So sánh các loại hình doanh nghiệp – Naci Law
Do sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, nên chủ doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Trong bài viết này, Naci Law sẽ trình bày các điểm giống và khác nhau của từng loại hình doanh nghiệp.
1. Điểm giống nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
– Thành viên góp vốn của công ty hợp danh, Thành viên của công ty TNHH và cổ đông của công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đóng góp vào công ty.
2. Điểm khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
Tiêu chí
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
Thành viên
– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
– Từ 2 đến 50 thành viên
– Có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế.
– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
– Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân và có thể có thêm thành viên góp vốn
– Do 1 cá nhân làm chủ và mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
Trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty
Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, cổ đông công ty cổ phần chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân
Có
Có
Có
Có
Không
Quyền phát hành chứng khoán
Không được quyền phát hành cổ phiếu
Không được quyền phát hành cổ phiếu
Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào
Chuyển nhượng vốn
chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng vốn của mình cho người khác
Chuyển nhượng nội bộ hoặc chuyển nhượng cho bên ngoài nếu thành viên không mua hoặc mua không hết.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.
– Thành viên hợp danh không được quyền chuyển 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được chấp thuận của thành viên hợp danh còn lại.
Có quyền cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân.
Ban kiểm soát
Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì mô hình tổ chức có kiểm soát viên
Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập ban kiểm soát
– Gồm 3- 5 thành viên:
+ Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
+Phải có hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.
+Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty hoặc theo vốn điều lệ quy định phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán
Không có ban kiểm soát. Các thành viên công ty hợp doanh thay nhau quản lý công ty.
Không có ban kiểm soát.
Trên đây là những thông tin Naci Law muốn gửi tới quý khách hàng về một số điểm giống và khác nhau của các loại hình doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng có thêm bất kỳ thắc mắc nào về các loại hình doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ với Naci Law để được hỗ trợ và giải đáp.
NACI LAW,
Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Khu văn phòng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 4 Lô A Số 974, đường Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Luật sư Hàn Quốc: +84. 904 537 525
Luật sư Việt Nam: +84. 9789 38 505
Cam kết của Naci Law khi thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng:
-
Luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.
-
Cập nhật, thông báo tiến độ theo giai đoạn cho khách hàng.
-
Luôn tìm các phương án để hạn chế tốt nhất các rủi ro và giải quyết tận cùng nếu có các rủi ro phát sinh.
-
Hoàn lại chi phí cho khách hàng nếu đã nỗ lực nhưng không thể hoàn thành được công việc.