Soạn bài: Tiếng ru lớp 3 trang 64 SGK tiếng Việt tập 1

Soạn bài và hướng dẫn giải bài tập Tiếng ru lớp 3 đầy đủ, chi tiết bám sát chương trình học trong SGK tiếng Việt trang 64, 65, 66. Qua đây sẽ giúp các em học sinh hiểu bài và hoàn thành bài tập một cách dễ dàng hơn.

Soạn bài tiếng ru lớp 3 tập 1 phần Tập đọc

Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài tiếng ru tập đọc lớp 3. Phần này bao gồm các bài tập đọc, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về ý nghĩa bài học.

Tập đọc lớp 3 tiếng ru

Một số lưu ý cho các em khi tập đọc tiếng ru lớp 3 trang 64 như sau:

  • Đọc thành tiếng to, rõ ràng, rành mạch.

  • Phát âm chuẩn, tránh nói ngọng, nói giọng địa phương.

  • Đọc bài thơ tiếng ru tiếng Việt lớp 3 với giọng tình cảm, tha thiết.

  • Nghỉ hơi sau mỗi câu thơ, khổ thơ, dấu chấm, dấu phẩy trong bài.

  • Tập đọc bài tiếng ru lớp 3 nhiều lần để đọc lưu loát và nắm rõ nội dung bài học.

Dưới đây là nội dung bài tiếng ru lớp 3 cụ thể như sau:

Soạn bài tập đọc tiếng ru lớp 3. (Ảnh: Chụp SGK)

TIẾNG RU

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

TỐ HỮU

Giải nghĩa từ ngữ trong bài tiếng ru lớp 3

Trong bài tiếng Việt lớp 3 tiếng ru có một số từ ngữ khó, Monkey sẽ giải đáp nghĩa chi tiết dưới đây để các em hiểu hơn. Cụ thể:

  • Đồng chí: là cách gọi những người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc có cùng chí hướng.

  • Nhân gian: Ý của từ này trong bài tiếng ru lớp 3 là chỉ loài người.

  • Bồi: Có nghĩa là thêm vào, đắp thêm.

Ngoài các từ kể trên, nếu còn từ nào chưa hiểu rõ thì các em hãy hỏi ba mẹ hoặc thầy cô để được giải đáp nhé.

Trả lời câu hỏi bài tiếng ru lớp 3

Sau khi tập đọc tiếng ru lớp 3, chắc hẳn các em đều đã nắm rõ được nội dung trong bài là gì. Từ đó, em hãy dựa vào để giải bài tập đọc tiếng ru lớp 3 trang 65 SGK dưới đây. 

Bé trả lời câu hỏi tiếng ru lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Câu 1: Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?

Phương pháp giải: Em hãy đọc lại khổ 1 của bài tiếng ru sách tiếng Việt lớp 3 để biết được con ong, con cá, con chim yêu những gì và vì sao.

Câu trả lời: 

  • Con ong yêu hoa, vì hoa cho nó nguồn sống và mật ngọt.

  • Con cá yêu nước vì nước là môi trường sống của nó, thiếu nước cá sẽ chết.

  • Con chim yêu bầu trời vì ở đó nó có thể bay lượn, ca hát và kiếm ăn…

Câu 2: Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2

Mẫu: Một ngôi sao chẳng sáng đêm.

=> Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng.

=> Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.

Phương pháp giải: Em hãy dựa vào câu mẫu trong SGK để giải thích các câu còn lại trong khổ thơ 2 bài tiếng ru tiếng Việt lớp 3.

Câu trả lời: 

Câu: Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

=> Ý nghĩa: Phải có nhiều cây lúa mới làm nên một mùa lúa chín vàng, bội thu.

Câu: Một người – đâu phải nhân gian?

=> Ý nghĩa: Phải có nhiều người cùng sinh sống với nhau mới tạo thành xã hội loài người.

Câu: Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi

=> Ý nghĩa:  Nếu chỉ có một con người sống đơn độc lẻ loi thì người đó cũng chỉ như một đốm lửa tàn, sẽ mau tắt và thành tro lạnh.

Câu 3: Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

Phương pháp giải: Em hãy đọc lại khổ 3 của bài bài tiếng ru lớp 3 tập 1 để tìm câu trả lời.

Câu trả lời: Núi không nên chê đất thấp vì đất chính là nền của núi. Núi cao được là nhờ có đất bồi tạo thành nền cao. Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ đổ nước vào biển khơi làm cho nước biển lúc nào cũng tràn đầy. Nếu không có các dòng sông nhỏ thì biển cũng không có nước.

Câu 4: Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ?

Phương pháp giải: Em hãy đọc lại khổ 1 bài tiếng ru lớp 3 trang 64 để tìm câu thơ lục bát nói về tình yêu thương, đoàn kết của mọi người trong cộng đồng.

Câu trả lời: Hai câu lục bát nói lên ý chính của bài thơ tiếng ru lớp 3 là:

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc tất cả mọi người xung quanh.

Ý nghĩa nội dung bài thơ tiếng ru lớp 3

Thông qua phần tập đọc và trả lời câu hỏi ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận về ý nghĩa bài tiếng ru lớp 3 như sau:

Soạn bài thơ tiếng ru lớp 3 phần Luyện từ và câu

Tiếp theo phần tập đọc lớp 3 tuần 8 tiếng ru là phần luyện từ và câu. Các  em hãy trả lời các câu hỏi bài tập dưới đây.

Giáo án bài tiếng ru lớp 3 phần luyện từ và câu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Câu 1: Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng. Em có thể xếp những từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau:

  • Cộng đồng: những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.
  • Cộng tác: cùng làm chung một việc.
  • Đồng bào: người cùng nòi giống.
  • Đồng đội: người cùng đội ngũ.
  • Đồng tâm: cùng một lòng.
  • Đồng hương: người cùng quê.

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

 
 

Phương pháp giải: Em hãy dựa vào phần giải nghĩa của các từ trên để phân loại cho đúng.

Câu trả lời:

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

  • Cộng đồng

  • Đồng bào

  • Đồng đội

  • Đồng hương

  • Cộng tác

  • Đồng tâm 

Câu 2: Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào và không tán thành thái độ nào?

  1. Chung lưng đấu cật.
  2. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
  3. Ăn ở như bát nước đầy.

Phương pháp giải: Để trả lời được thái độ nào nên tán thành hoặc không tán thành, các em cần hiểu rõ được ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ đó. Cụ thể:

  • Chung lưng đấu cật: Có nghĩa là cùng góp sức, cùng dựa vào nhau để giải quyết công việc chung đang gặp khó khăn.

  • Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: Câu này có ý phê phán sự bàng quan, thái độ vô cảm, bình thản trước tai họa của người khác.

  • Ăn ở như bát nước đầy: Có nghĩa là ăn ở, đối xử với nhau có trước sau và tình nghĩa.

Câu trả lời:

  • Em tán với thái độ: Chung lưng đấu cật và Ăn ở như bát nước đầy
  • Em không tán thành với thái độ: Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.

Câu 3: Tìm các bộ phận của câu:

  • Trả lời câu hỏi : “Ai (cái gì, con gì) ?”.

  • Trả lời câu hỏi : “Làm gì ?”.

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

Phương pháp giải: Đối với câu hỏi luyện từ và câu bài tiếng ru lớp 3 này, các em cần biết cách phân biệt kiểu câu ai làm gì? Trong đó:

  • Ai (cái gì, con gì)?: chỉ sự vật trong câu (con người, con vật, cây cối,…)

  • Làm gì?: hỏi về hoạt động của sự vật.

Câu trả lời:

Ai (cái gì, con gì)?

Làm gì?

Đàn sếu 

đang sải cánh trên cao.

Đám trẻ

ra về

Các em

tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

Phương pháp giải: Với dạng bài đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm, các em đã được thầy cô dạy trên lớp trong tiết học Luyện từ và câu rồi. Trước đó, Monkey cũng đã có bài chia sẻ về cách làm bài đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm lớp 3 rất chi tiết. Các em hãy xem lại hướng dẫn để giải đáp bài tập này vào vở của mình nhé.

Câu trả lời:

a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

b) Ông ngoại làm gì?

c) Mẹ tôi làm gì?

Soạn bài chính tả tiếng ru lớp 3

Như vậy chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu được 2 phần của bài giảng tiếng ru lớp 3 rồi. Cuối cùng là phần chính tả bài tiếng ru lớp 3 gồm 2 yêu cầu: Viết tên riêng và viết câu ứng dụng. Các em hãy thực hiện yêu cầu của bài vào vở của mình nhé. Tuy nhiên trước khi viết bài, các em cần lưu ý các quy tắc cầm bút và tư thế ngồi như sau:

  • Cách cầm bút:

    • Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

    • Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút hơi nghiêng về bên phải. Cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động di chuyển mềm mại để đưa bút viết chữ cho đẹp.

  • Tư thế ngồi viết:

    • Giữ thẳng lưng, ngực không tì vào bàn.

    • Hơi cúi đầu xuống nhìn vở.

    • Mắt nhìn cách vở khoảng 25 – 30 cm.

    • Tay phải cầm bút chắc chắn.

    • Tay trái tì nhẹ lên vở để giữ.

    • Hai chân để song song thoải mái.

Việc giữ tư thế ngồi và cầm bút đúng cách không chỉ giúp các em tập viết chính tả tiếng việt lớp 3 bài tiếng ru đẹp hơn mà còn phòng tránh nguy cơ cận thị, đau lưng, mỏi tay,… khi viết. Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý những quy tắc này để nhắc nhở con thực hiện cho đúng nhé.

Trẻ cần ngồi và cầm bút đúng tư thế khi viết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viết tên riêng: Gò Công

Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang. Đây vốn là nơi đóng quân của ông Trương Định – một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.

Khi tập viết tên riêng Gò Công, các em thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Tiếng Gò: 

    • Viết chữ hoa G đầu tiên: Đặt bút tại đường kẻ ngang 6 viết nét cong dưới, chuyển hướng viết nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ và dừng bút ở đường kẻ ngang 2. Tại điểm dừng bút tiếp tục viết nét khuyết dưới (ngược) và dừng bút ở đường kẻ 2.

    • Nét cuối của chữ G chạm với nét cong trái của chữ o.

  • Tiếng Công:

    • Viết chữ hoa C: Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét cong dưới, chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. Phần cuối nét cong trái lượn vào trong và dừng bút trên đường kẻ 2.

    • Chữ ô và chữ C không có sự nối liền nét. Tiếp tục viết các chữ còn lại.

Viết câu ứng dụng

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là khuyên anh em trong gia đình cần phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ nhau.

Khi viết chính tả câu ứng dụng, các em cần chú ý:

  • Viết hoa các chữ cái đầu dòng: Khôn, Gà.

  • Khoảng cách giữa các tiếng trong câu bằng độ rộng của chữ o.

  • Vị trí đặt các dấu thanh:

    • Dấu thanh sắc: trên chữ ô (trong tiếng đối), trên chữ a (trong tiếng đáp), trên chữ ớ (trong tiếng chớ), trên chữ a (trong tiếng đá).

    • Dấu thanh huyền: trên chữ ơ (trong tiếng người), trên chữ a (trong tiếng ngoài, tiếng gà), trên chữ u (trong tiếng cùng, tiếng hoài).

    • Dấu nặng: Dưới chữ ô (trong tiếng một), dưới chữ e (trong tiếng mẹ).

  • Dấu chấm đặt cuối câu.

Tóm lại, những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các em nắm rõ được nội dung của bài tiếng ru lớp 3. Qua đó các em sẽ dễ dàng giải đáp câu hỏi trong SGK và vở bài tập. Để tìm hiểu thêm nhiều bài khác trong chương trình học lớp 3 nói riêng và chương trình học mầm tiểu học nói chung, em hãy thường xuyên truy cập website monkey.edu.vn nhé! Cách dễ dàng nhất là hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” bên trên để không bỏ lỡ bài giảng bổ ích nào.

Ngoài ra, ba mẹ nên cho các con học kết hợp với ứng dụng VMonkey để xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc. Tại đây, các bé sẽ được học vần, phát âm chuẩn, cải thiện giọng nói ngọng và giọng nói địa phương, đặt câu đúng ngữ pháp. 

Ứng dụng VMonkey dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học. (Ảnh: Monkey)

Bên cạnh đó còn có hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc, trên 700  truyện tranh tương tác, 300+ sách nói cùng hơn 1500 câu hỏi tương tác sau truyện giúp các em cải thiện kỹ năng đọc hiểu, phát triển trí tuệ cảm xúc và xây dựng nhân cách đạo đức tốt.

Thông qua các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi, VMonkey giúp kích thích trẻ hứng thú học hơn. Có thể nói đây đúng là một lợi thế rất tuyệt, giúp ba mẹ không cần phải thúc giục trẻ học thường xuyên mà con vẫn tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng nhất.

Với những lợi ích “vàng” như vậy, ba mẹ còn chần chờ gì nữa mà không tải app VMonkey cho con học ngay nào? ĐĂNG KÝ GÓI HỌC ngay hôm nay để nhận ưu đãi tới 40% và nhiều phần quà hấp dẫn khác ba mẹ nhé!

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.

VMonkey – Ứng Dụng Số 1 Giúp Xây Dựng Nền Tảng Tiếng Việt Vững Chắc Cho Trẻ.

Xem thêm: