Sơ đồ tư duy bài thơ việt bắc ( Nhà Thơ Tố Hữu ) – svnckh
Sơ đồ tư duy bài thơ việt bắc. Với nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, … của bài thơ việt bắc, chúng tôi nhằm mục đích giúp các em học sinh hiểu và hệ thống hóa kiến thức một cách ngắn gọn, xúc tích bằng sơ đồ tư duy. Cùng tìm hiểu với chúng tôi ở những thông tin dưới đây bằng sơ đồ tư duy.
Tiểu sử nhà thơ Tố Hữu
1. Tác giả
– Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
– Quê Thừa Thiên Huế.
– Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, thuở nhỏ được cha mẹ dạy làm thơ và thấm nhuần tinh hoa ca dao dân ca xứ Huế.
– Năm 1938 được kết nạp vào Đảng cộng sản.
– Năm 1939 bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên và nhiều nhà tù khác ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
– Năm 1942, vượt ngục trở về lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
– Cách mạng tháng 8/1945, làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
– Năm 1946 – 1986, liên tục giữ những trọng trách trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta.
– Năm 1996, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tìm hiểu thêm : Phân tích bài thơ việt bắc của tố hữu
2. Đường cách mạng đường thơ
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Ông để lại 7 tập thơ chia làm 5 chặng:
2.1. Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1986) gồm 3 phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”
– Là tiếng hát say mê của người thanh niên yêu lý tưởng, yêu tự do, gắn bó với quần chúng lao khổ, quyết đi theo cách mạng với một niềm tin vững chắc. (“Từ ấy”, “Tâm tư trong tù”, “Vui bất tuyệt” …).
2.2. Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954):
– Là tiếng ca hùng tráng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ca ngợi nhân dân anh hùng, ca ngợi Đảng, Bác, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tinh thần quốc tế vô sản… (“Lượm”, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, “Ta đi tới”, “Việc Bắc” …).
2.3. Tập thơ gió lộng (1955 – 1961):
– Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới Xã hội chủ nghĩa, ca ngợi Đảng, Bác Hồ thể hiện nỗi đau đất nước bị chia cắt, cổ vũ tinh thần đấu tranh thống nhất nước nhà, ca ngợi tình hữu nghị quốc tế vô sản… (“Mẹ Tơm”, “Bài ca mùa xuân 1961”, “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, “Người con gái Việt Nam” …)
2.4. Hai tập thơ “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977):
– Là khúc ca ra trận chống Mỹ cứu nước, là lời ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và niềm vui nước nhà thống nhất… (“Bác ơi”, “Theo chân Bác”, “Nước non ngàn dặm” ….)
2.5. Hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
– Là những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về lẽ sống, về cuộc đời và con người.
III. Phong cách thơ Tố Hữu
1. Về nội dung
* Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
– Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
* Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn.
– Đề tài sáng tác là những sự kiện chính trị lớn của đất nước.
– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc.
– Nhân vật trữ tình kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
* Giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình, rất tự nhiên, ngọt ngào, đằm thắm, chân thành
– Hồn thơ ông có cội nguồn từ chất Huế dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, hướng đến đồng bào, đồng chí mà nhắn nhủ, giãi bày.
2. Về nghệ thuật:
* Thơ Tố Hữu đậm đà, tính dân tộc: Thể hiện ở thơ thể, thơ và ngôn ngữ.
– Thể thơ: vận dụng thành công thể thơ truyền thống dân tộc, tiếp thu những tinh hoa phong trào thơ mới, thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại.
– Ngôn ngữ: dùng từ ngữ và cách nói quen thuộc trong dân gian; phát huy cao độ nhạc điệu phong phú của Tiếng Việ; sử dụng thành thạo các từ láy, thanh điệu, các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ ngữ…
Kết luận: Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của dân tộc. Với những tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu xứng đáng là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Tìm hiểu thêm : Phân tích đoạn thơ mình về mình có nhớ ta
Sơ đồ tư duy bài thơ Việt Bắc
Sơ đồ tư duy bài thơ việt bắc Mẫu 1
Sơ đồ tư duy bài thơ việt bắc Mẫu 2
Sơ đồ tư duy bài thơ việt bắc Mẫu 3