So sánh hai dạng nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: – Giống nhau – Khác nhau( dàn bài)

*Giống nhau:

– Cùng nghị luận về một vấn đề, tư tưởng nhất định và có đủ bố cục 3 phần của một bài văn.

*Khác nhau:

+ Khác nhau về trình tự các bước:

1) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

– Giải thích tư tưởng, đạo lý mà mình cần nghị luận ( nếu có hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao chứa tư tưởng). 

– Phân tích mặt đúng và mặt hạn chế của tư tưởng.

– Chứng minh cho tư tưởng ( lý lẽ + dẫn chứng). 

– Mở rộng vấn đề ( có thể đào sâu thêm về vấn đề tư tưởng hoặc lật ngược,…).

– Liên hệ bản thân qua hai mặt ( nhận thức và hành động).

2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

– Giới thiệu về hiện tượng đó và đồng thời nêu ra khái niệm, thực trạng. 

– Phân tích, chứng minh sâu hơn về thực trạng. 

– Nguyên nhân của thực trạng. 

– Hậu quả mà thực trạng gây ra.

– Biện pháp khắc phục thực trạng. 

– Liên hệ thực tế ở bản thân cũng như liên hệ với tất cả mọi người ( lời kêu gọi, tuyên truyền,…).