So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 2021

so sánh thuế tncn và thuế tndn

Thuế là một nghĩa vụ thực hiện đối với toàn bộ các cá nhân doanh nghiệp trong xã hội từ xưa đến nay. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm, chúng có gì khác nhau về bản chất, cách tính thuế hay có các lưu ý như thế nào? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ về hơn về các loại thuế cũng như so sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

Thuế là gì? Khái niệm về thuế?

Đầu tiên hãy đi vào khái niệm thuế trước nhé! Thực tế thì vẫn chưa có một khái niệm nào được thống nhất trên thế giới về thuế cả. Vì khi ta đứng ở mỗi góc độ kinh tế thì đều sẽ đánh giá một khái niệm khác nhau.

Tuy nhiên vẫn có một khái niệm mang tính chung và khái quát nhất, bạn thể hiểu được:

Thuế là khoản thu bắt buộc, không được bồi hoàn từ Nhà nước với các tổ chức và cá nhân. Mục đích đáp ứng lợi ích chung và các nhu cầu chi tiêu.

Bảng so sánh các loại thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp

so sánh các loại thuế

Hiện tại, luật pháp có quy định cụ thể về 7 loại thuế chính, được quy định bao gồm: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môi trường, thuế tài nguyên.

 

VAT

TTBĐ

XNK

Thu nhập doanh nghiệp

Tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân

Tài nguyên

Môi trường

Phân loại thuế

Gián thu

Gián thu

Gián thu

Trực thu

Trực thu

Gián thu

Gián thu

Mục đích

Thúc đẩy sản xuất phân phối lưu thông hàng hóa

Điều chỉnh hành vi tiêu dùng hàng hóa xa xỉ

Điều tiết các mặt hàng dịch vụ xuất và nhập khẩu trong nước.

Tăng nguồn thu ngân sách, tạo sự công bằng trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Tăng nguồn thu ngân sách, cân đối đảm bảo công bằng xã hội

Quản lý bảo vệ sử dụng tài nguyên môi trường

Thay đổi thói quen tiêu dùng có lợi với môi trường

Đối tượng

Doanh nghiệp, tổ chức

Doanh nghiệp tổ chức

Doanh nghiệp, tổ chức

Tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ hàng hóa có thu nhập chịu thuế

Cá nhân có thu nhập chịu thuế

Doanh nghiệp tổ chức

Doanh nghiệp tổ chức

Người chịu ảnh hưởng

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Tổ chức doanh nghiệp

Cá nhân

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Đầu tiên để hiểu rõ về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, bạn cần hiểu về khái niệm của chúng, các điểm giống và khác nhau. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp nhanh chóng nhất, đơn giản và dễ hiểu.

Các loại thuế mà doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải nộp

các loại thuế phải nộp

Bạn có thể xem nó rõ ràng hơn trong bảng tổng hợp ngắn gọn dưới đây nhé!

Loại thuế

Hộ kinh doanh gia đình

Doanh nghiệp

1.Thuế môn bài

Đóng theo 3 bậc doanh thu nămTrên 500 triệu: Đóng 1 triệu/nămTừ 300-500 triệu: Đóng 500.000đ/nămTừ 100-300 triệu: Đóng 300.000đ/năm

Đóng theo 3 bậc dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tưTừ 10 tỷ đồng: Đóng 3 triệu/nămDưới 10 tỷ đồng: Đóng 2 triệu/năm

2. Thuế VAT

Thu nhập từ 100 triệu trở lên phải kê khai nộp thuế

Doanh nghiệp chỉ là người kê khai đóng thuế hộ người tiêu dùng. Căn cứ theo 2 phương pháp thuế GTGT trực tiếp và thuế GTGT khấu trừ.

3. Thuế TNDN

Không phải đóng

Kê khai theo phương pháp trực tiếp hoặc khấu trừ

4. Thuế TNCN

Dưới 100 triệu đồng thu nhập được miễn thuế

Người lao động trong doanh nghiệp đóng thuế. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai đóng thuế cho người lao động.

5. Thuế tài nguyên môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt

Phải đóng nếu có khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa trong nhóm này

Phải đóng nếu có khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa trong nhóm này

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mới được ban hành sau khi thực hiện đường lối đổi mới, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sang kinh tế thị trường. Thuế đặt ra nhằm tạo sự công bằng giữa sự phân hóa thu nhập và phân chia giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. Những người có thu nhập cao thì cần có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân cao hơn. Hơn nữa, đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân, động viên những người dân có thu nhập cao hơn mức trung bình, đóng góp phần phần thu nhập vào ngân sách Nhà nước để điều tiết thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân chỉ tính trên số tiền thu nhập cá nhân cao hơn mức trung bình và sau khi đã giảm trừ gia cảnh hay các hạng mục thu nhập khác.

Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) là loại thuế trực thu nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách, tạo sự công bằng trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Và đánh vào những đối tượng tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ hàng hóa có thu nhập chịu thuế.

So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Mục

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm

Là thuế trực thu đánh vào các khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân. Mục đích điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp lao động dân cư, tạo sự công bằng về thu nhập, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Là thuế trực thu đánh vào phần thu nhập của tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp, công ty).Nhằm đảm bảo sự công bằng hợp lý giữa các ngành sản xuất của tổ chức kinh doanh sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Mục tiêu hướng tới sự thúc đẩy phát triển kinh doanh.

Điểm giống

Cùng là thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập, phát sinh từng lần hoặc khoảng thời gian xác định.Chỉ đánh vào đối tượng có thu nhập ở một mức cần đóng thuếĐều có tính phức tạp và không ổn định, quản lý thuế không hề đơn giản, gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại thuế không thường

Khác nhau

Cơ sở pháp lý

Thuế TNCN năm 2007Thuế sửa đổi TNCN năm 2012Thuế sửa đổi TNCN năm 2014

 

Đối tượng chịu thuế

Các cá nhân kinh doanh, nhân viên công ty có thu nhập chịu thuế phát sinh

Tổ chức kinh tế có thu nhập chịu thuế phát sinh

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, có chứng chỉ hành nghề (Doanh thu từ 100 triệu trở lên)Thu nhập tiền lươngThu nhập vốn đầu tư: lãi cho vay, lãi cổ tứcThu nhập từ trúng thưởng (trên 10 triệu đồng)Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sảnThu nhập từ việc bán bản quyềnThu nhập từ các khoản chứng từ thừa kế chứng khoán/các khoản vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế 

Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh về hàng hóa, dịch vụ của tổ chứcThu nhập khác: quyền sở hữu tài sản, tài sản trí tuệ, chuyển nhượng vốn/BĐS, chuyển nhượng dự án đầu tư.Thu nhập từ tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, tiền bán ngoại tệ, khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi lại được,…

So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

Điểm giống nhau:

Loại thuế hướng tới người tiêu dùng và áp dụng rộng rãi tới cả các tổ chức, cá nhân

Đối tượng chịu thuế là các sản phẩm hàng hóa dịch vụ

Mục tiêu hướng đến để tạo trật tự xã hội, tính công bằng và thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước.

Điểm khác nhau

 

Thuế Giá trị gia tăng

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Mục tiêu

Thúc đẩy phát triển và lưu thông hàng hóa

Điều tiết các hành vi tiêu dùng, sản xuất các sản phẩm dịch vụ, gia tăng ngân sách Nhà nước.

Phạm vi

Rộng rãi trên toàn kênh sản xuất và tiêu thụ lưu thông trên thị trường

Áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, có ảnh hưởng tới sức khỏe như rượu bia…

Căn cứ tính thuế

Dựa vào giá tính thuế và thuế suất:Giá tính thuế: Giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có VATThuế suất: Tùy theo các mục hàng hóa

Căn cứ vào:Giá tính thuế là giá bán ra khi chưa có các loại thuế TTĐB và GTGT.Thuế suất: tùy theo tính chất hàng hóa, loại hình kinh doanh

Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Trong mọi luật thuế đều có cơ cấu chủ thể xác định.

Có hai loại chủ thể cơ bản: Các cơ quan quản lý thuế và đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

–  Cơ quan quản lý thuế:

–  Đối tượng nộp thuế: Cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi có mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung.

  • Cá nhân tự do: tự kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.

  • Cá nhân là lao động tại đơn vị doanh nghiệp: Doanh nghiệp là người thực hiện kê khai và nộp thuế

Tổng hợp công thức tính thuế

Công thức tính thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu

Thuế XNK = Số lượng hàng hóa kê khai trên tờ hải quan x Mức thuế suất

Các mức thuế suất từ 5%, 10%, 15%.

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt

 Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Mức thuế suất

Đối với hàng hóa trong nước: 

Giá trị tính thuế = (Giá bán chưa VAT – Thuế môi trường) / ( 1 + thuế suất TTBĐ)

Đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế TTĐB

Giá trị tính thuế = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu)

Công thức tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT cần nộp = Giá trị tính thuế GTGT x Mức thuế suất

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Các khoản lỗ theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí + Các khoản thu nhập khác

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Thuế TNCN = Doanh thu x Thuế suất

Thu nhập từ tiền lương

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x  Thuế suất

Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản bảo hiểm – Các khoản được giảm trừ

Thu nhập từ đầu tư chuyển nhượng vốn

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Kết luận

Thuế là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân thể hiện trách nhiệm xã hội. Hiểu biết về thuế là điều cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Việc quản lý và kê khai thuế trong một doanh nghiệp là rất quan trọng và đòi hỏi thường cập nhật các luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất.