So sánh TQM và ISO 9001 – Tại Việt Nam các doanh nghiệp nên chọn áp dụng ISO 9001 hay TQM?

Cùng liên quan đến quản lý chất lượng nhưng công cụ TQM và tiêu chuẩn ISO 9001 có những điểm khác biệt. Bài viết dưới đây sẽ so sánh TQM và ISO 9001, đồng thời xem xét tại Việt Nam, các doanh nghiệp nên chọn áp dụng ISO 9001 hay TQM?

Hiện nay rát nhiều doanh nghiệp/ tổ chức áp dụng hệ thống quản lý sản xuát chất lượng. Một trong số đó phải kể đến hệ thống ISO 9001 và Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Cả hai hệ thống này đều là các phương thức sản xuất hiện đại và hiệu quả đều được phát triển trên triết lý quản lý mới nên có nhiều giống và khác nhau.

So sánh TQM và ISO 9001

SO SÁNH TQM VÀ ISO 9001

 

Ví dụ: ISO 9001:2015

TQM

Định nghĩa: Là mô hình QLCL từ trên xuống dưới dựa trên các hợp đồng và nguyên tắc đề ra

Bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên trên dựa vào trách nhiệm lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng

7 điểm khác nhau:

  • Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng
  • Giảm khiếu nại của khách hàng
  • Hệ thống nhằm duy trì chất lượng
  • Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
  • Không có sản phẩm khuyết tật
  • Làm cái gì
  • Phòng thủ (không để mất cái gì đã có)
  • Sự tự nguyện của nhà sản xuất
  • Tăng cảm tình của khách hàng
  • Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng
  • Vượt lên sự mong đợi của khách hàng
  • Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất
  • Làm như thế nào?
  • Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn)

Các bước áp dụng:

1.Phân tích tình hình và hoạch định phương án

  • Lãnh đạo xác định vai trò, cam kết xây dựng và thực hiện hệ thống QLCL
  • Thành lập Ban chỉ đạo
  • Phổ biến nâng cao nhận thức về ISO 9000
  • Quyết định phạm vi áp dụng hệ thống
  • Khảo sát hệ thống kiểm soát chất lượng hiện có
  • Lập kế hoạch xây dựng hệ thống

2. Xây dựng hệ thống chất lượng

  • Đào tạo từng cấp về ISO 9000 và xây dựng văn bản
  • Viết chính sách và mục tiêu chất lượng
  • Viết các thủ tục và chỉ dẫn công việc
  • Viết sổ tay chất lượng
  • Công bố chính sách chất lượng
  • Thử nghiệm về hệ thống mới

3. Hoàn chỉnh

  • Tổ chức đánh giá nội bộ để khẳng định sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống
  • Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa

4. Xin chứng nhận

1. Nhận thức: hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM

2.Cam kết: cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên

3. Tổ chức: đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người

4. Đo lường: đánh giá về mặt định những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.

5. Hoạch định chất lượng: thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng

6. Thiết kế chất lượng: thiết kế công việc, sản phẩm và dịch vụ

7. Hệ thống quản lý chất lượng: xây dựng chính sách châas lượng, các phương pháp, thủ tục để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

8. Sử dụng các phương pháp thống kế: theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống

9. Tổ chức các nhóm chất lượng: để cải tiến và hoàn thiện công việc

10.Hợp tác giữa các nhóm

11.Đào tạo và tập huấn thường xuyên

12. Lập kế hoạch hệ thống thực hiện TQM

Bảng bên trên thể hiện sự khác nhau giữa hai hệ thống TQM (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện) và ISO 9001:2015 (Hệ thống quản lý chất lượng). Với các doanh nghiệp có đặc điểm văn hóa phương đông rất hợp với 2 mô hình này. đó là mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (phù hợp với văn hoá phương Tây) và mô hình quán lý chất lượng lấy con người làm trung tâm (phù hợp với văn hoá phương Đỏng).

Mô hình quản lý lấy con người làm trung tâm

Với triết lý quản lý lấy con người làm trung tâm vì mọi hoạt động đều có liên quan chủ yếu đến con người. Với mô hình quản lý này thì các thành viên cần được trao quyền tự quản lý, tự kiểm soát chất lượng hoạt động của mình. Trao cơ hội cho nhân viên và động viên khích lệ họ cải tiến chất lượng của quy trình.

Mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn

Với mô hình quản lý chất lượng dựa theo tiêu chuẩn thì có đặc điểm là việc kiểm soát hoạt động sẽ được văn bản hóa và gắn chặt với các quy định và yêu cầu của tiêu chuẩn. Lấy một ví dụ cho bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Biện pháp quản lý là xây dựng các văn bản và yêu cầu mọi thành viên phải triệt để tuân thú. Như vậy, có 2 hoạt động chính là xây dựng hệ chất lượng theo tiêu chuẩn và duy trì, kiểm soát hệ thống này cho phù hợp với các liêu chuẩn. Theo đó sẽ có 2 nhóm kiểm soát là người thừa hành không cần có trình độ cao và người quản lý có trách nhiệm lập quy trình và theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của người công nhân vận hành.

Việc tiêu chuẩn hoá, văn bản hoá các nhiệm vụ và quy trình thực hiện các nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi dể điều hành các hoạt động của tổ chức vốn khá phức tạp với sự tham gia cùa nhiều người, nhiều bộ phận. Việc xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm cúa từng cá nhân, từng công việc và cách thức tiến hành công việc sẽ giúp hoạt động chung của tố chức đạt hiệu quả cao và đảm bảo sản phấm có chất lượng tốt.

Mãt khác, khi văn bản hoá các hoạt động sẽ phải rà soát, xem xét một cách khách quan và rõ ràng các vấn để: phải làm gì, ớ dâu, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ riêng lẻ với toàn bộ hệ thống, mục tiêu của mỗi hoạt động trên quan điểm tổ chức là một cơ thể thống nhất. Hệ thống quản lý trở nên hữu hình. Mỗi hoạt động đều được xác định rõ nhiệm vụ, quá trình thực hiện và kết quá phải đạt được. Người quản lý sẽ có căn cứ đế kiểm tra và đánh giá xem hệ thống được thực hiện có hiệu quả không.

Góc nhìn từ các chuyên gia 

Theo góc nhìn của các chuyên gia đến từ Nhật Bản thì hệ thống ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM sẽ là những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng.

Để việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng có kết quả tốt nhất thì cần Doanh Nghiệp phải chọn lựa thật kĩ để tìm ra hệ thống phù hợp. Các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình. Theo các chuyên gia chất lượng của Nhật Bản thì isO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng.

ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yếu tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến.

TẠI VIỆT NAM CÁC DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN ÁP DỤNG ISO 9001 HAY TQM?

Việc áp dụng các hệ thống quản lý TQM hay ISO 9001 sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng nhờ đó có thể phát triển bền vững. Áp dụng TQM hay ISO 9001 đều giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho tổ chức và cho toàn xã hội. Cả ISO hay TQM đều quan tâm tới chất lượng nhưng không phải chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà nó đem lại mà còn đề cập tới các vấn đề xã hội, sức khỏe, môi trường, an sinh,…TQM và ISO 9001 đều góp phần xây dựng hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng.

Trả lời cho câu hỏi “Tại Việt Nam các doanh nghiệp nên chọn áp dụng ISO 9001 hay TQM?”, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình.

Theo các chuyên gia chất lượng của Nhật Bản thì ISO 9001 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp tác và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng.

Việc lựa chọn áp dụng TQM hay ISO 9001 cho phù hợp giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này. Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và nâng cao hiệu quả các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9001. Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9001 và sau đó hoàn thiện và nâng cao bằng TQM.

——————————————————————————————————————————————————————————————————

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: [email protected]