Social Media Marketing và những kiến thức cần biết
Không thể phủ nhận sự phát triển và chiếm lĩnh của Social Media trong thập kỷ qua. Vì vậy, trong chiến lược Marketing hiện nay, đặc biệt là Digital Marketing thì vai trò của Social Media càng giữ vai trò rất quan trọng.
Để có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về Social Media Marketing và những kiến thức liên quan thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Định nghĩa về Social Media
Để hiểu rõ nhất về Social Media Marketing, chúng ta cần hiểu một cách chính xác nhất về Social Media.
Social Media là gì?
Social Media có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ. Thep Wikipedia, thuật ngữ này được định nghĩa như sau:
“Social media are interactive computer-mediated technologies that facilitate the creation and sharing of information, ideas, career interests and other forms of expression via virtual communities and networks.”
Hay nói cách khác: Phương tiện truyền thông xã hội hay còn được gọi là Social Media là các công cụ truyền thông dựa trên nền tảng internet cho phép mọi người có thể chia sẻ nội dung trực tuyến thông qua tài khoản cá nhân và tương tác với nhau như một cộng đồng.
Phân loại Social Media
Theo Hootsuite đã chỉ ra phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể chia thành 10 loại khác nhau. Mỗi dạng khác nhau lại có những lợi ích riêng cho người dùng, cộng đồng và doanh nghiệp.
Cụ thể, bao gồm những dạng dưới đây:
– Social networks: Kết nối với mọi người hoặc thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến. Điển hình như: Facebook, Twitter, LinkedIn,…
– Media sharing networks: Mọi người sử dụng các mạng xã hội này để có thể tìm kiếm và chia sẻ hình ảnh, video, video trực tiếp,… Ví dụ như: Youtube, Tik Tok,…
– Discussion forums: Các diễn đàn này được sử dụng với mục tiêu để tìm kiếm, thảo luận và chia sẻ tin tức, thông tin và ý kiến về các vấn đề. Ví dụ: Reddit, Digg,…
– Bookmarking and content curation networks: Mạng xã hội này được sử dụng để tìm kiếm, lưu giữ và chia sẻ content. Ví dụ như: Pinterest, Flipboard,…
– Consumer review networks: Người dùng thường tìm kiếm hoặc chia sẻ thông tin về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ,… Ví dụ như Yelp, TripAdvisor,…
– Blogging and publishing networks: Sử dụng các mạng này để xuất bản, khám phá và bình luận về nội dung trực tuyến.
– Social shopping networks: Phát hiện xu hướng, theo dõi các thương hiệu, hoặc chia sẻ trải nghiệm khi mua hàng. Ví dụ: Etsy, Fancy,…
– Interest-based networks: Những mạng này thường dùng với những người có chung sở thích. Ví dụ: Last.fm, Goodread,…
– Sharing economy networks: Mạng này sử dụng với để quảng cáo, tìm, chia sẻ, mua, bán và trao đổi các sản phẩm hoặc dịch vụ.
– Anonymous social networks: Thường để chia sẻ những chủ đề khiến người dùng cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái. Ví dụ: Whisper, Ask.fm,…
Trên đây là một số phân loại mạng xã hội hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng và đa dạng của mạng xã hội thì sự phân loại này có thể khác biệt và thay đổi.
Những yếu tố quan trọng của Social Media
Những yếu tố được cho là quan trọng trong Social Media được các Marketers liệt kê đó chính là: Nội dung, ngữ cảnh, tương tác, hashtag, sự chia sẻ.
Social Media Marketing là gì?
Một số định nghĩa phổ biến của Social Media được sử dụng phổ biến như:
“Social media marketing is the use of social media platforms and websites to promote a product or service.” – Theo: Wikipedia EN.
“Social media marketing is the process of creating content that you have tailored to the context of each individual social media platform in order to drive user engagement and sharing.” Theo: Neil Patel.
Nhìn chung có thể nhận thấy Social Media Marketing có thể hiểu là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để truyền thông quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Lợi ích của Social Media Marketing
Với vị thế quan trọng của các nền tảng Social Media thì lợi ích của hoạt động Digital Marketing này có vai trò rất quan trọng:
– Gia tăng nhận thức và tình cảm thương hiệu
Một trong những lợi ích đầu tiên của việc lên chiến lược Social Media Marketing đó chính là gia tăng nhận diện cho thương hiệu của bạn.
Vì theo số liệu của Statista đến năm 2020, có khoảng 3,6 tỷ người sử dụng social media trên khắp thế giới. Không dừng lại ở đó, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên tới khoảng 4,4 tỷ người vào năm 2025.
Sử dụng Social Media sẽ là cách để thương hiệu của bạn có thể đến gần hơn với người dùng. Khi truyền tải được những thông điệp tích cực sẽ giúp gia tăng nhận thức và tình cảm thương hiệu.
– Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Các chức năng của mạng xã hội như: bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ,… sẽ giúp khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp. Hơn hết đây cũng là cách để doanh nghiệp có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình mua của người tiêu dùng.
Thậm chí có thể nhận thấy trên một số nền nền tảng mạng xã hội, được kết hợp với tính năng “cửa hàng” để có thể đăng tải sản phẩm dưới dạng cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
– Tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng:
Khi xây dựng được những thông điệp hữu ích với khách hàng, họ sẽ thường xuyên theo dõi và tương tác với các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở đó, các hình thức chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội cũng được thương hiệu chú trọng. Để mang đến trải nghiệm tốt nhất và làm cho khách hàng hài lòng.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến Social Media Marketing mà bạn không thể bỏ qua. Theo dõi TopBranding để có thể cập nhật thêm những thông tin hữu ích liên quan đến Marketing nhé!