT năm 1991 đã đưa tiếng vang Epic Games ra toàn cầu. Năm 2012, Tencent – công ty công nghệ game hàng đầu Trung Quốc mua lại 48,4% Epic Games, tuy nhiên Tim vẫn là cổ đông chính tại startup này.
Epic Games – “Kỳ lân” dẫn đầu ngành trò chơi điện tử
Năm 2014, Epic Games được Guinness – Kỷ lục thế giới ghi nhận là “công cụ trò chơi điện tử thành công nhất. Năm 2017 khi tựa game Fortnite Battle Royale được toàn cầu đón nhận, doanh thu của startup kỳ lân này tăng chóng mặt. Sau đó vào tháng 8 năm 2020, startup này được định giá lên đến 17,3 tỷ đô la; là nhà phát hành game thành công và được xem như “kỳ lân game” của nước Mỹ.
Kết luận
Những startup kỳ lân trên đạt được thành công không chỉ một vài ngày hay vài tháng. Tất cả là một quá trình hàng năm “sáng tạo” và “xử lý vấn đề” của các chuyên gia công nghệ. Khởi nghiệp với công nghệ là chặng đường gian nan, nhưng nếu thành công, kết quả mà bạn đạt được sẽ ngọt ngào hơn bao giờ hết.