Sò lụa: Đặc điểm sinh học và những lợi ích cho sức khỏe

Bạn có biết về sò lụa, một loại thực phẩm có hương vị tuyệt vời hay không? Nếu ai đã một lần thưởng thức món ăn được làm từ chúng chắc chắn sẽ rất khó quên. Nhưng không phải ai cũng biết về đặc điểm và những tác dụng của loài sò này đối với sức khỏe. Hãy tìm hiểu ngay những thông tin đó ở bài viết dưới đây nhé. 

Sò lụa là gì?

Sò lụa là loài động vật có hai mảnh vỏ thuộc họ sò và thường sinh sống ở đáy của lớp cát bùn ven bờ. Vỏ sò có hình oval dài, láng bóng có nhiều vân họa tiết ở khắp mặt vỏ. Màu sắc bên ngoài của chúng hơi vàng nhạt, bên trong màu trắng rất đẹp mắt.

Ở Việt Nam, sò lụa sống nhiều ở các vùng miền có nhiều bùn cát biển như Rạch Giá – Kiên Giang, Hà Tiên, Phú Yên và cả Bình Thuận. Loại sò này còn có hai loại đó là loại thịt màu trắng và loại thịt màu đỏ, loại thịt đỏ ít hơn và phổ biến hơn cả vẫn là sò có thịt màu trắng. Hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng trong việc buôn bán hải sản và tiếp đón khách du lịch. Ngoài ra còn chế biến đông lạnh để xuất khẩu sang nước ngoài.

Sò lụa thường sống ở vùng nhiều bùn cát biểnSò lụa thường sống ở vùng nhiều bùn cát biển

Đặc điểm sinh học

Vỏ sò lụa trơn, nhẵn bóng và có nhiều hình vân chữ họa tiết rất đặc biệt chứ không nổi vân như sò huyết. Mặt ngoài của sò màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng có độ dai, khi nấu lên có mùi vị ngọt thơm đặc biệt . Mỗi con sò trưởng thành có chiều dài khoảng 50 đến 65mm, cao khoảng 25 đến 30mm và rộng 15-20mm. 

Vỏ sò lụa tương đối bỏng, có hình bầu dục dài khoảng 54mm, cao 300mm và rộng 16mm, khoảng cách từ đỉnh vỏ đến mép sau bằng 1,5 lần khoảng cách từ đỉnh vỏ đến méo trước. Phần vỏ láng bóng, các vòng sinh trưởng sắp xếp sát nhau và có nhiều phóng xạ màu tím theo dạng hình lưới.

Ở nước ta, sò lụa được phân bố ở các khu vực ven biển miền Trung Nam bộ, chúng tập trung ở vùng biển nông hoặc đáy bùn cát. Vào mùa ngư dân thường đánh bắt bằng cách cào nghêu hoặc lặn bắt để có được sản vật quý giá từ thiên nhiên ban tặng. Chính vì vậy mỗi khi khách du lịch đến với vùng biển đều không thể nào quên thưởng thức món ngon từ loại sò này.

Hàm lượng dinh dưỡng 

Sò lụa chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người nên được rất nhiều người ưa chuộng dùng làm thực phẩm bổ sung dưỡng chất. Trong thịt của loại sò này chứ tới 10,8% protein, 4,65% cacbuahydro, 1,6% Lipit, các vitamin như A, B1, B2 cùng nhiều sắt, phốt pho,…Đây đều là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, cung cấp năng lượng dồi dào và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh hiệu quả.

Gần đây nhiều người rất quan tâm đến câu hỏi sò lụa có độc hay không? Muốn biết câu trả lời để an tâm sử dụng và chế biến sò. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học xác định rằng trong loại sò này không hề có độc và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của người ăn. Do đó bạn có thể thoải mái thưởng thức món hải sản đặc biệt này tự do với sở thích của mình.

Trong sò chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏeTrong sò chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Ăn sò lụa mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Rất nhiều người thích ăn sò lụa bởi độ thơm ngon và đậm đà của hương vị biển đặc trưng. Với mức giá phải chăng rất phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình Việt để mang lại nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Cùng điểm qua các tác dụng của sò lụa mang đến cho cơ thể nhé!

Tốt cho não bộ

Bởi vì trong sò lụa có chứa nhiều Protein và nhiều chất béo không no, kèm với nhiều vitamin cần thiết. Đây đều là nguồn dinh dưỡng cao rất tốt cho não bộ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Khi ăn lượng dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ các dây thần kinh hoạt động tốt hơn để trí óc phát triển tốt hơn. Trẻ em thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn rất nhiều. Phụ huynh có thể nấu cháo sò lụa hoặc băm nhỏ thịt trong bữa ăn của con.

Rất tốt cho xương khớp

Sò lụa giúp duy trì các mô luôn khỏe mạnh nhờ vào hàm lượng axit amin và protein cao có trong thịt sò. Không những thế, các chất này còn giúp nuôi dưỡng sụn và xương khớp để có một hệ xương dẻo dai và khỏe mạnh. Loại hải sản này nếu dùng để tẩm bổ cho người già sẽ rất hiệu quả, bởi vì thường gặp các vấn đề về xương. Tùy vào khẩu vị của từng người có thể chế biến sao cho phù hợp nhất.

Tốt cho hệ tim mạch

Một trong những tác dụng nổi bật của sò lụa đó là tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường hoạt động của cơ tim nhờ vào các vitamin B12 và omega-3 cùng nhiều dưỡng chất khác. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, máu lưu thông đến tim mạch dễ dàng hơn. Đặc biệt đối với những người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh liên quan nên đưa thực phẩm này vào bữa ăn hợp lý.

Bổ sung thực phẩm sò lụa vào chế độ ăn hợp lý để bảo vệ sức khỏeBổ sung thực phẩm sò lụa vào chế độ ăn hợp lý để bảo vệ sức khỏe

Bà bầu có nên ăn sò lụa không?

Với hàm lượng dinh dưỡng nhồi dào như kẽm, sắt, canxi, vitamin và các khoáng chất, sò lụa được chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ăn. Bởi vì rất tốt cho giai đoạn phát triển xương, răng và não bộ của em bé và chỉ nên ăn 2 đến 3 lần mỗi tháng. Đặc biệt cần sơ chế và nấu kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt nhất nên ăn đúng theo liều lượng bác sĩ theo dõi đưa ra.

Để dễ ăn hơn, mẹ bầu có thể sơ chế phần thịt và nấu cháo, nhất là với những người bị ốm nghén. Sò lụa có mùi thơm dịu rất dễ ăn nên mẹ bầu không lo sẽ khó ăn, hơn nữa còn không có nhiều chất béo nên không gây tăng cân quá mạnh. Ăn đúng liều lượng mỗi ngày để giúp cả mẹ và cả con đều khỏe mạnh.

Lưu ý khi ăn nghêu lụa

Sò lụa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng cần phải chế biến và vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ để lại vi khuẩn trong bùn cát. Ngoài ra cũng cần tìm địa chỉ uy tín để mua như các cửa hàng hải sản, chọn điểm bán lâu năm để tự tay lựa chọn những con sò còn tươi sống.

Không nên lạm dụng sò lụa mà ăn quá nhiều trong tuần, chỉ nên ăn từ 2 đến 3 ngày mỗi tuần và với lượng vừa phải. Nếu không sẽ gây dư thừa chất đạm hoặc nhiều ảnh hưởng không tốt. Đối với những người bị mắc các bệnh dị ứng với hải sản cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Sò lụa làm món gì thì ngon nhất? 

Sò lụa có thể chế biến thành nhiều món ăn phổ biến và rất đơn giản. Bạn có thể tự nấu những món ăn dưới đây cho cả gia đình cùng thưởng thức. Nhưng điều trước tiên đó là bạn cần biết cách làm sạch, sơ chế sò lụa.

Sau khi mua sò lụa về, thì bạn cho sò ngân trong nước, sau đó thì cắt thêm 1 trái ớt bỏ vào nước ngâm để sò tự động nhả hết bùn đất hay chất nhờn ra. Sau khi ngâm trong thời gian 30 phút thì bạn vớt ra, rửa sạch sò là có thể sử dụng rồi nhé!

Sò xào sa tế tỏi

Đây là món ăn vô cùng hấp dẫn và thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị sả, cà rốt, sò lụa, sa tế tôm, tỏi và những nguyên liệu như hành tím, gừng, rau thơm, các gia vị thông thường. Chỉ cần những nguyên liệu trên có thể nấu thành món sò lụa xào sa tế tỏi đơn giản bằng cách luộc sò lên sau đó vớt ra và phi thơm cùng các gia vị đã chuẩn bị. 

Sò có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫnSò có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn

Có thể bạn quan tâm:

Sò hấp sả

Sò lụa hấp sả cũng là một trong những món ăn phổ biến, nhất là ở các nhà hàng hoặc quán ăn hải sản. Món luộc sẽ giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng của sò. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch sò, cho vào nồi cùng bia và cho gia vị như đường, hạt nêm vào và hấp trong vòng 5 phút. Đến khi sò nở là đã chín và có thể vớt ra để thưởng thức.

Sò lụa xào bơ tỏi

Đây cũng là một trong những món ăn về sò lụa được nhiều thực khách ưa thích. Bạn bắt chảo nóng rồi cho bơ và tỏi vào để xào đến khi thơm vàng, sau đó đổ sò đã sơ chế trước đó vào bếp xào. Tiếp đến nêm nếm 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm và đảo đến khi sò há miệng thì có thể tắt bếp. Bày ra dĩa, trang trí thêm là có ngay món sò lụa xào bơ tỏi thơm ngon nha.

Những chia sẻ về bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về sò lụa. Đây là một loại hải sản có rất nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua nhé.