So sánh Thông tư 200 và Thông tư 133
Từ 01/01/2017, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trên ở Việt Nam sẽ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC. Bài viết này của TASCO sẽ giúp quý khách hàng so sánh sự giống và khác nhau của hai thông tư trên.
1. Thông tư 200 và Thông tư 133 là gì?
Thông tư 200 và Thông tư 133 là hai thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó:
▶ Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được sử dụng thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2016/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009
▶Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng thay thế cho QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngoài ra, còn có TT53/2016/TT-BTC để sửa đổi bổ sung một số điều trong thông tư 200 được ban hành năm 2014.
2. Các điểm giống nhau giữa Thông tư 200 và Thông tư 133:
Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán của doanh nghiệp: Thông tư 200 và thông tư 133 là hai thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể áp dụng Thông tư 200 và 133 khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Nguyên tắc áp dụng: Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng thông tư 200 hay thông tư 133 để phù hợp với doanh nghiệp của mình, nhưng nhất định cần có sự áp dụng nhất quán trong năm tài chính và có báo cáo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp biết; tránh tình trạng mục này áp dụng thông tư 200, mục khác lại áp dụng thông tư 133.
Chứng từ và sổ kế toán: Thông tư 200 và thông tư 133, doanh nghiệp đều được tự chủ động thiết kế mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán dựa trên những yêu của Luật kế toán và cần đảm bảo sự minh bạch, chính xác và đồng bộ.
3. So sánh tổng quát Thông tư 200 và Thông tư 133:
Thông tin
Thông tư 200
Thông tư 133
Đối tượng áp dụng
✔ Cho tất cả các doanh nghiệp
✔ Chỉ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hệ thống tài khoản và ghi nhận
✔ Có hướng dẫn chi tiết hạch toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu
✔ Không có các bút toán hướng dẫn nên doanh nghiệp phải tự vận dụng được nguyên tắc kế t oán để ghi nhận.
Báo cáo tài chinh
✔ Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính)
✔ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
✔ Bản thuyết minh BCTC
✔ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
✔ Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính)
✔ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
✔ Bản thuyết minh BCTC
✔ Báo cân đối tài khoản.
4. So sánh chi tiết Thông tư 200 và Thông tư 133:
4.1. So sánh về hệ thống tài khoản:
Hạng mục
Thông tư 200
Thông tư 133
Vàng, tiền tệ
✔ Tài khoản 1113
✔ Tài khoản 1123
✔ Doanh nghiệp vừa và nhỏ không dùng vàng để cất giữ giá trị.
Cầm cố, thế chấp, ký quỹ. ký cược
✔ Tài khoản 244
✔ Tài khoản 1386
Phải trả, phải nộp khác: Bảo hiểm thất nghiệp
✔ Tài khoản 3386
✔ Tài khoản 3385
Nhận ký quỹ, ký cược
✔ Tài khoản 344
✔ Tài khoản 3386
Phải trả về cổ phần hóa
✔ Tài khoản 3385
✔ Không có
Chênh lệch tỷ giá đối hoài
✔ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có thể có số dư cuối kỳ
✔ Không có số dư cuối kỳ
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
✔ Tài khoản 414, 417, 441, 461, 466
✔ Tài khoản 418
Chi phí bán hàng
✔ Tài khoản 641
✔ Tài khoản 6421
Chi phí quản lý doanh nghiệp
✔ Tài khoản 642
✔ Tài khoản 6422
Các khoản giảm trừ doanh thu
✔ Tài khoản 521
✔ Ghi nợ tài khoản 511
4.2. So sánh về báo cáo tài chính:
Nội dung
Thông tư 200
Thông tư 133
Hệ thống BCTC năm với doanh nghiệp hoạt động liên tục
✔ Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh BCTC; Bảng cân đối tải khoản
✔ Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
✔ Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, hệ thống báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh BCTC
✔ Bảng cân đối kế toán
✔ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN)
✔ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
✔ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Hệ thống BCTC năm với DN không hoạt động liên tục
✔ Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh báo cáo tài chính
✔ Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
✔ Bảng cân đối kế toán
✔ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
✔ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
✔ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính giữa niên độ
✔ Không quy định
✔ Quy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên
Địa điểm nộp BCTC
✔ Không được gửi báo cáo đến :
➥ DN cấp trên
➥ Cơ quan tài chính – Chỉ được gửi đến các nơi sau:
➥ Cơ quan quản lý thuế+ Cơ quan thống kế
➥ Cơ quan đăng ký kinh doanh
➥ Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)
✔ DN cấp trên
✔ Cơ quan tài chính
✔ Cơ quan quản lý thuế
✔ Cơ quan thống kế
✔ Cơ quan đăng ký kinh doanh
✔ Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)
⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
Dịch vụ đại lý thuế
Dịch vụ kế toán trọn gói
Dịch vụ quyết toán thuế TNDN
Dịch vụ lập báo cáo tài chính
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 – 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO – TRAO NIỀM TIN – NHẬN GIÁ TRỊ