Soạn bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

SOẠN BÀI ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BiỂU CẢM

1. Đề văn biểu cảm

Câu hỏi: Hãy chỉ ra các đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn.

Gợi ý:

Trong 5 đề văn trên có đầy đủ đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện

– Đối tượng: dòng sông quê hương; đêm trăng trung thu; nụ cười, niềm vui và niềm hạnh phúc của mẹ; những kỉ niệm của tuổi thơ; loài cây.

– Thông qua các từ ngữ: Cảm nghĩ, vui, buồn, em yêu giúp ta biết được tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn đó là tình cảm gắn bó, yêu mến, say mê. Mỗi người đều ghi nhớ và mang theo suốt đời.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

Cho đề bài: Cảm nghĩ về về nụ cười của mẹ.

a- Tìm hiếu đề và tìm ý

Câu hỏi 1: Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy.

Gợi ý:

– Đôi tượng: nụ cười, niềm vui, niềm hạnh phúc của mẹ.

– Yêu cầu của đề: phát biểu cảm nghĩ.

– Tìm ý:

+ Nụ cười yêu thương khích lệ của mẹ trước mỗi việc làm tốt của em

+ Nụ cười động viên, an ủi của mẹ khi em gặp nỗi buồn trong cuộc sống

+ Không phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười.

+ Khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy buồn, trông trải và nhớ mẹ

+ Bản thân em phải luôn chăm ngoan và học giỏi để luôn thấy nụ cười của mẹ.

b- Lập dàn bài (HS có thể dựa vào những ý trên để xây dựng dàn bài)

– Mở bài:

Nêu cảm xúc chung về nụ cười của mẹ.

– Thân bài:

Nêu các biểu hiện và sắc thái nụ cười của mẹ.

(Xem cụ thể ở phần tìm ý)

Kết bài:

Niềm yêu thưong và kính trọng mẹ.

c- Viết bài: Có thề dựa vào dàn ý trên để viết các đoạn văn. 

d- Đọc và sửa chữa.

Câu hỏi 2: Sau khi viết xong có cần đọc và sửa chữa không? Vì sao? 

Gợi ý:

Đọc và sửa chữa là công đoạn rất cần thiết khi làm văn vì thông qua đó giúp ta phát hiện các lỗi khi diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu và sửa chữa kịp thời. Điều đó sẽ đem lại cho bài văn đạt kết quả cao.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Đọc đoạn văn(SKG tr. 89-90) và trả lời câu hỏi.

a- Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.

b- Hãy nêu lên dàn ý của bài.

c- Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn.

Gợi ý:

a- Bằng phương thức biểu đạt tình cảm theo lối trực tiếp (thể hiện qua các từ ngữ tôi yêu, tôi nhớ…), tác giả đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với mảnh đất An Giang – quê hương tác giả.

– Có thể tham khảo các nhan đề và đề bài sau:

+ Nhan đề: Quê mẹ An Giang, An Giang của tôi.

+ Đề văn: Cảm nghĩ về quê hương An Giang.

b- Dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.

– Thân bài: Những tình cảm của tác giả với An Giang qua các thời kì.

+ Tinh yêu quê hương gắn với tuổi thơ.

+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu gắn với những tấm gương yêu nước.

– Kết bài: Khẳng định lại tình yêu và niềm tự hào đối với An Giang.