Son môi – Những điều cần biết khi tìm hiểu về son môi – Dược Phẩm OTC

Bạn thuộc team yêu thích makeup nhưng chưa thực sự rõ về son môi? Hãy tìm hiểu về son môi qua bài viết sau đây nhé!

Ai cũng biết con gái mà không có son môi thì không khác gì người vô hồn, thiếu sức sống đúng không nào? Vậy thì trong số những chị em sử dụng son thì có bao nhiêu người thực sự hiểu về son môi? Về nguồn gốc, phân loại cũng như thành phần chính của son môi là những gì? Và bạn đã biết cách chọn cho mình loại son nào phù hợp chưa?

Son môi là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về son môi thì cần nắm rõ khái niệm về son môi. Son môi (lipstick) được dùng riêng cho môi, nó có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như sáp, nước, gel,… Và có công dụng dưỡng môi, lên màu, đem đến làn môi gợi cảm, cuốn hút.

Bất kể ở nhà hay đi ra ngoài, con gái đều trang bị cho mình ít nhất 1 thỏi son để đảm bảo luôn tự tin và nổi bật.

Nguồn gốc của son môi

Nguồn gốc son môi đã xuất hiện từ thời cổ đại (cách đây khoảng 5.000 năm), vào những năm 3500 TCN (Trước Công Nguyên) người ta đã phát hiện ra thỏi son đầu tiên được nữ hoàng Sumer Schub-ad sử dụng, sau đó phổ biến ra các phụ nữ thời bấy giờ. Son môi thời cổ đại được chiết xuất khá đơn giản từ đá đỏ nghiền vụn và chì trắng, nó chỉ có vai trò đơn thuần là tạo màu và giữ màu cho làn môi của phụ nữ cổ đại, đương nhiên những thành phần này khá độc hại. Tuy nhiên, xét về tính tiện lợi thời đó thì thỏi son này là vô cùng quý giá.

Phát triển từ thỏi son này, qua từng thiên niên kỉ, son môi được phát triển tỉ lệ thuận với những phát minh vĩ đại của con người. Cho đến năm 1884, thỏi son môi thương mại đầu tiên được nghiên cứu và phát minh bởi nhà sản xuất nước hoa tại Paris chuyên dành cho các Khách hàng thượng lưu, quý tộc chính thức lưu hành trên toàn Thế Giới. Cũng từ đó, phong trào làm đẹp của phụ nữ từ các thỏi son bắt đầu rầm rộ và lan sang khắp các châu lục.

Thỏi son thương mại đầu tiên này được chiết xuất từ mỡ hươu, dầu thầu dầu và sáp ong, packaging của thỏi son này vô cùng đơn giản là được bao phủ trong giấy lụa. Mỗi khi sử dụng thì gỡ miếng giấy ra, lấy 1 ít son quệt lên môi là có thể dưỡng môi và giữ được độ bền màu lâu dài cả ngày. Học theo những phát minh này, son môi thương mại tiếp tục phát triển hơn về thành phần cũng như mẫu mã, cho đến bây giờ, có hàng tỉ loại son từ thương hiệu đến handmade với giá thành phù hợp cho từng đối tượng khách hàng khác nhau để mọi người tha hồ lựa chọn.

Phân loại son môi

Về phân loại son môi khá đơn giản, cũng dựa vào nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mà được chia thành 3 loại chính: son dưỡng, son màu và son bóng.

Son dưỡng

Son dưỡng hiểu đơn giản là dùng để dưỡng mềm mịn môi. Thông thường, những loại son dưỡng không có màu, nó chỉ có khả năng chính là cấp ẩm, dưỡng mềm môi, chống lại sự Oxy hóa từ các tác động bên ngoài đến làn môi.

Về thành phần của son dưỡng chủ yếu là Vitamin E, glycerin, bơ, sáp ong,… Hầu như đều là những thành phần thiên nhiên an toàn cho môi. Son dưỡng thường được sử dụng làm lớp đệm đầu tiên trước khi thoa son màu.

Son màu

Loại son này hầu như chị em nào cũng có, nó được hiểu là son tạo màu cho môi đẹp tự nhiên. Tất cả các loại son thỏi, son tint, son thạch,… khi đánh lên môi mà có khả năng tạo màu cho môi thì đều thuộc loại này. Son màu thường kèm theo các bảng màu đa dạng trong cùng 1 hãng như đỏ, cam, nâu,… Để chị em có thể lựa chọn màu son phù hợp nhất với làn môi cũng như làm nổi bật làn da của mình.

Thành phần chính của son màu đương nhiên phải là chất tạo màu. Bên cạnh đó, có thêm chất bảo quản, chất chì (nồng độ vừa phải để đảm bảo giữ màu lâu bền mà không làm môi bị thâm đi). Loại son này thường được dùng sau bước son dưỡng, nó sẽ giúp chị em có 1 bờ môi quyến rũ với tone màu đẹp từ tự nhiên đến sang chảnh, quyến rũ, cá tính, quý phái.

Son bóng

Đây là loại son không bắt buộc có nhưng cũng không thể thiếu đối với chị em có nhu cầu tôn lên làn môi căng mọng của mình. Son bóng có vai trò tạo độ bóng tự nhiên cho môi, tồn tại dưới dạng lỏng, có đầu cọ tô. Thành phần chính của son bóng là bơ, mỡ thực vật tốt cho 1 làn môi thêm gợi cảm, căng bóng.

Son bóng thường được sử dụng sau bước son màu, có công dụng làm tăng độ bóng mượt và nổi bật cho đôi môi của bạn.

Cách sử dụng son môi hiệu quả nhất

Hầu hết các chị em đều biết cách đánh son, nhưng chưa thực sự biết phải làm sao để sử dụng son lên màu đẹp nhất, giữ độ bền lâu nhất và tự nhiên nhất. Trên thực tế, khi tìm hiểu về son thì mục đích chính vẫn là để nắm được những loại son, thành phần rồi sau đó có lựa chọn loại son phù hợp với mình. Thế nên, trước khi suy nghĩ làm sao sử dụng son môi hiệu quả thì hãy biết đến cách chọn son!

Mẹo hay dành cho các bạn khi chọn son đó là phụ thuộc vào màu môi tự nhiên và màu da của mình. Đối với những bạn có nền môi hồng tự nhiên thì độ lên màu của son khi apply lên môi khá chuẩn, nhưng đối với những bạn có môi thâm xỉn màu hoặc trắng nhợt nhạt thì chắc chắn màu son lên môi sẽ bị mất đi độ tươi vốn có. Vì thế, khi chọn son, nên xem tone màu son đang ở màu số mấy để lựa chọn cho đúng.

Mặt khác, da trắng sử dụng màu son nào cũng dễ hợp, dễ đẹp nhưng với da đen, da ngâm thì sẽ như thế nào? Các bạn có làn da chưa thực sự trắng hồng thì có thể ưu ái những thỏi son có màu đậm như đỏ, đỏ cam, cam,…

Khi sử dụng son, cách để lên màu chuẩn đẹp nhất là thoa 1 lớp son dưỡng trước, thoa đều cả môi trên môi dưới, sau đó dùng son màu thoa lớp mỏng tương tự. Lưu ý tránh bậm môi, đây là thói quen thường thấy ở chị em khi thoa son, nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến màu son dễ bị lem, dễ trôi hoặc dễ dính vào răng, khi cười lên thì tất nhiên son dính răng trông thật thiếu thẩm mỹ! Và sau khi lớp son màu chắc chắn bám dính lên môi rồi, bạn hoàn toàn có thể thoa thêm 1 lớp son bóng nữa cho làn môi thêm căng mọng nước và quyến rũ nhé!

Với những thông tin cần biết khi tìm hiểu về son môi trên đây, hi vọng bạn sẽ có cho mình những thỏi son đẹp nhất, phù hợp nhất và luôn luôn tự tin về cách thoa son của mình khi đi ra ngoài nhé! Hãy áp dụng kiến thức ngay từ hôm nay, chắc chắn sẽ không thừa thải với chị em chúng mình!

>>>Xem thêm : Son dưỡng môi – Những điều cần biết khi tìm hiểu về son dưỡng

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!