Soạn bài: Bài 26 – Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. – Đọc ba đoạn thơ đã cho

– Trả lời các câu hỏi:

a) Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp…)

• Đặc điểm thơ năm chữ:

Một bài thơ có thế viết liền một mạch hoặc cũng có thể chia làm nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu năm chữ.

Cách gieo vần: thường là vần chân, vần chân có thể là vần liền (2 câu liền nhau có hai chữ cuối hiệp vần với nhau), có thể là vần cách (2 câu cách nhau có hai chữ cuối hiệp vần với nhau).

Cách ngắt nhịp trong câu thông thường là nhịp 3-2 hoặc 2-3. Đôi khi có câu ngắt nhịp 2-1-2 hoặc 1-2-2…

b) Ta còn có kể thêm các bài thơ năm chữ khác nhau: bài Rừng mơ của Trần Lê Văn.

Giữa mùa hoa mơ nở

Bước chân vào Hương Sơn

Núi vì hoa, trẻ mãi

Đời đời tên núi Thơm.

 

Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gợn gợn

Hương bay gần bay xa…

 

Trên thung sâu vắng lặng

Những đài hoa thanh tân

Uống dạt dào mạch đất

Đang kết một mùa xuân.

 

 

Rồi quả vàng chíu chít

Như trời sao quây quần.

 

Sang xuân người trẩy hội

Nghư khát vị mơ chua

Quả rừng mát hơi núi

Hãy còn vương màu hoa.

 

Có người bạn xa nước

Yêu sông núi chúng ta

Mùa xuân cũng trẩy hội

Gửi mơ về quê nhà.

Bài thơ có khổ thứ 3 viết liền 6 câu chứ không phải 4 câu như các khổ thơ khác. Bài thơ gieo vần cách: câu 2 và câu 4 của mỗi khổ hiệp vần với nhau.

Tóm tắt:

Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường 4 câu, nhưng cũng có khi hai câu, hoặc không chia khổ.

2. Tập làm 1 đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp của bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung:

NẮNG MAI

Tiếng gà gáy râm ran

Gọi mặt trời thức dậy

Ngọn lá đưa tay vẫy

Gọi nắng sớm vào vườn,

Nắng lan tới sân trường

Nắng tràn vào nhà máy,

Nắng theo con tàu chạy

Lấp loáng khắp mặt sông,

Nắng bay theo cánh ong

Thăm chùm hoa đọng mật

Cả đất trời ngây ngất

Uống say nồng nắng mai

II. Thi làm thơ năm chữ (Làm tại lớp)

THẦY ƠI!

Hơn nửa đời phiêu bạt

Làm thân kẻ li quê

Đến nay đầu ngả bạc

Lặn lội con trở về

Bến sông xưa vẫn gió

Thổi lộng ngôi trường làng

Thầy học xưa vẫn đó

Trầm mặc chiếc đò ngang

Bụi phấn rơi lặng lẽ

Gội trắng thêm mái đầu

Bụi đời rơi lặng lẽ

Trán hằn thêm vết sâu

Từ bao giờ cắm cúi

Mái dằm khua lặng lờ

Tay thầy luôn mở lối

Thiên đường tuổi ấu thơ

Chắt chiu từng chữ nhỏ

Thầy mớm ủ vào con

Bài học đầu ngày đó

Bàng bạc mãi tâm hồn

Từ xuống thềm tam cấp

Con bước luôn xuống đời

Biết bao lần va vấp

Nhớ về thầy…thầy ơi!

Vết khẻ xưa thầy khẻ

Khi con không học bài

Biết bao lần lay nhẹ

Con bật dậy…lâu nay

(Trần Ngọc Hưởng – Thơ tuổi bốn mươi)