Sơ lược về nuôi cá cảnh

Bài viết tóm tắt sơ lược về nuôi cá cảnh, đặc biệt là nuôi trong các bể thủy sinh.

1. Bể nuôi cá cảnh

Thiết kế bể nuôi: đảm bảo bể đủ lớn để khuếch tán oxy và giải thoát khí độc ra bên ngoài và khung bể phải vững chắc để giữ bể.

Vật liệu bể nuôi: thường dùng là kính và plastic.

Vị trí đặt bể nuôi: thuận tiện việc chiếu sáng, chăm sóc, quan sát. Có thể dựa trên phong thủy.

Kích thước bể nuôi: Hình dạng và kích thước bể nuôi thay đổi linh hoạt tùy vào sở thích và không gian xung quanh. Cơ bản được dựa trên nguyên tắc chiều dài nên gấp đôi chiều rộng và chiều cao, hài hòa với cảnh vật xung quanh.

Bể
cá cảnh được làm bằng kính có giá đỡ là bệ gỗ.

2. Ánh sáng

Vai trò: làm tăng vẻ đẹp của bể, ngoài ra sử dụng đèn chiếu sáng sẽ là một phần trang trí cho bể. Ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp của thủy sinh thực vật.

Thời gian chiếu sáng: nên khoảng 8 – 15 giờ.

Các loại ánh sáng: gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong đó ánh sáng nhân tạo có ánh sáng nóng (bóng đèn tròn) và ánh sáng huỳnh quang (đèn huỳnh quang).


Bể cá sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng

3. Sục khí

Là quá trình bơm không khí hòa tan vào trong bể để tăng hàm lượng oxy cho bể nuôi. Tùy kích thước bể nuôi mà ta chọn kích cỡ và công suất máy sục khí sao cho phù hợp.


Hệ thống sục khí cung cấp oxy

4. Hệ thống sưởi: 

Hệ thống sưởi cho cá có tác dụng giữ cho nhiệt độ ở bên trong bể luôn ổn định. Đặc biệt trong những ngày thời tiết có nhiệt độ thấp vào mùa đông.

Thiết bị sưởi được đặt chìm ở trong nước, để đảm bảo nhiệt độ của bể cá, người nuôi cần lắp loại máy sưởi phù hợp.

5. Hệ thống lọc

Lọc nước là để làm sạch và tạo môi trường thuận lợi cho bể nuôi qua việc loại bỏ thức ăn dư thừa, phân, amonia.

Để chọn được loại hệ thống lọc phù hợp cần căn cứ dựa trên kích cỡ bể nuôi và loại, kích thước, số lượng cá nuôi.

Thường hệ thống lọc sẽ được đặt riêng biệt bên ngoài bể nuôi.


Các vật liệu lọc cơ học

Có 3 loại hệ thống lọc, gồm:

Lọc cơ học: lọc các vật chất vô cơ và hữu cơ có thể nhìn thấy được. Thường được dùng là: bùi nhùi, bông gòn, sứ lọc, đá nham thạch, vụn san hô,…

Lọc hóa học: dùng để hấp thu các vật chất có hại như nitrite (NO2), nitrate (NO3) và kim loại nặng ra khỏi nước. Thường dùng là: than hoạt tính, Zeolite, vôi,…

Lọc sinh học: đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các vật chất gây độc sang dạng ít độc hơn. Đặc biệt quan trọng đối với cá hơn với thực vật thủy sinh.

Thông thường sử dụng vật liệu lọc cơ học thì trong quá trình nuôi cá sẽ sinh ra các vi sinh và chúng sẽ bám lên các vật liệu cơ học. Do đó chỉ cần vật liệu cơ học đã có cả lọc cơ học và lọc sinh học.

6. Sự cân bằng sinh học trong bể nuôi

Bể nuôi tốt là bể có sự cân bằng sinh học. Cân bằng sinh học có thể hiểu nôm na là bể nuôi có cây mọc tốt, cá sống tốt và nước trong, các chỉ tiêu trong nước ổn định, ít biến đổi. Sự cân bằng này có hàm chứa cả hệ vi sinh vật.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến mất cân bằng sinh học bao gồm:

– Thiếu thực vật thủy sinh.

– Thiếu ánh sáng.

– Thừa cá.

– Thừa thức ăn.

7. Nguồn nước

Nước máy: thường nước máy sẽ đảm bảo về các chỉ tiêu chất lượng nước nhưng có chứa hàm lượng Chlorine, Fluoride do việc khử trùng trong máy nhà. Do đó để sử dụng nước máy cần làm bay hơi Chlorine, Fluoride bằng cách trữ nước ở ngoài 1 – 2 ngày trước khi sử dụng, có thể phơi dưới nắng hoặc sục khí sẽ đẩy nhanh quá trình hơn.

Nước mưa: nên sử dụng nước mưa sau 3 – 4 cơn mưa đầu, vì những cơn mưa đầu thường ô nhiễm. Ngoài ra nước mưa thường có pH thấp nên cần điều chỉnh trước khi sử dụng.

Nước giếng: nước giếng thường có hàm lượng oxy hòa tan thấp, do đó cần sục khí để tăng lượng oxy hòa tan. Đôi khi còn chứa kim loại nặng gây động cho thủy sinh vật.

8. Các chỉ tiêu chất lượng nước

Nhiệt độ: là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thủy sinh vật, tác động gián tiếp lên hàm lượng oxy hòa tan và các yếu tố khác trong môi trường nước. Thường nhiệt độ thích hợp là 20 – 30oC.

Hàm lượng Oxy hòa tan: tạo ra bởi sục khí và thủy sinh thực vật. Cung cấp oxy cho cá và các quá trình sinh hóa của vi sinh vật.

pH: là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro (H+) trong dung dịch hay còn gọi là độ acid hay bazơ. pH bằng 7 là trung tính, nhỏ hơn 7 là acid còn lớn hơn 7 là bazơ. Giá trị pH phù hợp là 6.5 – 8.5.

9. Thực vật thủy sinh


Thực vật thủy sinh đa dạng.

Vai trò: tăng vẻ đẹp cho bể (một số bể chỉ có thủy sinh thực vật), tạo môi trường gần giống với môi trường tự nhiên, tạo sự cân bằng sinh học cho bể, nơi trú ngụ của cá,…

Chọn cây trồng: 

Cây có rễ: phát triển nhanh như rong mái chèo, rau mác,…

Cây mọc nổi: bèo tấm, bèo hoa dâu,… 

Cây tạo cành giâm: bằng cách cắt những ngọn cây có rễ rồi đem trồng trong bể nuôi.

Dựa vào đặc điểm sinh sản của thủy sinh thực vật ta có thể chọn: nhân giống bằng hạt, chồi, cành giâm, tác cây, lá, chồi sinh sản,…

Cách trồng:

Đối với những cây nổi: tách thành những nhánh nhỏ hay phần phân cắt rồi thả lên mặt nước.

Đối với cây thân cứng mọc thẳng, hay cây có bộ rễ phát triển: gạt lớp đất nền, đặt cây vào và lấp đất lại; cũng có thể buộc cây vào đá hay sỏi rồi phủ lớp đất lên để tránh cây bị bật rễ hay nổi lên.

Những cây bén rễ từ thân thì chọn những thẫn gỗ buộc cây vào rồi đặt vào bể.

10. Chất nền

Phải đảm bảo: tạo ra chỗ ở cho vi sinh vật hiếu khí và kị khí, chất nền phải có kích thích vừa phải và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hay sự phát triển của cây thủy sinh.

Phân loại:

Nhóm cát nền

Nhóm đất sét và sỏi nền.

Nền nhân tạo.

11. Đá cảnh, sỏi

Đá, sỏi trang trí là thứ không thể thiếu trong bể cá cảnh, chúng không chỉ dùng để trang trí mà còn cung cấp nơi ở cho các vi khuẩn có lợi trong bể cá phát triển. Ngoài ra sỏi còn có tác dụng làm giá thể cho cây thủy sinh trong bể phát triển một cách tốt nhất.

Trên thị trường hiện nay, đá cảnh và sỏi trang trí rất đa dạng, có thể kể đến một số loại phổ biến như: Granite, Sandstone, Limestone, Lava Rock, Slate, Cobbles,… Tùy theo yêu cầu cụ thể mà người nuôi có lựa chọn phù hợp.

12. Gỗ cảnh (Gỗ lũa)

Là phần lõi cây cứng nhất còn lại sau khi cây chết. Không bị mục khi ngâm trong nước. Kích thước và khối lượng của gỗ cảnh là khác nhau và phụ thuộc vào bể nuôi. Chỉ sử dụng gỗ cảnh khi đã qua xử lý (được bán ở các cửa hàng cá cảnh).

Vai trò: tạo nét đẹp đi thiết kế bể nuôi, là nơi cây thủy sinh bám và mọc, nơi cá có thể trú ẩn và đẻ,…

Phương pháp xử lí gỗ lũa:

Bước 1: Luộc, đun sôi gỗ lũa. Nếu kích thước quá to có thể dùng nước sôi tưới lên từng phần. 

Bước 2: Nướng ở nhiệt độ 121oC

Bước 3: Rửa sạch và ngâm trong dung dịch thuốc tẩy 10% trong thời gian nhất định rồi rửa sạch lại.

Bước 4: Ngâm gỗ trong dung dịch muối rồi ngâm trong nước 2 – 3 tuần.

Một số loại gỗ lũa phổ biến:  Lũa linh Sam, Đỗ Quyên, Trà Gừng, Xương chùm

Phương pháp cố định lũa:

Buộc đá và phần dưới gỗ lũa hay dùng khoan lỗ ở phía dưới gỗ lũa rồi nhét vật nặng vào.

Có thể dùng ốc vít để liên kết gỗ lũa với vật nặng khác.

Có thể cố định bằng dây buộc vào gỗ lũa và cố định dây ở phần khác.

13. Có thể sư dụng thêm đồ trang trí (tiểu cảnh)

Hồ cá còn được kết hợp với đài phun nước hoặc tường nước, tiểu cảnh, những vật trang trí nhỏ,… để mang đến cảnh quan sống động hơn.

Đồ trang trí bể cá vô cùng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, vật liệu, giá cả… Người nuôi có thể tìm mua theo sở thích của mình ở bất kỳ tiệm bán cá cảnh nào.

14. Thiết kế bể cá cảnh

Lên ý tưởng cho hồ cá: ý tưởng xuất phát từ sự sáng tạo, sau đó thì phác thảo ý tưởng và chọn hồ, loại cây, loại cá cũng như các tiểu cảnh trang trí phù hợp.

Bố cục: đảm bảo tạo chiều sâu cho bể cá; các tiêu điểm chính rõ ràng, nổi bật. Sử dụng cây có kích thước lá và màu sắc khác nhau, những cây mọc thấp trồng ở trước. Ở phía sau và giữa có thể trồng cây cao dần hoặc sử dụng đá, gỗ lũa để trang trí.

Chuẩn bị các thiết bị phụ kiện phù hợp với ý tưởng. 

Thứ tự thiết kế:

Bước 1: Chọn khung giá đỡ, loại bể cá.

Bước 2: Dùng bút vẽ thiết kế ranh giới các khu vực thiết kế.

Bước 3: đầu tiền ta đổ cát nền, rồi phủ lên phần phân nền, sau đó thì thêm sỏi mịn rải đều ở trên.

Bước 4: sắp xếp các tiểu cảnh, lắp đạt hệ thống sục khí, hệ thống nhiệt và lọc nước cho bể.

Bước 5: Cho nước vào bể 

Cần chú ý khi cho nước vào bể:

Cấp nước lần đầu: lót một tấm bạt hoặc nilon rồi cho nước vào tránh áp lực nước làm xáo trộn bố cục hay đục nước. sau 2 – 3 ngày thì rút một phần nước và thay nước tiếp 3 – 4 lần.

Cấp nước lần 2: cấp khoảng 15 -20 cm rồi dùng nhíp trồng cây sẽ dễ dàng hơn. Sắp xếp vị trí và mật độ cây trồng vừa phải phù hợp tổng thể. Thứ tự trồng cây là trồng cây tiêu điểm, cây nhỏ, cây trung rồi tới cây lớn.

Cấp nước lần cuối: thao tác như cấp lần đầu, nhưng thêm nước vào đúng mực nước của bể. Loại bỏ các phần cây nổi lên.