So sánh kinh doanh hộ gia đình và công ty TNHH một thành viên

 

Kinh doanh hộ gia đình

Cty TNHH một thành viên

Khái niệm, đặc điểm

–    Do một cá nhân là công dân VN hoặc 1 nhóm người hoặc1 hộ gia đình làm chủ

–    Không có tư cách pháp nhân

–    Không được phép phát hành cổ phiếu hay trái phiếu

–    Chịu trách nhiệm vô hạn

–   Có số lượng chủ sở hữu (thành viên) là 1. Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân

 

–   Có tư cách pháp nhân (K2 Đ73 LDN 2014)

–   Không được phát hành cổ phiếu, nhưng được phát hành trái phiếu.

–   Chịu trách nhiệm hữu hạn

Quy chế pháp lý chủ sở hữu

–    Xác lập tư cách CSH: Cá nhân và hộ gia đình đáp ứng điều kiện quy định tại K1Đ50 43/2010/NĐ-CP có quyền đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh

–   Chấm dứt hoạt động kinh doanh: do ý chí của chủ nhân (cá nhân) hoặc nguyên tắc đa số (nhóm người), bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD

–   Chủ sở hữu toàn quyền quyết định về hoạt động kinh doanh của mình.

–   Xác lập tư cách thành viên: Thành lập công ty, nhận chuyển nhượng để sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của một công ty TNHH

 

–    Chấm dứt tư cách thành viên: Chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho người khác;  thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

–   Mỗi cá nhân hay tổ chức không hạn chế về quyền làm chủ sở hữu của Cty TNHH 1 TV

–    Các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty phải thông qua cuộc họp của hội đồng thành viên

Cơ cấu tổ chức

–   Do chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định.

–   Chủ sở hữu không cần bổ nhiệm người đại diện

 

 

 

 

–    Chủ sở hữu hộ kinh doanh gánh chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình.

 

Tổ chức

Cá nhân

Theo quy định chặt chẽ của pháp luật

–    Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm mộthoặc mộtsố người đại diệntheo ủy quyền

–    Có 2 cơ cấu tổ chức quản lý

–    Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty hoặc GĐ hoặc TGĐ là người đại diện

–    Có kiểm soát viên

–   Chủ sở hữu công ty không bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền

 

–   Có 1 cơ cấu tổ chức quản lý

–   Chủ tịch công ty hoặc GĐ hoặc TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty

–   Không có KSV

Vốn và chế độ tài chính

–   Vốn

+ Chủ yếu vốn của hộ kinh doanh là tài sản riêng của chủ sở hữu

+ Hộ kinh doanh được huy động vốn, vay mượn từ cá nhân hay tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm vô hạn

–   Chế độ tài chính

+ Chủ sở hữu có toàn quyền rút vốn, ngừng kinh doanh hay chuyển nhượng tài sản của mình cho cá nhân khác.

+ Hộ kinh doanh tăng hay giảm vốn là tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh

 

–   Vốn

+ Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong 1 thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

+ Vốn huy động: vay vốn trực tiếp với các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu

–    Chế độ tài chính:

+ Chuyển nhượng vốn điều lệ – Hạn chế đối với quyền của CSH công ty:Đ66 LDN2005

+ Không được giảm vốn điều lệ

+ Tăng vốn điều lệ bằng cách đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác (trường hợp này chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên)