Số doanh nghiệp phá sản năm 2020 tăng cao – Dịch vụ phá sản

5

/

5

(

3

bình chọn

)

101 nghìn là số doanh nghiệp Việt Nam giải thể, tạm ngừng hoạt động ghi nhận ở mức kỷ lục. Điều này gây nên làn sóng phá sản doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ diễn ra nhiều năm trở lại đây. Thương trường khắc nghiệt khiến cho số doanh nghiệp bị phá sản là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam cũng như thế giới tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ, điều đó dẫn tới số doanh nghiệp phá sản năm 2020 tăng cao.

1. Thế nào là doanh nghiệp bị phá sản?

Thế nào là doanh nghiệp bị phá sản

Theo Điều 4 Luật phá sản 2014 nêu rõ như sau:

“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

2. Số doanh nghiệp phá sản năm 2020 tăng lên chóng mặt.

Số doanh nghiệp phá sản 2020 tăng lên chóng mặt

Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam có đến 101.700 trường hợp giải thể doanh nghiệp, tăng 13,9% so với năm ngoái. Trong đó:

– Có 46,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2%.

– Gần 37,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 13,8%.

– Gần 17,5 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7%.

Như vậy, tổng số doanh nghiệp chờ phá sản và đã hoàn tất thủ tục phá sản lên đến 55.200 doanh nghiệp, tương dương với trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.

Số doanh nghiệp phá sản năm 2020 gia tăng trong thời điểm hiện nay đã phản ánh sự khó khăn của điều kiện sản xuất, kinh doanh. Dẫn đến tổng cầu một số ngành đã và đang giảm sâu do tác động của đại dịch Covid-19.

3. Doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm

Không chỉ số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và hoàn tất giải thể tăng mạnh mà số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm đi nhanh chóng. Cụ thể, trong tháng 12/2020, cả nước có:

– Gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 356,8 nghìn tỷ đồng

– Số lao động đăng ký là 73 nghìn lao động, giảm 18,4% về số doanh nghiệp, tăng 25,3% về vốn đăng ký và giảm 39% về số lao động so với tháng trước. 

Tính chung năm 2020, cả nước có

– 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 2.235,6 nghìn tỷ đồng

– Tổng số lao động đăng ký là 1.043 nghìn lao động, giảm 2,3% về số doanh nghiệp, tăng 29,2% về vốn đăng ký và giảm 16,9% về số lao động so với năm trước.

Điều này góp phần gia tăng số doanh nghiệp phá sản năm 2020.

4. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Nhiều công ty tiến hành giải thể dẫn đến con số doanh nghiệp năm 2020 phá sản gia tăng. Có 04 trường hợp giải thể, căn cứ vào Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, gồm:

– Doanh nghiệp không quyết định qua hạn thêm khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty;

– Theo nghị quyết, quyết định của:

  • Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân,
  • Của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh,
  • Của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,
  • Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Trong thời hạn 06 tháng liên tục, công ty không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Khi doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác).

Có 2 hình thức chính khi doanh nghiệp tiến hành giải thể:

– Giải thể tự nguyện;

– Giải thể bắt buộc (Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Cụ thể, chủ doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi hoàn tất thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan trọng tài hay Tòa án. Nhìn chung, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan như: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh,…

5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

Số doanh nghiệp giải thể tăng cao. Hơn ai hết, AZTAX hiểu được sự khó khăn của công ty trong giai đoạn này. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh, giải thể, tạm ngừng doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu dịch vụ. AZTAX sẽ hướng dẫn những thông tin cần biết khi thực hiện giải thể doanh nghiệp, cũng như những hồ sơ quan trọng cần chuẩn bị khi tiến hành thủ tục.

Tham khảo ngay dịch vụ của AZTAX tại: Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ thực hiện thủ tục? Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được tư vấn 24/24 một cách miễn phí và nhanh chóng.