So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014 là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay: công ty cổ phần, công ty tnhh, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Tùy theo, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu nhược điểm riêng và hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập cũng khác nhau.

1,1 Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp xin chia sẽ với các bạn các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, đặc điểm của 4 loại hình doanh nghiệp hiện nay, các bạn xem bên dưới nhé.

a) Loại hình công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty cổ phần (Công ty CP) là: Một loại hình công ty, trong đó Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần.

  • Các thành viên góp vốn được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

  • Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp) 

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Cái nhìn từ phía nhà đầu tư thì loại hình doanh nghiệp này cho phép họ được chia sẻ rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Nên công ty cổ phần đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH được chia thành 2 loại hình nhỏ đó là: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.

b) Công ty TNHH 1 thành viên: 

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

c) Công ty TNHH 2 thành viên

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là doanh nghiệp, trong đó:

  2. – Số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; 

  3. – Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 

  4. – Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu.

d) Loại hình công ty hợp danh

Theo điều 177 – Chương VI – Luật Doanh Nghiệp, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. 

  • Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

     

e) Doanh nghiệp tư nhân

Theo Chương VIII-Điều 188 Luật Doanh Nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau đây:

Điều 189 quy định về vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. 

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác, đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

  • Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

  • Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. 

  • Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

>> Các bạn xem thêm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

1,2 Người đại diện theo phát luật của các loại hình doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp có giống nhau không? Hãy cùng Luật doanh nghiệp tìm hiểu nhé.

Người đại diện theo pháp luật (NĐDPL) là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có thể có một hoặc nhiều NĐDPL. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDPL được quy định chi tiết tại Điều lệ công ty. Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDPL thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định mới về cách xác định thẩm quyền và trách nhiệm của NĐDPL trong trường hợp Điều lệ công ty chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng NĐDPL, theo đó:

  • Mỗi NĐDPL của doanh nghiệp đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;

  • Tất cả người NĐDPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

a) Người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 1 thành viên

+ Trường hợp tổ chức là chủ sở hữu:

Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là NĐDPL của công ty.

+ Trường hợp cá nhân là chủ sở hữu:

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì thông thường Chủ tịch công ty sẽ là NĐDPL của công ty.

Công ty nên quy định chi tiết NĐDPL trong Điều lệ công ty, pháp luật không có quy định hạn chế hay chỉ định đối với NĐDPL của công ty TNHH MTV do cá nhân là chủ sở hữu.

b) Người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 1 thành viên trở lên  

Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là NĐDPL của công ty.

c) Người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần

Trường hợp công ty chỉ có một NĐDPL: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là NĐDPL của công ty. 

Trường hợp Điều lệ chưa có quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị là NĐDPL của công ty.

Trường hợp công ty có hơn một NĐDPL: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là NĐDPL của công ty.

d) Người đại diện theo pháp luật Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

e) Người đại diện theo pháp luật công ty hợp danh

Là các thành viên hợp danh

Trên đây là nội dung bài viết Người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được giải đáp chi tiết.