Sông Hương Huế – Đóa Hồng Lộng lẫy Của Thiên Nhiên Xứ Huế
Sông Hương – Đóa hồng lộng lẫy của thiên nhiên xứ Huế
Có lẽ hình ảnh sông Hương đã quá quen thuộc đối với người dân xứ Huế, quá thân thương đối với du khách khi đến với mảnh đất cố đô. Chẳng cần mất thêm thời giờ để nói về vẻ đẹp của dòng sông này nữa, đã có quá nhiều những nghệ sĩ, thi sĩ, các bậc tài danh, những người đi trước đã ca ngợi dòng sông này hết lời rồi.
Tốt nhất, phải đến tận nơi, đắm mình vào nó, hòa vào đời sống của chính con sông ấy để rồi khám phá, chiêm nghiệm và tự cảm nhận mới thấu hết được vẻ đẹp dịu dàng của con sông Hương ấy.
Vẻ đẹp của Sông Hương phải chăng chính là do Trời – Đất sinh ra, là bàn tay tọa hóa dành nhiều thời gian để ‘nặn’ ra bức tranh thiên nhiên này?! Nó là đóa lan rừng thơm ngát, là nàng mỹ nữ tuyệt thế, là sắc đằm thắm của đóa hoa hồng rực lửa nở trong sương sớm, khum khum giữ lại miếng cánh mỏng manh đọng lại giọt sương nhỏ, long lanh.
Kinh đô Phú Xuân bên bờ sông Hương không quá lớn, dẫu cho triều vua Minh Mạng tiếp nối đời vua Gia Long là hai giai đoạn phồn vinh nhất trong lịch sử của tổ quốc kể từ thời Cổ Loa cho đến Phú Xuân.
Lúc bấy giờ, lãnh thổ rộng lớn, sản vật phong phú, dân cư đông đúc vô cùng. Đó là một thời đại phồn vinh và hưng thịnh. Chiều từ Bắc đến Nam, từ ải Bắc cho đến mũi Cà Mau, ruộng đồng bao la bát ngát, cò bay mỏi cảnh. Chiều từ Đông sang tây, từ lũy Trấn Ninh đến đảo Hoàng Sa, Trường Sa là rừng vàng, là biển bạc trong khi dân số chưa đến 5 triệu người.
Vậy mà chốn kinh thành nhỏ bé ấy lại trở nên khiêm nhường vô cùng, nép bên dòng sông Hương, nhún mình xuống như hòa thành một.Ấy cũng là cách ứng xử văn hóa, ứng xử rất quân tử của người dân Huế trước tạo vật trời đất.
Dẫu cho thiên nhiên khắc nghiệt, dẫu cho đất cát khô cằn thì sản vật từ chính dòng sông cùng các mảnh vườn được dòng sông tưới tắm bằng trí tuệ cũng như tài khéo đã khiến cho cư dân châu thổ sông Hương sáng tạo ra cho mình và cộng đồng một nền văn hóa ẩm thực vừa dân dã mộc mạc lại sang trọng, cao quý.
Trong đó ẩn chứa cả một kho tàng tri thức Việt, bác đại tinh thâm về tự nhiên và xã hội. Cá bống thệ kho rim, bát canh cá dìa ngon ngọt, tô cơm hến nồng nàn, trái vả xanh kho chung với tôm thịt, thậm chí cát, sạn móc từ đáy sông xây dựng kinh thành… là những gì sông Hương rút ruột dâng ra cho cuộc đời suốt cả trăm năm qua.
Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản xuất ra các câu họ, điệu lý vang vọng trong thời gian và không gian để rồi nuôi dưỡng nên một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu đậm, ru hồn, vỗ về con người xứ Huế thân thương.
Ở đó còn có các làng nghề đẹp như tranh nằm trải dọc hai bên bờ như chuỗi ngọc long lanh, đem đến cho mảnh đất Kinh kỳ những sản phẩm của sự sáng tạo và tài hoa tuyệt thế.
Câu hát ru em ấy cứ thế mà dài ra chẳng khác nào một danh mục đa dạng về các điểm đến cần tìm trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Sông Hương xứ Huế, ngoài vẻ đẹp tự nhiên, không chút son phất, không chút bị trần, nó còn đọng lại trên đó nhịp sống cần lao của những người lao động.
Phải chăng chính vì vậy mà vẻ đẹp của con sông Hương bao đời nay vẫn thế, tự thân, kín đáo, đằm thắm và thẳm sâu không dễ gì nhận biết.
Sông Hương tựa như nàng kiều nữ, sắc hương vẹn toàn, tài sắc tuyệt đỉnh. Dù nhan sắc là thiên nhiên bạn tặng nhưng tài năng hoặc nói cách khác chính là văn hóa thì đó là cả một gia tài lớn lao do nhiều đời tạo dựng, bồi đắp.
Sông Hương trăm năm qua vẫn vậy, một đóa hồng trong thiên nhiên hoa lệ, tỏa sắc hương quyến rũ mê người. Các giá trị nhân văn, những công trình kiến trúc đô thị đôi bời chính là những giọt sương long lành khiến cho bông hồng ấy càng thêm duyên dáng tự bao đời