Son môi làm từ gì? Tìm hiểu các thành phần cơ bản của son môi
Son môi có thể nói là một loại mỹ phẩm quen thuộc, là vật bất ly thân của mọi cô gái. Son đóng vai trò nhưng một chiếc “đũa thần” giúp hô biến toàn bộ gương mặt của phái đẹp trở nên rực rỡ và cuốn hút hơn. Vậy đã có bao giờ bạn thắc mắc son môi làm từ gì? Có những loại son nào hay chưa? Trong nội dung ngày hôm nay, hãy cùng Thế Giới Làm Đẹp giải đáp băn khoăn son môi được làm từ gì để hiểu rõ hơn về son môi nhé!
Nội Dung Chính
Son môi là gì? Có những loại son nào?
Son môi được biết đến là một loại mỹ phẩm có chứa các sắc tố, sáp dầu, chất làm mềm có tác dụng mang đến màu sắc tươi tắn, bảo vệ và nuôi dưỡng đôi
môi. Hiện nay, trên thị trường có nhiều màu sắc và đa dạng các loại son môi.
Dưới đây là một số loại son môi phổ biến hiện nay:
- Son lì: Đây là loại son có chứa nhiều màu và sáp. Son lì thường cho ra màu sắc đậm và có khả năng lưu giữ màu khá tốt, ít bóng do ít thành phần dưỡng và thường sẽ làm khô môi.
- Son bóng: Là loại son có chứa nhiều dầu với mục đích tạo độ bóng cho môi.
- Son kem: Dòng son này có chứa nhiều chất làm mềm, chất tạo màu.
- Son siêu lì: Được cấu thành từ 2 thành phần là son nền và son phủ. Son nền thường gây khô môi và giúp màu son bám lâu hơn.
- Son kim tuyến: Có chứa các hạt phản xạ ánh sáng, là những hạt màu có kích thước lớn phủ mica để tạo hình và giữ được lâu trên môi. Dòng son này thường được sử dụng nhiều ở những buổi dạ hội hoặc nơi thiếu sáng để làm nổi bật đôi môi.
Tham khảo dành cho bạn: Son môi giá bao nhiêu hợp lý? Những thỏi son nào đáng mua?
Son môi làm từ gì? Các thành phần cấu tạo nên một thỏi son môi
Son môi được làm từ gì chắc hẳn là băn khoăn của nhiều người. Cũng giống như bất cứ một loại mỹ phẩm nào khác, son môi cũng có chứa các thành phần hóa học để giúp tạo hình của son hoàn chỉnh nhất. Mặc dù cũng có những thành phần có hại nhưng các nhà nghiên cứu luôn đưa vào một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Một số thành phần cơ bản trong son môi bao gồm: Sáp, dầu, chất giữ kết cấu, làm mượt, thành phần tạo màu, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, mùi hương và chất điều vị.
Thành phần chính trong son môi
Một số thành phần chính có trong son môi để tạo độ nền cho son đó là dầu, sáp và chất tạo kết cấu. Sáp là thành phần chính nhằm tạo nên độ cứng cho thỏi son. Một số loại sáp được tìm thấy trong son môi là sáp ong và sáp từ dầu khoáng.
Đồng thời, dầu giúp cho thỏi son trở nên mượt mà hơn. Dầu ở đây có thể là dầu thực vật thiên nhiên như hạnh nhân hoặc các loại bơ như bơ hạt mỡ hoặc từ dầu khoáng. Dầu là thành phần chống nước giúp bảo vệ màu son được bền và lâu phai hơn.
Dầu và sáp kết hợp tạo nên nền tảng cho một thỏi son. Chúng sẽ được kết hợp cùng nhau cùng với chất tạo kết cấu, nhũ tương để làm nên một thỏi son bền màu, êm ái lướt nhẹ trên môi.
Các loại chất tạo màu
Thỏi son có màu cần phải có chất tạo màu. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho son môi. Màu son không chỉ đơn thuần là màu đỏ hay màu hồng. Son còn có thể lấp lánh nhũ hay kim tuyến, thậm chí có những thỏi son đậm lì hoặc trong veo. Tất cả những điều này đều nhờ vào chất tạo màu.
Chất tạo màu có thể là bột tạo màu. Đây là thành phần có thể phân tán trong dầu nền. Chính vì vậy, thành phần này có thể hòa quyện cùng lớp dầu giúp son lên màu chuẩn hơn. Đối với những thỏi son cần có những hiệu ứng lấp lánh, lì mịn như matte thì tùy thương hiệu có thể thêm các thành phần khác. Hiệu ứng lấp lánh nhờ bột mica, bột ngọc trai. Dòng son bóng lấp lánh có thể được sử dụng kim tuyến. Hiệu ứng lì trên son có thể do silica hoặc đất sét.
Bạn cũng không cần quá lo lắng màu trong son có thể gây hại. Son môi do được tiếp xúc với miệng nên buộc phải sử dụng các hoạt chất tạo màu có thể đảm bảo an toàn khi nuốt. Đây là loại màu được kiểm tra gắt gao hơn cả, một số loại phẩm màu hoàn toàn không được sử dụng cho môi vì chúng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với chất tạo màu có trong son môi.
Các hoạt chất bảo quản và chống oxy hóa
Trong mỹ phẩm luôn có chất bảo quản, đây có lẽ là quy tắc bất biến. Bởi không có chất bảo quán có thể khiến mỹ phẩm bị ẩm mốc, nhiễm vi khuẩn,… có thể gây hại cho làn da. Chất chống oxy hóa cũng được thêm vào để ngăn ngừa việc sáp và dầu bị hỏng. Một số thành phần chống oxy hóa quen thuộc có trong son môi đó là Vitamin E, BHA…
Chính vì trong son môi có chất bảo quản nên son cũng như mỹ phẩm đều có hạn sử dụng. Nếu quá thời gian các chất bảo quản hay chất chống oxy hóa không còn làm việc hiệu quả. Thậm chí có một số chất tạo màu có thể thay đổi hoạt tính.
Chất điều vị và mùi hương
Mùi hương và chất điều vị như là một đặc trưng riêng cho từng thương hiệu son môi. Thành phần này được thêm vào cây son để che bớt đi những hương vị có thể gây khó chịu của dầu và sáp.
Các thành phần khác
Ngoài những thành phần chính, trong cây son còn có những yếu tố khác như hoạt chất chống tia UV, hóa chất ổn định màu để cây son lên màu mượt mà hơn. Khi kết hợp với những thành phần chính, chúng làm nên một thỏi son có chất lượng hoàn hảo.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp băn khoăn son môi làm từ gì. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ son môi làm bằng gì. Đừng quên theo dõi Thế Giới Làm Đẹp để cập nhật thêm nhiều thông tin làm đẹp cũng như các sản phẩm chăm sóc da hữu ích khác nhé!
Đánh giá